Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

      - Kiến thức: Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau.

     - Kĩ năng: Dựng được ảnh của vật qua gương phẳng (điểm sáng, vật sáng dạng: mũi tên, đoạn thẳng).  

- Thái độ: 

+ Nghiêm túc trong học tập.

+ Có ý thức bảo vệ môi trường, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.  

II. CHUẨN BỊ:

- Thầy: Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS gồm: 

+ 1 gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng.

+ 1 tấm kính trong có giá đỡ. 

+  2 vật gống nhau.

+ 1 tờ giấy trắng.

- Trò:  Xem trước bài

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1 phút

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

                        - Nêu nội dung định luật phản xạ ánh sáng 

doc 4 trang Khánh Hội 22/05/2023 360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 5 	 Ngày soạn:2/9/2017
Tiết: 5 	 
Bài 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
I. MỤC TIÊU:
 - Kiến thức: Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau.
 - Kĩ năng: Dựng được ảnh của vật qua gương phẳng (điểm sáng, vật sáng dạng: mũi tên, đoạn thẳng). 
- Thái độ: 
+ Nghiêm túc trong học tập.
+ Có ý thức bảo vệ môi trường, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS gồm: 
+ 1 gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng.
+ 1 tấm kính trong có giá đỡ. 
+ 2 vật gống nhau.
+ 1 tờ giấy trắng.
- Trò: Xem trước bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 	 	 - Nêu nội dung định luật phản xạ ánh sáng 
 - Xác định tia tới SI trong hình vẽ sau:
I
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
Nội dung cơ bản
 Hoạt động 1: (2 phút). Tạo tình huống học tập:
GV. Yêu cầu HS đọc câu chuyện kể của bé Lan ở phần mở bài: cho 1 HS nêu ý kiến thảo luận GV vào bài: Cái mà bé Lan nhìn thấy là ảnh của tháp trên mặt nước phẳng lặng như gương.
-HS lắng nghe, suy nghĩ vấn đề cần nghiên cứu.
Hoạt động 2: (18 phút). Nghiên cứu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng: 
-GV giao dụng cụ, yêu cầu HS bố trí thí nghiệm như hình 5.2SGK, làm TN theo nhóm.
-GV yêu cầu HS nêu dự đoán ảnh đó hứng được trên màn chắn? 
-GV: yêu cầu HS làm C1
-GV hd HS làm lại TN C1 với tấm kính trong.
-GV yêu cầu HS hoàn thành phần nội dung kết luận
-GV yêu cầu HS nêu dự đoán về độ lớn của ảnh so với vật ?
-GV yêu cầu HS làm TN như hình 5.3SGK
-GV yêu cầu HS hoàn thành phần nội dung kết luận
-GV HD HS nêu dự đoán về độ lớn của ảnh so với vật ?
-GV hd HS làm TN như hình 5.3SGK
-GV gợi ý HS hoàn thành phần nội dung kết luận
-GV yêu cầu HS nêu dự đoán về khoảng cách từ vật đến gương và từ ảnh đến gương.
-GV yêu cầu HS làm TN như hình 5.3SGK theo mục 3 và trả lời C3
-GV yêu cầu HS hoàn thành phần nội dung kết luận
-HS hoạt động nhóm, bố trí TN, quan sát trong gương.
-HS nêu dự đoán: ảnh không hứng được trên màn chắn
-HS hoạt động nhóm làm như yêu cầu C1
-HS: Từ kết quả TN, hoàn thành kết luận.
-HS nêu dự đoán: Aûnh to bằng vật.
-HS hoạt động nhóm làm kiểm tra dự đoán.
- HS: Từ kết quả TN, hoàn thành kết luận.
-HS nêu dự đoán: bằng nhau
-HS làm theo hướng dẫn ở mục 3, trả lời C3 .
-HS: Từ kết quả TN, hoàn thành kết luận.
. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng:
 1. Anh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không?
 *) Kết luận:
 Anh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
 2. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?
 *) Kết luận:
Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
 3. So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương:
 *) Kết luận:
 Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau.
 Hoạt động 3: (8 phút). Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng: 
-GV yêu cầu HS đọc và làm theo hướng dẫn C4.
 -GV yêu cầu HS hoàn thành kết luận.
 GV HD HS đọc và làm theo hướng dẫn C4.
 -GV yêu cầu HS hoàn thành kết luận.
-GV lưu ý HS cách vẽ ảnh của một vật. 
 -HS vẽ hình theo các bước hướng dẫn của câu hỏi C4
-HS hoàn thành kết luận.
-HS lắng nghe, quan sát
II. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng:
*) Kết luận:
 Ta nhìn thấy ảnh ảo S' vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S'. 
4. Củng cố: (9 phút)
	 - GV?: Hãy nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
	 - GV yêu cầu HS làm C5
 GV. Thông báo: (tích hợp BVMT)
- Trong trang trí nội thất, trong gian phòng chật hẹp, có thể bố trí thêm các gương phẳng lớn trên tường để có cảm giác phòng rộng hơn.
- Các biển báo giao thông, các vạch phân chia làn đường thường dùng sơn phản quang để người tham gia giao thông dễ dàng nhìn thấy về ban đêm.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ởà nhà: (3 phút)
	 - Học bài 
	 - Đọc phần “ có thể em chưa biết” ở cuối bài.	
	 - Làm bài tâp: 5.1 đến 5.4SBT 
 	- Xem trước bài 6“Thực hành: Quan sát  ”, chuẩn bị mẫu báo cáo TH.
IV. Rút kinh nghiệm:
Gv Hs.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . 
Duyệt tuần 5:

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_7_bai_5_anh_cua_mot_vat_tao_boi_guong_pha.doc