Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 10: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

    - Kiến thức:  Kiểm tra việc lĩnh hội tri thức của HS gồm: Sự truyền thẳng của ánh sáng; Sự phản xạ ánh sáng; Gương cầu.

    - Kĩ năng: vận dụng kiến thức, tính toán, vẽ hình.

    - Thái độ: nghiêm túc; kiên trì; cẩn thận trong tính toán, đo, vẽ.         

II. CHUẨN BỊ:

- Thầy: + Dặn HS nội dung ôn tập, thời điểm kiểm tra .

            + Đề kiểm tra phát cho HS.

  - Trò: Ôn tập các nội dung GV dặn, thước thẳng, thước đo độ. 

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 

     1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số: 

doc 6 trang Khánh Hội 22/05/2023 100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 10: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 10: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 10: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 10	 Ngày soạn: 10/10/2018
Tiết: 10	 
KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. MỤC TIÊU:
	- Kiến thức: Kiểm tra việc lĩnh hội tri thức của HS gồm: Sự truyền thẳng của ánh sáng; Sự phản xạ ánh sáng; Gương cầu. 
	- Kĩ năng: vận dụng kiến thức, tính toán, vẽ hình.
	- Thái độ: nghiêm túc; kiên trì; cẩn thận trong tính toán, đo, vẽ.	 
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: + Dặn HS nội dung ôn tập, thời điểm kiểm tra .
	 + Đề kiểm tra phát cho HS.
 - Trò: Ôn tập các nội dung GV dặn, thước thẳng, thước đo độ. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
	1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Nội dung bài mới:
A) Ma trận đề:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng
Sự truyền ánh sáng
1. Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. 
2. Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng. 
3. Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
4. Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì
5. Hiểu được khi nào có nhật thực, khi nào có nguyệt thực
Số câu hỏi
4(8') 
C1.1;C2.2;C3.3;C4.5
1(2') 
 C5.6
5
Số điểm
2,0 
0,5
2,5(25%)
Định luật phản xạ ánh sáng
6. Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
7. Áp dụng định luật phản xạ xác định được góc tới
8. Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng
Số câu hỏi
 1(2')
C6.4
1(4')
C6.11a 
1 (8')
C8.11b
2
Số điểm
0,5
 1,0
1,5
3(30%)
Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng gương cầu lồi, gương cầu lõm 
9. Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
10. Nêu được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm
11. Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng.
12. Dựng được ảnh của vật qua gương phẳng.
1(3')
C9.12a
4(8')
C10.7,8,9; C11.10
1(10')
C12.12b
5
0,5
2,0
2,0
4,5(45%)
TS câu hỏi
4,5
6,5
1,0
12
TS điểm
3 (30%)
3,5 (35%)
3,5 (35%)
10(100%)
B) ĐỀ: 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm).
* Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau: 
Câu 1: Khi nào mắt ta nhìn thấy 1 vật? 
	A. Khi một vật được ánh sáng chiếu vào.	B. Khi một vật phát ra ánh sáng.
	C. Khi ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.	D. Khi ta nhìn về phía vật đó.
Câu 2: Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
	A. Mặt Trời	B. Ánh sáng của con đom đóm bay lập lòe trong đêm.
	C. Mặt Trăng	D. Ngọn đuốc đang cháy.
Câu 3: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường nào?
	A. Theo nhiều đường khác nhau.	B. Theo đường thẳng.
	C. Theo đường cong.	D. Theo đường gấp khúc.
S
N
I
400
Hình 1
Câu 4: Trên hình 1 vẽ tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng, hợp với đường pháp tuyến một góc 400. Số đo của góc phản xạ là:
A. 400	 B. 500
C. 600 	 D. 800	 	 
Câu 5: Chùm sáng hội tụ là chùm sáng mà
