Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành

I. Phần Trắc nghiệm. 

Câu 1. Nhằm mục đích lợi dụng thời chiến để nắm độc chiếm toàn bộ nền kinh tế Đông Dương, tăng cường vơ vét bóc lột nhân dân ta nhiều hơn, thực dân đã thi hành

A. Chính sách kinh tế chỉ huy.         B. Chính sách Cộng sản thời chiến.

C. Chính sách kinh tế mới.              D. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai

Câu 2. Lá cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện lần đầu tiên trong

A. Khởi nghĩa Bắc Sơn.                           B. Khởi nghĩa Nam Kì.

C. Binh biến Đô lương.                          D. Cách mạng tháng Tám

doc 6 trang Khánh Hội 15/05/2023 1060
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II MÔN LỊCH SỬ 9 (năm học 2019-2020)
I. Phần Trắc nghiệm. 
Câu 1. Nhằm mục đích lợi dụng thời chiến để nắm độc chiếm toàn bộ nền kinh tế Đông Dương, tăng cường vơ vét bóc lột nhân dân ta nhiều hơn, thực dân đã thi hành
A. Chính sách kinh tế chỉ huy. B. Chính sách Cộng sản thời chiến.
C. Chính sách kinh tế mới. D. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai
Câu 2. Lá cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện lần đầu tiên trong
A. Khởi nghĩa Bắc Sơn. B. Khởi nghĩa Nam Kì.
C. Binh biến Đô lương. D. Cách mạng tháng Tám
Câu 3. Ngày 7-5-1953, với sự thỏa thuận của Mĩ, chính phủ Pháp đã cử tướng nào làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương?
A. Va-luy. B. Na-va.
 C. Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi.	 D. Rơ-ve.
Câu 4. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin vào tháng:
A. 6/ 1919. B. 7/ 1920. 
 C. 12/-1920. D. 6/1923.
Câu 5. Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
B. Cộng sản đoàn.
C. Tâm Tâm xã.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 6. Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ với mục tiêu là
A. Giải phóng Điện Biên Phủ.
B. Giải phóng vùng Tây Bắc, khai thông biên giới Việt –Trung 
C. Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
D. Giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh.
Câu 7. Tháng 6-1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến
A. Hội nghị Véc-xai. B. Hội nghị Oa-sinh-tơn.
C. Hội nghị I-an-ta. D. Hội nghị Pa-ri.
Câu 8. Thành phần chính của Tân Việt Cách mạng đẩng gồm:
A. Giai cấp công nhân và nông dân.
B. Tư sản lớp dưới và địa chủ ở nông thôn.
C. Trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
 D. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.	
Câu 9. Chính sách vơ vét, bóc lột của pháp- Nhật đã đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực, hậu quả là cuối năm 1944 đầu năm 1945 có.
A. 2 triệu công nhân thất nghiệp.
B. 2 triệu nông dân bị bần cùng hóa và phá sản.
C. 2 triệu tiểu tư sản thành thị bị đẩy vào con đường phá sản và thất nghiệp.
D. 2 triệu đồng bào ta, chủ yếu là nông dân ở miền Bắc chết đói.
Câu 10. Cơ quan ngôn luận của tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng là tờ báo
A. Người cùng khổ. B. Thanh niên.
C. Tiếng dân. D. Búa liềm
Câu 11. Nội dung cơ bản của Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương:
A. Pháp trao lại các tô giới, nhường địa của pháp trên đất Trung Quốc cho Nhật.
B. Pháp cho nhật vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng và Vân Nam không phải đóng thuế.
C. Pháp cam kết hợp tác với Nhật về mọi mặt.
D. Nhật có quyền sử dụng tất cả sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự.
Câu 12. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tiến hành vào ngày:
A. Ngày 06 - 1 - 1946	B. Ngày 02 - 9 - 1945
C. Ngày 05 - 9 - 1947	D. Ngày 20 -11-1946
Câu 13. Ngày 08 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ nhằm mục đích gì?
A. Xóa nạn mù chữ và nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân lao động.
B. Chăm lo đời sống nhân dân	 	 
C. Giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.	 	
D. Chống các tệ nạn xã hội.
Câu 14. Tiêu biểu cho cả nước trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến là cuốc chiến đấu của nhân dân:
