Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 27 môn Giáo dục công dân Lớp 6 (VNEN) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt
Câu 1. Để đảm bảo an toàn khi đi đường ta phải làm gì?
Ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tìn hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường rào bảo vệ, hàng rào chắn.
Câu 2. Hãy cho biết một số tín hiệu giao thông:
a) Đèn tín hiệu giao thông:
- Đèn xanh: Được đi
- Đèn đỏ: Cấm đi.
- Đèn vàng: Đi chậm lại.
b) Các loại biển báo thông dụng:
- Biển báo cấm: Hình tròn, nền màu trắng, có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm.
- Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền màu vàng, có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.
- Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành.
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 27 môn Giáo dục công dân Lớp 6 (VNEN) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 27 môn Giáo dục công dân Lớp 6 (VNEN) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt
ĐỀ CƯƠNG GDCD 6 VNEN TỪ TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 27 2019-2020 Câu 1. Để đảm bảo an toàn khi đi đường ta phải làm gì? Ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tìn hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường rào bảo vệ, hàng rào chắn. Câu 2. Hãy cho biết một số tín hiệu giao thông: a) Đèn tín hiệu giao thông: - Đèn xanh: Được đi - Đèn đỏ: Cấm đi. - Đèn vàng: Đi chậm lại. b) Các loại biển báo thông dụng: - Biển báo cấm: Hình tròn, nền màu trắng, có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm. - Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền màu vàng, có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng. - Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành. Câu 3. Nêu một số quy định về đi đường? - Đối với người đi bộ: + Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường, trường hợp đường không có hề phố, lề đường thì phải đi sát mép đường. + Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. - Đối với người đi xe đạp: + Không dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng, không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác. + Không sử dụng ô, điện thoại di động, không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, mang vác và chở vật cồng kềnh, không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh. - Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe máy, đủ 16 tuổi lái xe máy có dung tích xilanh 50 cm3 - Đối với đường sắt: + Không chăn thả trâu bò, gia súc hoặc chơi đùa trên đường sắt. + Không thò đầu, chân, tay ra ngoài khi tàu đang chạy. + Không ném đất đá và các vật nguy hiểm lên tàu và từ tàu xuống. Câu 4. Thực hiện trật tự an toàn giao thông có ý nghĩa như thế nào? - Bảo đảm an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả đau lòng cho bản thân và mọi người. - Bảo đảm cho giao thông được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong giao thông, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội. Câu 5. Thế nào là hoà bình, bảo vệ hòa bình? - Hòa bình: là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia-dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại. - Bảo vệ hòa bình: là làm mọi việc để bảo vệ, giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên; là dung thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang. Câu 6. Biểu hiện của lòng yêu hoà bình là gì? - Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác,... - Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn,.. Câu 7. Công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời vào năm nào? Việt Nam kí và phê chuẩn công ước vào năm nào? - Năm 1989 công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời. - Năm 1990 Việt nam kí và phê chuẩn công ước. - Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần, có 54 điều và được chia làm 4 nhóm quyền đó là những nhóm quyền nào? Nêu nội dung của mỗi nhóm quyền? + Nhóm quyền sống còn. + Nhóm quyền bảo vệ. + Nhóm quyền phát triển. + Nhóm quyền tham gia. Câu 8. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có ý nghĩa gì? - Đối với trẻ em: Trẻ em được sống hạnh phúc, được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ, do đó được phát triển đầy đủ. - Đối với thế giới: Trẻ em là chủ nhân của thế giới tương lại, trẻ em được phát triển đầy đủ sẽ xây dựng nên một thế giới tương lại tốt đẹp, văn minh, tiến bộ. Câu 9. Bổn phận của trẻ em là gì? Mỗi chúng ta cần phải biết tự bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác và phải thực hiện tốt bổn phận của mình. Câu 10. Tình huống: Các bạn Liên, Tú, Hoàng đi xe đạp hàng ba, vừa đi vừa nói chuyện, cười đùa. Gần đến ngã tư, chưa tới vạch dừng thì đèn vàng bật sáng. Liên vừa đạp xe nhanh, vừa giục các bạn, Tú cũng vội vàng đạp xe theo Liên. Hoàng muốn ngăn các bạn lại nhưng không kịp. 1/Em hãy nhận xét hành vi đi đường của các bạn Liên, Tú, Hoàng. 2/Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp nào thì khi đèn vàng sáng, người điều khiển xe được phép tiếp tục đi ? Lời giải: 1/ Hành vi của Liên và Tú là sai. Khi đèn vàng sáng thì người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. 