Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 29: An toàn khi sử dụng điện - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức: + Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người
+ Nêu được tác dụng của cầu chì trong trường hợp đoản mạch.
- Kĩ năng: Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
- Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống: thực hiện các biện pháp an toàn điện: đề ra các biện pháp an toàn điện tại những nơi cần thiết, tránh bị điện giật, tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng điện, có những kiến thức cơ bản nhất về sơ cứu người bị điện giật
1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên:
- Một số loại cầu chì có ghi số ampe trên đó.
- Bút thử điện.
- Dụng cụ TN: 1 mô hình “người điện”, 1 công tắc, 1 ampe kế, 1 cầu chì, dây nối.
* Học sinh: Xem trước bài
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 29: An toàn khi sử dụng điện - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 34 Ngày soạn: 8/4/2019 Tiết: 34 Bài 29. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU: 1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Kiến thức: + Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người + Nêu được tác dụng của cầu chì trong trường hợp đoản mạch. - Kĩ năng: Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. - Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống: thực hiện các biện pháp an toàn điện: đề ra các biện pháp an toàn điện tại những nơi cần thiết, tránh bị điện giật, tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng điện, có những kiến thức cơ bản nhất về sơ cứu người bị điện giật 1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu. - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thực hành. II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: - Một số loại cầu chì có ghi số ampe trên đó. - Bút thử điện. - Dụng cụ TN: 1 mô hình “người điện”, 1 công tắc, 1 ampe kế, 1 cầu chì, dây nối. * Học sinh: Xem trước bài III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (2 phút). Đặt vấn đề vào bài - Mục đích: Đặt vấn đề vào bài. - Nội dung: Sử dụng điện như thế nào là an toàn? -GV đặt vấn đề như phần đầu bài SGK: Ta đã biết, dòng điện có tác dụng sinh lí, có thể gây nguy hiểm cho cơ thể người, do đó sử dụng điện phải tuân thủ các quy tắc để đảm bảo an toàn. Vậy sử dụng điện ntn là an toàn? -HS lắng nghe, nhận thức vấn đề Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức: * Kiến thức 1: (13 phút). Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm: - Mục đích: Tìm hiểu tác dụng và giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. - Nội dung: Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm? -GV yêu cầu HS quan sát khi GV cấm bút thử điện vào lỗ lấy điện, khi nào bút thử điện sáng? -GV yêu cầu HS quan sát hình 29.1 SGK, GV lắp và làm TN -GV yêu cầu HS hoàn thành phần nhận xét -GV gọi HS đọc thông tin mục 2 SGK -GV?: Gới hạn nguy hiểm của dòng điện khi đi qua cơ thể người là bao nhiêu? -HS quan sát, trả lời C1 -HS quan sát -HS chọn từ thích hợp hoàn thành nhận xét -HS đọc SGK -HS: trả lời I. Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm: 1. Dòng điện có thể đi qua cơ thể người: C1: Bóng đèn bút thử điện sáng khi đưa đầu bút thử điện vào lỗ mắc với dây nóng của ổ điện và tay cầm phải tiếp xúc với chốt cài bằng kim loại. *) Nhận xét: Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể. 2. Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người: Từ 70mA trở lên (từ 40V trở lên) * Kiến thức 2: (14 phút). Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì. - Mục đích: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì. - Nội dung: Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì -GV yêu cầu HS quan sát hình 29.2 -GV làm TN, gọi HS đọc I1, I2 =? -GV yêu cầu HS làm C2 -GV yêu cầu HS quan sát hình 29.3,4 à Thảo luận nhóm (2 em) trả lời C3, C4, C5 SGK -GV khẳng định lại tác dụng của cầu chì -HS quan sát -HS quan sát, đọc số liệu -HS chọn từ thích hợp hoàn thành C2 -HS quan sát hình, thảo luận, trả lời -HS lắng nghe. II. Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì: 1. Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch): C2: *) I1 < I2 " Nhận xét: Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ lớn hơn. *) Tác hại của hiện tượng đoản mạch: - Làm chảy hoặc làm cháy vỏ bọc cách điện và các bộ phận khác " gây hỏa hoạn - Các dụng cụ điện bị hỏng 2. Tác dụng của cầu chì: C3: Cầu chì nóng lên, chảy, đứt và ngắt mạch. C4: số ampe trên mỗi cầu cho biết: dòng điện có cường độ vượt quá giá trị đó thì cầu chì sẽ đứt. C5: dùng cầu chì có ghi 1,2A hoặc 1,5A * Kiến thức 3: (10 phút). Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. - Mục đích: Tìm hiểu các quy tắc an toàn điện. - Nội dung: Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. -GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III SGK -GV lần lượt gọi HS làm C6 -GV liên hệ giáo dục HS thực hiện các biện pháp an toàn khi sử dụng điện -HS đọc SGK -HS quan sát hình, trả lời -HS lắng nghe III. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện: (SGK) 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3 phút) a) Mục đích: hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới tiếp theo. Nội dung: - Học bài: “giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người là bao nhiêu?, quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện?” - Xem lại kiến thức từ bài 17 đến 28 à tiết tới ôn tập - Xem trước nội dung bài 30. Tổng kết chương III, soạn câu trả lời phần tự kiểm tra. b) Cách tổ chức hoạt động: - HS: lắng nghe yêu cầu của giáo viên. - GV: giao nhiệm vụ cho HS. c) Sản phẩm hoạt động của HS: - Nắm được: “giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người là bao nhiêu?, quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện?” - Xem lại kiến thức từ bài 17 đến 28 à tiết tới ôn tập - Xem trước bài 30. Tổng kết chương III, soạn câu trả lời phần tự kiểm tra. IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (2 phút) - GV ?: giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người là bao nhiêu? - GV?: quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện? V. RÚT KINH NGHIỆM: - Giáo viên: ... .... - Học sinh: .... .. Trình kí tuần 34:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_7_bai_29_an_toan_khi_su_dung_dien_nam_hoc.doc