A. Hà Nội	B. Thành phố Hồ Chí Minh
C. Huế	 D. Bạc Liêu
Câu 15. Kết quả lớn nhất mà quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 là:
A. Buộc địch phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.	
B. Tiêu diệt được nhiều sinh lực địch.
C. Ta giành được thế chủ động trên chiến trường.	
D. Bộ đội chủ lực của ta đã trưởng thành.
Câu 16. Thực dân Pháp thực hiện “Kế hoạch Rơ-ve” nhằm mục đích gì?
A. Khóa cửa biên giới Việt-Trung; cô lập căn cứ địa Việt Bắc; tiến công lên Việt Bắc lần hai với quy mô lớn.	
B. Giành thế chủ động.
C. Kết thúc nhanh, tiêu diệt gọn.	 
D. Đẩy mạnh công cuộc kháng chiến.
Câu 17. Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết vào ngày :
A. 21 - 7 - 1954	B. 27 - 7 - 1954
C. 5 - 8 - 1945	 D. 21 - 7 - 1975
Câu 18. Kế hoạch Na-va được thực hiện mấy bước:
A. Hai bước	B. Ba bước	
C. Bốn bước	D. Một bước
Câu 19. Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) tiêu biểu nhất ở tỉnh:
A. Bến Tre. 	B. Tây Ninh
C. Đồng Tháp. 	D. Long An
Câu 20. Hiệp định Sơ bộ được kí kết vào ngày: 
A. Ngày 6 - 3 - 1946	B. Ngày 6 - 3 - 1947
C. Ngày 6 - 3 - 1948 	D. Ngày 6 - 3 - 1949
Câu 21. Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước vào thời gian nào?
A. Ngày 23 - 11 - 1946 	B. Ngày 24 - 11 - 1946
C. Ngày 25 - 12 - 1946 	D. Ngày 26 - 12 - 1946
Câu 22. Thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là:
A. Tối 19 - 12 - 1946	B. Tối 20 - 12 -1946
C. Tối 21 - 12 - 1946.	D. Tối 22 - 12 - 1946
Câu 23. Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng nhất trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam?
 a. Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn.
 b. Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.
 c. Quân đội Mĩ, quân đồng minh.
 d. Quân đội Sài Gòn, quân đồng minh.
 Câu 24. Thời điểm nào lực lượng Mĩ và quân đồng mình ở miền Nam tăng gần 1,5 triệu quân?
  a. 1966 b. 1967
 c. 1968 d. 1969
Câu 25. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, được sử dụng theo công thức nào?
 a. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân Ngụy là chủ yếu + vũ khí + trang thiết bị hiện đại của Mĩ
 b. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân Mĩ là chủ yếu + quân Ngụy + vũ khí + trang thiết bị hiện đại của Mĩ.
 c. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ + quân đồng minh + quân Ngụy + trang thiết bị hiện đại của Mĩ.
 d. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ + quân đồng minh + trang thiết bị hiện đại của Mĩ.
Câu 26. Nguyên nhân trực tiếp nào có ý nghĩa quyết định nhất buộc Mĩ phải ký hiệp định Pari (27/1/1973)?
 a. Do đòi hỏi của dư luận thế giới đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
 b. Do đòi hỏi của nhân dân Mĩ đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
 c. Do Mĩ liên tục thất bại quân sự trên chiến trường Việt Nam, nhất là trận “Điện Biên Phủ trên không”.
 d. Do Mĩ không còn đủ sức tiếp tục cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Câu 27. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) chứng tỏ điều gì?
 a. Lực lượng vũ trang miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân Viễn chinh Mĩ.
 b. Lực lượng vũ trang miền Nam đã trường thành nhanh chóng.
 c. Quân Viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu.
 d. Cách mạng miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
Câu 28. Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pari đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước là gì? 
 a Đánh cho “Mĩ cút” “Ngụy nhào”
 b. Phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh của Mĩ.
 c. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Ngụy nhào”.
 d. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân tiến lên đánh cho “Mĩ cút”, “Ngụy nhào”.
Câu 29. Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt” trên khắp chiến trường miền Nam là ý nghĩa của chiến thắng nào?
 a. Ấp Bắc. b. Mùa khô 1965 - 1966.
 c. Vạn Tường. d. Mùa khô 1966-1967.
Câu 30. Mĩ tuyên bố ngừng các hoạt động chống phá miền Bắc vào ngày nào?
 a. 6/4/1972. b. 18/121972