2/ Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe” khi tín hiệu vàng bật sáng, nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau; khi đó người điều khiển phương tiện sẽ không bị xử phạt về hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn. Câu 11. Tình huống: Hùng là một học sinh có thân hình cao to trong lớp. Cậu ta hay tổ chức nhóm bạn sang gây gổ với các bạn lớp khác. Có hôm, Hùng đánh một bạn bị chảy máu mũi, thầy hiệu trưởng phải gọi Hùng lên văn phòng để kiểm điểm, các thầy cô giáo rất lấy làm phiền lòng, còn các bạn trong lớp thì dần xa lánh Hùng. Câu hỏi: 1/ Em hãy nêu nhận xét của mình về Hùng. 2/ Nếu là bạn cùng lớp với Hùng, em sẽ góp ý gì cho Hùng ? Lời giải: 1/ Hùng thích gây gổ, đánh nhau, gây tranh chấp, xung đột. Đây là hành vi đáng lên án. 2/ Nếu là bạn cùng lớp với Hùng, em sẽ khuyên Hùng bình tĩnh, sống hài hòa, yêu thương nhau; không nên dùng vũ lực với bạn bè. Câu 12. Tình huống: Lan sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con nên năm 13 tuổi, em phải đi làm thuê cho một cửa hàng cơm ở phố huyện. Hằng ngày em phải làm rất nhiều công việc, từ nhóm lò, xách nước, dọn dẹp, rửa bát, bưng bê, đến phục vụ các con bà chủ.. Công việc thường kéo dài từ sáng sớm đến khuya, có những việc nặng quá sức và em còn thường bị chủ mắng nhiếc khi có điều gì không vừa ý. Lan không được đi học, không được tiếp xúc với các bạn cùng tuổi và những người khác nên rất buồn và tủi thân, chỉ muốn về quê sống với cha mẹ. 1/ Trong tình huống trên, những quyền gì của trẻ em đã bị xâm phạm ? 2/ Nếu là Lan thì em sẽ làm gì để thoát khỏi tình trạng trên ? 3/ Nếu chứng kiến sự việc đỏ, em sẽ làm gì để giúp Lan ? Lời giải: 1/ Những quyền của trẻ em đã bị xâm hại: quyền được học tập ; quyền được vui chơi, giải trí; quyền được giao lưu, quyền được đảm bảo an toàn (không bị bóc lột sức lao động, quyền không bị đối xử tàn tệ) 2/ Nếu là Lan em sẽ tìm gặp cơ quan chức năng để tố giác những hành vi đó, để em được đi học và nuôi dưỡng... 3/ Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ khuyên Lan đi tố cáo sự việc đó hoặc tự tố giác hành vi đó. Câu 13. Tình huống: Nhiều trẻ em ở bản Nhắng dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn đã 10 - 12 tuổi mà vẫn chưa biết chữ. Huyện đã cử cô giáo người Tày về bản. Cô đến từng nhà ghi tên các em, động viên cha mẹ cho con đi học. Mọi người trong bản đều tích cực hưởng ứng. Riêng gia đình ông An đã không tham gia xây dựng lớp, lại còn bắt con đi nương, đi kiếm củi suốt ngày, không cho con đi học. Mọi người góp ý thì ông nói : “Cho con đi học hay không, đó là quyền của tôi”. - Việc ông An không cho con đi học và cho rằng đó là quyền của ông có đúng không ? Vì sao? Lời giải: - Việc ông An không cho con đi học và cho rằng quyền của ông là sai. - Bởi vì, mọi công dân đêu có quyền học tập, quyền đó là của con ông An, chứ ông An không có quyền quyết định thay con. Câu 14. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân: - Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học; có thể học bất kì ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời. - Trẻ em trong độ tuổi qui định có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành giáo dục tiểu học( từ lớp 1 đến lớp 5), là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta. Câu 15. Ý nghĩa của việc học tập: + Đối với bản thân: Giúp con người có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. + Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc. + Đối với xã hội: Giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh. Câu 16. Trách nhiệm của gia đình và vai trò của Nhà nước trong học tập: - Trách nhiệm của gia đình: Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em mình được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường. Người lớn tuổi trong gia đình có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em mình. - Vai trò của Nhà nước: Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành: giúp đỡ người nghèo, con em dân tộc thiểu số, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tạt, khuyết tật Câu 17. Tình huống: Lan sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con nên năm 13 tuổi, em phải đi làm thuê cho một cửa hàng cơm ở phố huyện. Hằng ngày em phải làm rất nhiều công việc, từ nhóm lò, xách nước, dọn dẹp, rửa bát, bưng bê, đến phục vụ các con bà chủ.. Công việc thường kéo dài từ sáng sớm đến khuya, có những việc nặng quá sức và em còn thường bị chủ mắng nhiếc khi có điều gì không vừa ý. Lan không được đi học, không được tiếp xúc với các bạn cùng tuổi và những người khác nên rất buồn và tủi thân, chỉ muốn về quê sống với cha mẹ. 1/ Trong tình huống trên, những quyền gì của trẻ em đã bị xâm phạm ? 2/ Nếu là Lan thì em sẽ làm gì để thoát khỏi tình trạng trên ? 3/ Nếu chứng kiến sự việc đỏ, em sẽ làm gì để giúp Lan ? Lời giải: 1/ Những quyền của trẻ em đã bị xâm hại: quyền được học tập ; quyền được vui chơi, giải trí; quyền được giao lưu, quyền được đảm bảo an toàn (không bị bóc lột sức lao động, quyền không bị đối xử tàn tệ) 2/ Nếu là Lan em sẽ tìm gặp cơ quan chức năng để tố giác những hành vi đó, để em được đi học và nuôi dưỡng... 3/ Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ khuyên Lan đi tố cáo sự việc đó hoặc tự tố giác hành vi đó. Câu 18. Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân là gì? Là quyền cơ bản của công dân. Quyền đó gắn liền với mỗi con người và là quyền quan trọng nhất, quý giá nhất của mỗi con người. Câu 19. Pháp luật quy định như thế nào về quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? + Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm đến thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo quy định của pháp luật. + Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. Câu 20. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có ý nghĩa như thế nào? Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân vì nó gắn liền với mỗi con người, nhờ quyền đó mà mỗi công dân có thể sống tự do, bình an. Câu 21. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại, điện tín của CD là gì? Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật. Không ai được chiếm đoạt, hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại. Câu 22. Trách nhiệm của công dân và học sinh như thế nào về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại, điện tín? Chúng ta phải biết tự bảo vệ thư tín, điện thoại, điện tín của mình; tôn trọng bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; phê phán, tố cáo hành vi xâm phạm đến quyền này. Hết
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_tuan_20_den_27_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_v.doc