	A. các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.	
	B. các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
	C. các tia sáng loe rộng trên đường truyền của chúng.
	D. các tia sáng loe rộng ra, kéo dài gặp nhau.
Câu 6: Mặt Trăng ở vị trí nào trong hình 2 thì người đứng ở điểm A trên Trái Đất nhìn thấy nguyệt thực?
	A. Vị trí 1 	C. Vị trí 3
	B. Vị trí 2 	D. Vị trí 4
Hình 2
Câu 7: Khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm. Câu kết luận đúng là:
	A. Ảnh nhìn thấy trong gương luôn nhỏ hơn vật.
	B. Ảnh nhìn thấy trong gương là ảnh ảo bằng vật.
	C. Ảnh nhìn thấy trong gương hứng được trên màn.
	D. Ảnh nhìn thấy trong gương là ảnh ảo luôn lớn hơn vật.
Câu 8: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là: 
	A. ảnh ảo, hứng được trên màn và lớn bằng vật.
	B. ảnh ảo, không hứng được trên màn và nhỏ hơn vật.
	C. ảnh ảo, không hứng được trên màn và lớn bằng vật.	
	D. ảnh ảo, nằm phía sau gương và nhỏ hơn vật.
Câu 9: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là:
 A. ảnh ảo, không hứng được trên màn, luôn nhỏ hơn vật.
	B. ảnh thật, không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.
	C. ảnh ảo, không hứng được trên màn, bằng vật.
	D. ảnh ảo, không hứng được trên màn, lớn hơn vật.
Câu 10: Trên ô tô, xe máy người ta thường gắn gương cầu lồi để quan sát các vật ở phía sau mà không dùng gương phẳng vì:
	A. ảnh nhìn thấy ở gương cầu lồi rõ hơn ở gương phẳng.
	B. ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn ảnh nhìn thấy trong gương phẳng.
	C. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn gương phẳng.
	D. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm).
S
I
350
N
Hình 3
Câu 11: (2,5 điểm). Chiếu một tia sáng tới gương phẳng như hình 3: (Tia tới SI hợp với mặt gương phẳng một góc 350).
a) Số đo góc tới bằng bao nhiêu độ? 
............................................................................................. .............................................................................................
b) Vẽ tia phản xạ IR. (vẽ trực tiếp trên hình 3) 
Câu 12: (2,5 điểm). Một vật có dạng một mũi tên đặt trước 1 gương phẳng và cách gương 2cm (hình 4).
a) Hỏi ảnh của vật đó trong gương cách gương bao nhiêu cm? 
A
B
Hình 4
 ............................................................................................................ 
 .......................................................................................................... 
b) Hãy vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương phẳng. 
(vẽ trực tiếp trên hình 4)
C) ĐÁP ÁN: 
Mã đề
Câu
Đáp án
Mã đề
Câu
Đáp án
Mã đề
Câu
Đáp án
Mã đề
Câu
Đáp án
1
1
C
2
1
C
3
1
A
4
1
C
1
2
C
2
2
D
3
2
D
4
2
C
1
3
B
2
3
D
3
3
B
4
3
A
1
4
A
2
4
A
3
4
B
4
4
C
1
5
B
2
5
B
3
5
A
4
5
B
1
6
A
2
6
A
3
6
D
4
6
D
1
7
D
2
7
A
3
7
C
4
7
B
1
8
C
2
8
D
3
8
C
4
8
A
1
9
A
2
9
A
3
9
D
4
9
D
1
10
D
2
10
D
3
10
C
4
10
A
(Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)
550
550
S
350
N
R
I
Câu 11: Số đo góc tới = 900 – 350 = 550 	 1 điểm 
 	 - Vẽ được IR	 0,5 điểm 
	 - Vẽ góc 0,5 điểm 
 	 - Ghi kí hiệu 0,5 điểm 
Câu 12:
A
B
B’
A’
2cm 	 0,5 điểm 
 b) 
 - Đúng vị trí các đỉnh 1 điểm 
 - Nét đứt 0,5 điểm 
 - To bằng nhau 0,5 điểm 
4. Củng cố: GV nhận xét tinh thần, thái độ của HS trong tiết kiểm tra.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
	- Xem trước bài 10: “Nguồn âm”
IV. Rút kinh nghiệm:
- Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 	- Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
Từ 0-dưới 5
Từ 5-dưới 7
Từ 7-dưới 9
Từ 9-10
So sánh lần kiểm tra trước (từ 5 trở lên)
Tăng %
Giảm %
7A
7B
7C
Trình kí tuần 10:

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_7_tiet_10_kiem_tra_1_tiet_nam_hoc_2018_20.doc