 c. 15/1/1973. d. 27/1/1973
Câu 31. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) là gì?
 a. Chiến thắng Vạn Tường được coi như là “Ắp Bắc” đối với quân Mĩ.
 b. Cổ vũ quân dân cả nước quyết tâm đánh thắng Mĩ.
 c. Khẳng định khả năng có thể đánh thắng Mĩ đã trở thành hiện thực.
 d. Nâng cao uy tín của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam.
Câu 32. Mục tiêu của địch trong mùa khô (1965 - 1966) là gì?
 a. Đánh vào vùng giải phóng của ta.
 b. Tiêu diệt lực lượng du kích của ta
 c. Đánh bại chủ lực quân giải phóng của ta.
 d. a và b đúng
Câu 33. Đường lối kháng chiến chống Pháp của ta là:
A. Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
B. Kháng chiến toàn diện.
C. Kháng chiến trường kì.
D. Kháng chiến liên kết với Lào và Cam-pu-chia.
Câu 34. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2 -1951) họp tại:
A. Chiêm Hóa - Tuyên Quang. 	B. Hương Cảng - Trung Quốc.
C. Pác Bó - Cao Bằng. 	D. Ma Cao - Trung Quốc.
Câu 35. Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã tập trung ở Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh lên đến bao nhiêu tiểu đoàn?
A. 44 tiểu đoàn. 	 B. 45 tiểu đoàn. 	C. 46 tiểu đoàn. 	D. 47 tiểu đoàn. 
Câu 36. Phương châm chiến lược của ta trong Đông - Xuân 1953 - 1954 là:
A. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt’’, “đánh ăn chắc, đánh chắc thắng’’.
B. “Đánh nhanh, thắng nhanh’’.
C. “Đánh chắc, thắng chắc”.
D. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
Câu 37. Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ trong “Chiến tranh đặc biệt” là:
A. Dùng người Việt đánh người Việt.
B. Sử dụng phương tiện chiến tranh của Mĩ.
C. Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”.
D. Phá hoại cách mạng miền Bắc.
Câu 38: Bài hát “Tiến quân ca” lần đầu tiên vang lên trong cuộc mít tin do Mặt trận Việt minh tổ chức tại:
A. Việt Bắc. 	B. Hà Nội. 	C. Huế. 	D. Sài Gòn.
Câu 39: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II diễn ra vào thời gian nào?
A. Tháng 2 - 1950	B. Tháng 2 - 1951
C. Tháng 2 - 1952	D. Tháng 2 - 1953	
Câu 40: Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch biên giới thu - đông vào thời gian nào?
A. Tháng 5 năm 1950	B. Tháng 6 năm 1950	
C. Tháng 7 năm 1950	D. Tháng 8 năm 1950	
Câu 41: “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” được Pháp – Mĩ kí kết vào ngày:
A. 20 - 12 - 1950 	B. 21 - 12 - 1950
C. 22 - 12 – 1950	D. 23 - 12 - 1950
Câu 42: Tại Đại hội Đảng lần thứ II, “ Báo cáo chính trị” do ai trình bày ?
Chủ tịch Hồ Chí Minh. 	B. Đồng chí Phạm Văn Đồng.
C. Đồng chí Trường Chinh. 	D. Đồng chí Trần Phú.
Câu 43: “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” là hiệp định Mĩ viện trợ cho Pháp về:	
Kinh tế. 	B. Quân sự. 
C. Quân sự, kinh tế - tài chính. 	D. Trang thiết bị chiến tranh.
II. Phần tự luận.
Câu 1. Cho biết những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1924 đến năm 1925?
Câu 2. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống pháp cứu nước từ năm 1945- 1954 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Câu 3. Cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước 1945-1954 thắng lợi là do nguyên nhân nào?
Câu 4. Em hày cho biết tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương như thế nào?
Câu 5. Tại sao Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
Câu 6. Phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm của nhân dân miền Nam trong những năm đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 đã diễn ra như thế nào?
Câu 7. Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, thực dân Pháp và Mĩ có những âm mưu gì ở Đông Dương?
Câu 8. Em hãy cho biết trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở niềm Nam (1961 - 1965), Mĩ đã thực hiện âm mưu và thủ đoạn gì?
Câu 9. Em hãy trình bày diễn biễn biến, kết quả, ý nghĩa của Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960).
Câu 10. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa như thế nào trong giai đoạn 1969-1973?
(Hết)

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2019_202.doc