Đề cương ôn tập Tuần 24 đến 27 môn Sinh học Lớp 7 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Các cơ quan dinh dưỡng

1. Tiêu hoá

+ Ống tiêu hoá: miệng, thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ (mề), ruột, lỗ huyệt.

+ Tuyến tiêu hoá: gan, mật tuỵ

- Hệ tiêu hoá có cấu tạo hoàn chỉnh hơn bò sát nên có tốc độ tiêu hoá cao hơn.

2. Tuần hoàn

- Tim 4 ngăn , (2 tâm thất, 2 tâm nhĩ), 2 vòng tuần hoàn.

- Máu đi nuôi cơ thể giàu oxi (máu đỏ tươi).

docx 5 trang Khánh Hội 17/05/2023 1680
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Tuần 24 đến 27 môn Sinh học Lớp 7 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Tuần 24 đến 27 môn Sinh học Lớp 7 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Đề cương ôn tập Tuần 24 đến 27 môn Sinh học Lớp 7 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 7
Bài 43. CẤU TẠO TRONG CỦA CHIM BỒ CÂU
I. Các cơ quan dinh dưỡng
1. Tiêu hoá
+ Ống tiêu hoá: miệng, thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ (mề), ruột, lỗ huyệt.
+ Tuyến tiêu hoá: gan, mật tuỵ
- Hệ tiêu hoá có cấu tạo hoàn chỉnh hơn bò sát nên có tốc độ tiêu hoá cao hơn.
2. Tuần hoàn
- Tim 4 ngăn , (2 tâm thất, 2 tâm nhĩ), 2 vòng tuần hoàn.
- Máu đi nuôi cơ thể giàu oxi (máu đỏ tươi).
3. Hô hấp
- Phổi có mạng ống khí dày đặc và một số ống khí thông với túi khí tạo nên bề mặt trao đổi khí rộng.
- Trao đổi khí:
+ Khi bay do túi khí.
+ Khi đậu do phổi.
4. Bài tiết và sinh dục
- Bài tiết:
+ Thận sau
+ Không có bóng đái.
+ Nước tiểu thải ra ngoài cùng phân.
- Sinh dục:
+ Con đực: 1 đôi tinh hoàn.
+ Con cái: buồng trứng trái phát triển.
+ Thụ tinh trong.
II. Thần kinh và giác quan :
- Bộ não phát triển:
+ Não trước lớn.
+ Tiểu não có nhiều nếp nhăn.
+ Não giữa có 2 thuỳ thị giác.
- Giác quan:
+ Mắt tinh có mí thứ 3 mỏng.
+ Tai có ống tai ngoài.
Bài 44: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP CHIM
I. Các nhóm chim: - Lớp Chim rất đa dạng: có khoảng 9600 loài, chia làm 27 bộ. Ở VN phát hiện 830 loài, chia làm 3 nhóm sinh thái lớn :
+ Nhóm chim chạy
Đại diện: Chim đà điểu phi
+ Nhóm chim bơi
Đại diện: Chim cánh cụt
+ Nhóm chim bay
Đại diện: Gà, vịt cú mèo, ...
- Lối sống và môi trường sống phong phú.
II. Đặc điểm chung của chim
- Mình có lông vũ bao phủ.
- Chi trước biến đổi thành cánh.
- Có mỏ sừng.
- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp.
- Tim 4 ngăn máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
- Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
- Là động vật hằng nhiệt.
III. Vai trò của chim
- Lợi ích:
+ Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm.
+ Cung cấp thực phẩm.
+ Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh.
+ Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch.
+ Giúp phát tán cây rừng.
- Có hại:
+ Ăn hạt, quả, cá
+ Là động vật trung gian truyền bệnh.
Bài 45: THỰC HÀNH
	XEM BĂNG HÌNH VỀ ĐỜI SỐNG VÀ TẬP TÍNH CỦA CHIM
1. Yêu cầu
+ Theo nội dung trong băng hình
+ Tóm tắc nội dung đã xem
+ Giữ trật tự trong giờ học
2. Xem nội dung băng hình
Yêu cầu quan sát:
+ Cách di chuyển
+ Cách kiếm ăn
+ Các giai đoạn trong quá trình sinh sản
3. Thu hoạch
- Nội dung yêu cầu thảo luận:
+ kể tên những động vật đã quan sát được 
+ Những hình thức di chuyển của chim
+ kể tên các loại mồi và cách kiêm ăn đặc trưng của từng loài.
+ Nêu những đặc diểm khác nhau giữa chim trống và chim mái
+ Nêu những tập tính của chim
+ Ngoài những tập tính trong phiếu học tập em còn phát hiện tập tính nào khác?
 Bài 46: THỎ
I. Đời sống và sinh sản:
 1. Đời sống:
- Thỏ hoang sống ở ven rừng và bụi rậm.
- Thỏ sống đào hang, lẩn trốn kẻ thù bằng cách nhảy cả hai chân sau.
- Thức ăn của thỏ là cỏ, lá cây, kiếm ăn về chiều hay ban đêm và ăn bằng cách gặm nhấm.
- Thỏ là động vật hằng nhiệt.
 2. sinh sản:
- Thụ tinh trong, thai phát trong tử cung của thỏ mẹ.
- Có nhau thai gọi là hiện tượng thai sinh.
- Con non yếu, được nuôi bằng sữa mẹ.
II. Cấu tạo ngoài và di chuyển
 1. Cấu tạo ngoài
 Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính trốn kẻ thù:
 - Bộ lông mao: dày xốp
 - Chi trước: ngắn
 - Chi sau: dài khoẻ
 - Mũi: thính 
 - Lông xúc giác: cảm giác xúc giác nhanh
 - Tai: thính
 - Vành tai: lớn dài cử động được theo các phaí
 2. Di chuyển:
Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời 2 chân sau.
Bài 47 : CẤU TẠO TRONG CỦA THỎ
I. Bộ xương và hệ cơ: 
1) Bộ xương:
 Gồm nhiều xương khớp với nhau có tác dụng định hình, nâng đỡ, bảo vệ và vận động của cơ thể.
2) Hệ cơ:
- Cơ vận động phát triển.
- Cơ hoành và cơ liên sườn tham gia hô hấp.
II. Các cơ quan dinh dưỡng:
1) Tiêu hóa:
- Răng phân hóa: răng cửa sắc thường xuyên mọc dài ra, răng hàm kiểu nghiền, thiếu răng nanh.
- Manh tràng lớn tiêu hóa xenlulôzơ.
2) Tuần hoàn và hô hấp:
 Tuần hoàn:
- Tim 4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất.
- 2 vòng tuần hòan.
- Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
 Hô hấp:
- Gồm khí quản, phế quản và phổi.
- Sự thông khí nhờ sự co dãn của cơ hòanh và cơ liên sườn.
3) Bài tiết:
- Ở khoang bụng, sát sống lưng.
- 2 thận sau cấu tạo tiến hóa nhất -> lọc máu, thải nước tiểu.
III. Thần kinh và giác quan:
- Bộ não: bán cầu não lớn, tiểu não có nhiều khúc cuộn => hình thành các phản xạ và cử động phức tạp ở thỏ.
- Giác quan: 
+ Tai thính, có vành tai ngoài.
+ Mũi có lông xúc giác thính
Bài 48: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
BỘ THÚ HUYỆT, BỘ THÚ TÚI
I-Đa dạng của lớp thú
- Lớp thú có số lượng loài rất lớn (khoảng 4600 loài), sống ở khắp mọi nơi.
- Phân chia lớp thú dựa vào đặc điểm sinh sản, bộ răng, chi
II. Bộ thú huyệt:
- Đại diện: Thú mỏ vịt
- Nơi sống vừa ở nước ngọt vừa ở cạn (Châu Đại Dương)
- Đặc điểm cấu tạo: mỏ gống mỏ vịt, lông rậm, mịn không thấm nước, chân có màng bơi.
- Sinh sản: Thú cái đẻ trứng, có tuyến sữa nhưng chưa có núm vú.
III. Bộ thú túi :
- Đại diện : Kanguru
- Đời sống : Kangru sống ở đồng cỏ Châu Đại Dương
- Chi sau dài khoẻ, đuôi dài.
- Đẻ con rất nhỏ, thú mẹ có núm vú, bú sữa thụ động
BÀI 49: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tiếp theo)
 BỘ DƠI VÀ BỘ CÁ VOI
I. Bộ dơi:
- Đại diện : dơi ăn quả, dơi ăn sâu bọ
+ Chi trước: Biến đổi thành cánh da mỏng mềm nối liền thân, chi sau và đuôi.
+ Chi sau: ngắn, yếu
+ Đuôi: ngắn.
+ Di chuyển: bay thoăn thoắt.
+ Thức ăn: Sâu bọ, quả cây.
+ Răng : các răng đều nhọn.
+ Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
- Bộ dơi thích nghi hoàn toàn đời sống bay lượn.
- Vai trò : Làm thực phẩm, làm phân bón, ăn sâu bọ có hại,,.. tuy nhiên cũng có một số loại ăn quả làm giảm năng suất cây trồng
II. Bộ cá voi:
- Đại diện bộ cá voi là: cá voi xanh, cá heo.
- Bộ cá voi thíng nghi với đời sống hoàn toàn dưới nước: 
+ Cơ thể: hình thoi, có lớp mở dày dới da, cổ rất ngắn
+ Chi trước biến thành vây bơi có các xương (cánh tay, ống tay ngắn, ngón tay dài.
+ Chi sau: tiêu giảm.
+ Đuôi: nằm ngang
+Di chuyển: bơi, uốn mình theo chiều dọc.
 + Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Bài 50: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tiếp theo)
BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT
I. Bộ ăn sâu bọ:
- Đại diện bộ thú ăn sâu bọ là: chuột chù và chuột chũi.
 Bộ ăn sâu bọ thích nghi hoàn toàn đời sống ăn sâu bọ.
+ Răng: các răng đều nhọn.
+ Mắt kém phát triển, khứu giác phát triển, có lông xúc giác trên mõm.
+ Cách bắt mồi: đào bới và tìm mồi.
+ Thức ăn: động vật nhỏ. 
+ Đời sống: đơn độc (trừ thời gian sinh sản).
II. Bộ gặm nhấm
- Đại diện bộ gặm nhấm là: chuột đồng, sóc, nhím.
- Bộ gặm nhấm đa dạng vì: số lượng loài lớn, thích nghi chế độ gặm nhấm.
- Răng: không có răng nanh, răng cửa lớn sắc và có khoảng trống hàm.
III. Bộ ăn thịt
- Đại diện bộ ăn thịt là: mèo, hổ, báo
- Răng:
 + Răng cửa: ngắn sắc để róc xương
 + Răng nanh: lớn, dài, nhọn để xé mồi
 + Răng hàm dẹp và sắc để cắt và nghiền mồi.
- Cách bắt môi: rình và rược đuổi.
- Các ngón chân: có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_tuan_24_den_27_mon_sinh_hoc_lop_7_truong_thc.docx