Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 8: Gương cầu lõm - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.
+ Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
- Kĩ năng: Làm thí nghiệm để xác định tính chất ảnh của vật qua gương cầu lõm.
- Thái độ:
+ Ham hiểu biết.
+ Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: sử dụng gương cầu lõm tập trung ánh sáng để đun nước,… nhằm tiết kiệm tài nguyên,…
II. CHUẨN BỊ:
* Thầy: Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS: 1 gương cầu lõm có giá đỡ thẳng đứng; 1 gương phẳng có bề ngang bằng đường kính của gương cầu lõm; 1 màn chắn sáng có giá đỡ di chuyển được; 1 đèn pin để tạo chùm tia song song và phân kì; 1 cây nến, diêm.
* Trò: Xem trước bài
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 8: Gương cầu lõm - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 8 Ngày soạn: 25/9/2018 Tiết: 8 BÀI 8: GƯƠNG CẦU LÕM I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: + Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm. + Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. - Kĩ năng: Làm thí nghiệm để xác định tính chất ảnh của vật qua gương cầu lõm. - Thái độ: + Ham hiểu biết. + Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: sử dụng gương cầu lõm tập trung ánh sáng để đun nước, nhằm tiết kiệm tài nguyên, II. CHUẨN BỊ: * Thầy: Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS: 1 gương cầu lõm có giá đỡ thẳng đứng; 1 gương phẳng có bề ngang bằng đường kính của gương cầu lõm; 1 màn chắn sáng có giá đỡ di chuyển được; 1 đèn pin để tạo chùm tia song song và phân kì; 1 cây nến, diêm. * Trò: Xem trước bài III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất gì? - So sánh bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (2 phút). Tạo tình huống học tập: -GV yêu cầu HS quan sát 1 gương cầu lồi và 1 gương cầu lõm. -GV yêu cầu: hãy nhận xét sự giống và khác nhau của 2 gương. -GV đặt vấn đề vào bài như phần đầu bài SGK. -HS quan sát 2 gương. -HS trả lời: +giống: bề mặt nhẵn bóng, thấy được hình ảnh. + khác: lồi, lõm. -HS lắng nghe. Hoạt động 2: (10 phút). Làm TN hình 8.1 SGK. (Xoáy sâu) -GV gọi HS đọc thí nghiệm àC1 -GV giao dụng cụ TN, hướng dẫn HS: + Đặt 1 vật trước gương cầu lõm, đặt 1 màn chắn phía sau gương, quan sát xem ảnh có hiện trên màn chắn không? +Quan sát độ lớn của ảnh và của vật? -GV yêu cầu HS trả lời C1. -GV gọi HS đọc C2 -GV yêu cầu HS nhắc lại cách tiến hành TN kiểm tra ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi. - GV yêu cầu HS nêu cách làm tương tự để kiểm tra ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lõm. -GV giao dụng cụ, hướng dẫn HS: Đặt 2 vật giống hệt nhau trước gương phẳng và gương cầu lõm có cùng kích thước à so sánh độ lớn của 2 ảnh. -GV yêu cầu HS hoàn thành kết luận. -HS đọc SGK -HS làm TN theo nhóm. -HS từ kết quả TN, trả lời C1 C1: Ảnh đó là ảnh ảo, lớn hơn vật. -HS đọc C2 -HS mô tả cách tiến hành TN -HS hoạt động nhóm làm TN hoàn thành kết luận. + quan sát 2 ảnh. -HS từ kết quả thí nghiệm hoàn thành kết luận. I. Ảnh tạo bởi gương cầu lõm: *) Kết luận: Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật. Hoạt động 3: (18 phút). Nghiên cứu sự phản xạ của một số chùm tia tới trên gương cầu lõm: -GV yêu cầu HS đọc TN SGK -GV trình chiếu TN ảo, yêu cầu HS trả lời C3, hoàn thành kết luận -GV yêu cầu HS đọc và trả lời C4 + Chùm tia sáng từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất là chùm sáng gì? + Chùm sáng đó gặp gương cầu lõm thì sẽ ntn? -GV cho HS đọc TN SGK; GV làm thí nghiệm như hình 8.4 SGK (cần điều khiển đèn ra xa gương). -GV yêu cầu HS hoàn thành kết luận. -GV giáo dục HS BVMT: Mặt Trời là nguồn năng lượng. Cần sử dụng năng lượng Mặt Trời để tiết kiệm tài nguyên, -HS đọc phần thí nghiệm -HS quan sát hoàn thành kết luận. -HS độc lập suy nghĩ trả lời C4 : Vì Mặt Trời ở xa : chùm tia tới gương là chùm sáng song song. Do đó chùm sáng phản xạ hội tụ tại vật vật nóng lên. -HS đọc và quan sát thí nghiệm -HS từ kết quả thí nghiệm hoàn thành kết luận. -HS lắng nghe. II. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm: 1. Đối với chùm tia tới song song: *) Kết luận : Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương. 2. Đối với chùm tia tới phân kì : *) Kết luận: Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp có thể cho một chùm tia phản xạ song song. Hoạt động 4: (6 phút). Vận dụng: -GV cho HS quan sát cấu tạo của pha đèn pin tiến hành các bước tiếp theo như SGK -GV yêu cầu HS trả lời C6, C7 -HS quan sát. -HS suy nghĩ trả lời. III. Vận dụng: C6 : Nhờ có gương cầu lõm trong pha đèn pin nên khi xoay pha đèn pin đến vị trí thích hợp ta sẽ thu được 1 chùm sáng phản xạ song song, ánh sáng sẽ truyền đi xa mà vẫn sáng. C7 : Ra xa gương. 4. Củng cố: (2 phút) - GV?: + Ảnh ảo của vật trước gương cầu lõm có tính chất gì? + Để vật ở vị trí nào trước gương cầu lõm thì có ảnh ảo? + Có nên dùng gương cầu lõm ở phía trước người lái xe để quan sát vật phía sau không? Vì sao? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) - Học bài - Đọc phần “ có thể em chưa biết” ở cuối bài. - Xem trước bài 9 “Tổng kết chương I. Quang học”, nghiên cứu trả lời câu hỏi và làm bài tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Thầy: . .. .. - Trò: .. .. .. Trình kí tuần 8:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_7_bai_8_guong_cau_lom_nam_hoc_2018_2019_t.doc