Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 28: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Kiểm tra các kiến thức cơ bản đã học từ bài 17àbài 23 gồm: Sự nhiễm điện – Hai loại điện tích;Dòng điện - Nguồn điện; Chất dẫn điện, chất cách điện, dòng điện trong kim loại; Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện; Các tác dụng của dòng điện.

      - Kĩ năng: 

+ vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi, làm được bài tập

+ Lập luận, trình bày bài giải.

      - Thái độ: tự lập, kiên trì, nghiêm túc

II. CHUẨN BỊ:

      * Thầy: + Dặn học sinh nội dung ôn tập

       + Đề kiểm tra (phô tô)

      * Trò: Ôn tập nội dung GV dặn, thước thẳng, máy tính bỏ túi.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

     1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 

    2. Kiểm tra bài cũ: (không)

    3. Nội dung bài mới:

doc 6 trang Khánh Hội 22/05/2023 100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 28: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 28: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 28: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 28	 Ngày soạn: 26/2/2018
Tiết: 28 	
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Kiểm tra các kiến thức cơ bản đã học từ bài 17àbài 23 gồm: Sự nhiễm điện – Hai loại điện tích;Dòng điện - Nguồn điện; Chất dẫn điện, chất cách điện, dòng điện trong kim loại; Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện; Các tác dụng của dòng điện.
 - Kĩ năng: 
+ vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi, làm được bài tập
+ Lập luận, trình bày bài giải.
 - Thái độ: tự lập, kiên trì, nghiêm túc
II. CHUẨN BỊ:
 * Thầy: + Dặn học sinh nội dung ôn tập
 + Đề kiểm tra (phô tô)
 * Trò: Ôn tập nội dung GV dặn, thước thẳng, máy tính bỏ túi.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
 2. Kiểm tra bài cũ: (không)
 3. Nội dung bài mới:
A. MA TRẬN ĐỀ: 
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Hiện tượng nhiễm điện
1. Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện. 
 11.Êlectron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. 
Một vật nhiễm điện âm nếu nó nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron.
12. Vận dụng giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
Số câu hỏi
C1.1
C11.11
C12.12
6
Số điểm
0,5
2,0
1,0 
5(50%)
 Dòng điện. Nguồn điện
 9. Nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể của nó.
Nêu được dòng điện là gì?
3. Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện
Số câu hỏi
C9.9
C3.3
Số điểm
0,5
0,5
Vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện. Dòng điện trong kim loại
2- Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua và vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua.
4. Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
Số câu hỏi
C2.2
 C4.4
7
Số điểm
0,5
0,5
Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện
8. Nắm được quy ước về chiều dòng điện.
13. Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã mắc sẵn bằng các kí hiệu đã quy ước
14. Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.
Số câu hỏi
C8.8
C13,14.13
5(50%)
Số điểm
0,5
2,0
Các tác dụng của dòng điện.
5. Nêu được tác dụng phát sáng của dòng điện.
6. Nêu được biểu hiện tác dụng hóa học của dòng điện.
7. Nêu được biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện.
10. Nêu được ví dụ cụ thể của tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
Số câu hỏi
C5.5; C6.6
C7.7; C10.10
Số điểm
1,0
1,0
10(100%)
TS điểm
3 (30%)
4,0 (40%)
3,0 (30%)
*) ĐỀ:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) 
	 Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt nhiễm điện?
A. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng mảnh vải khô 
B. Áp sát thước nhựa vào thành một bình nước ấm
C. Chiếu ánh sáng đèn pin vào thước nhựa
D. Đập nhẹ nhiều lần thước nhựa xuống mặt quyển vở
Câu 2: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?
A. Thanh gỗ khô	B. Một đoạn ruột bút chì
C. Một đoạn dây nhựa	D. Thanh thủy tinh 
Câu 3: Dụng cụ nào dưới đây không phải là nguồn điện?
A. Pin 	B. Bóng đèn điện đang sáng
C. Điamô lắp ở xe đạp	D. Acquy 
Câu 4: Trong các mạch điện ở hình 1, mạch điện nào kín? 
Dây nhôm
Dây đồng
Dây đồng
Dây nhựa
Dây nhôm
	A. 	 B. 	 C. 	 D. 
Dây nhôm
	 Hình 1	 
Câu 5: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường?
A. Ruột ấm điện 	B. Đèn báo của tivi 
C. Công tắc	D. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia đình
Câu 6: Tác dụng hoá học của dòng điện khi đi qua dung dịch đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ:	A. làm dung dịch này nóng lên
B. làm dung dịch này bay hơi nhanh hơn
C. làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.
D. làm biến đổi màu của hai thỏi than nối với hai cực của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này
Câu 7: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện?
A. Dòng điện qua cái quạt làm cánh quạt quay 
B. Dòng điện qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên
C. Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên.
D. Dòng điện đi qua cơ thể làm co giật các cơ.
+
-
+
-
+
-
+
-
Câu 8: Mũi tên trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây (hình 2) chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện? 
D
C
B
A
Hình 2
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện?
A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.
B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích. 
C. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
D. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển theo mọi hướng.
Câu 10: Tác dụng nhiệt của dòng điện được ứng dụng để chế tạo ra các thiết bị điện nào sau đây?
Điện thoại, quạt điện	B. Bàn là, bếp điện	
Mô tơ điện, máy bơm nước	D. Máy hút bụi, nam châm điện
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 11: (1 điểm). Lấy 2 ví dụ về: 
a/ Chất cách điện.
b/ Chất dẫn điện.
Câu 12: (1 điểm).
 a/ Có mấy loại điện tích?
 b/ Điện tích cùng loại, khác loại thì chúng có đặc điểm gì?
Câu 13: (1điểm). Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt?
Câu 14: (2 điểm). 
a) Vẽ sơ đồ mạch điện kín gồm: nguồn điện 2 pin, 1 công tắc đóng, 1 bóng đèn và dây dẫn.
b) Vẽ thêm mũi tên chỉ chiều dòng điện (theo quy ước) chạy trong mạch điện vừa vẽ ở câu a. 
HẾT
ĐAÙP ÁN:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( mỗi ý đúng : 0,5 điểm)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đề 1
A
B
B
D
B
C
D
A
C
B
Đề 2
Đề 3
Đề 4
II.PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 11: 
- Chất cách điện: nhựa, sứ 	 0.5 điểm
- Chất dẫn điện: dây đồng , dây thép	 0.5 điểm
Câu 12: - Có 2 loại điện tích 0.5 điểm
 - Cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau 0.5 điểm 
Câu 13: Vì khi quay cánh quạt sẽ cọ xát với không khí nên nó bị nhiễm điện và hút được các hạt bụi.	 1 điểm
Câu 14:	
- Đúng chính xác: nguồn, công tắc đóng, đèn	, dây nối	 1 điểm
- Mạch kín	 0,25 điểm 	- Mũi tên chỉ đúng chiều dòng điện	 	 0,75 điểm 
4. Củng cố: GV nhận xét tinh thần, thái độ của HS trong tiết kiểm tra.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
	- Xem trước bài 24:
IV. Rút kinh nghiệm:
- Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 	- Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
Từ 0-dưới 5
Từ 5-dưới 7
Từ 7-dưới 9
Từ 9-10
So sánh lần kiểm tra trước (từ 5 trở lên)
Tăng %
Giảm %
7A
7B
7C
7D
	Trình kí tuần 27:

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_7_tiet_28_kiem_tra_1_tiet_nam_hoc_2017_20.doc