Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức:
+ Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.
+ Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức ghi trên dụng cụ đó.
- Kĩ năng:
+ Mắc mạch điện theo sơ đồ hình vẽ.
+ Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín.
- Thái độ: Ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh.
1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.
- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thực hành.
- Năng lực thực hành thí nghiệm: bố trí thí nghiệm, thực hiện các thao tác cần thiết để hoàn thành thí nghiệm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 31 Ngày soạn: 19/3/2019 Tiết: 31 Bài 26. HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU: 1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Kiến thức: + Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. + Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức ghi trên dụng cụ đó. - Kĩ năng: + Mắc mạch điện theo sơ đồ hình vẽ. + Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín. - Thái độ: Ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh. 1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu. - Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thực hành. - Năng lực thực hành thí nghiệm: bố trí thí nghiệm, thực hiện các thao tác cần thiết để hoàn thành thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: - Tranh phóng to hình 26.1, 26.2, 26.3; bảng phụ kẻ sẵn bảng 1. - Dụng cụ TN cho mỗi nhóm: 2 pin loại 1,5V với hộp đựng pin; 1 vôn kế; 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn; 1 công tắc; dây nối. * Học sinh: Xem trước nội dung bài 26. Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện à Tìm hiểu “khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có gì chạy qua bóng đèn?; dụng cụ điện chỉ hoạt động bình thường khi nào?” III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Hiệu điện thế được tạo ra ở thiết bị điện nào? - Số vôn được ghi ở mỗi nguồn điện có ý nghĩa gì? - Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ nào và đơn vị đo hiệu điện thế là gì? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (2 phút). Đặt vấn đề vào bài mới. - Mục đích: Đặt vấn đề vào bài. - Nội dung: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện có ý nghĩa như thế nào? -GV đưa ra một số bóng đèn à đọc số vôn ghi trên đèn. -GV đặt vấn đề như phần đầu bài SGK. -HS quan sát, lắng nghe -HS lắng nghe, nhận thức vấn đề Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức: * Kiến thức 1: (5 phút). Đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn chưa mắc vào mạch. - Mục đích: Làm TN 1 đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn chưa mắc vào mạch - Nội dung: đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn chưa mắc vào mạch -GV treo tranh phóng to hình 26.1 -GV giao dụng cụ TN, yêu cầu các nhóm lắp mạch điện, tiến hành TN à trả lời C1 - GV lắp mạch điện, gọi HS đọc kết quả - GV đặt vấn đề cho HS trả lời C1 -HS quan sát -HS hoạt động nhóm làm TN, đọc kết quả à trả lời C1: Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0. I. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn: 1. Bóng đèn chưa được mắc vào mạch điện: - TN 1: (hình 26.1) - C1: Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0. * Kiến thức 2: (16 phút). Đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi được mắc vào mạch điện. - Mục đích: Làm TN 2 đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi được mắc vào mạch điện. - Nội dung: đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi được mắc vào mạch điện. -GV thông báo: Bóng đèn cũng như mọi dụng cụ và thiết bị điện khác không tự nó tạo ra hiệu điện thế giữa hai đầu của nó. -GV?: Để bóng đèn sáng ta cần phải làm gì? -GV treo tranh phóng to hình 26. 2, yêu cầu HS quan sát làm TN 2à hoàn thành bảng 1 -GV treo bảng phụ (bảng 1), yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 -GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành C3 - GV treo tranh phóng to hình 26. 2, giới thiệu HS cách lắp mạch điện, tiến hành lắp mạch điện, hướng dẫn HS đọc kết quả -GV yêu cầu HS đọc phần thông tin sau câu C3 -GV?: Nêu ý nghĩa của số vôn ghi trên các dụng cụ dùng điện? -GV yêu cầu HS làm C4 -HS lắng nghe. -HS: mắc vào 2 đầu bóng đèn 1 nguồn điện. -HS hoạt động nhóm lắp mạch điện, làm TN à hoàn thành bảng 1 -HS: đại diện nhóm trả lời -HS: trả lời C3: + không có + lớn (nhỏ) ... lớn (nhỏ). -HS đọc SGK -HS trả lời -HS cá nhân suy nghĩ, trả lời C4: có thể mắc đèn này vào hiệu điện thế 2,5 V để nó không bị hỏng. 2. Bóng đèn được mắc vào mạch điện: -TN 2: - C3: + Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn. + Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn (nhỏ) thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn (nhỏ). C4: có thể mắc đèn này vào hiệu điện thế 2,5 V để nó không bị hỏng. * Kiến thức 2: (6 phút). Sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mực nước. - Mục đích: Tìm hiểu sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mực nước. - Nội dung: Sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mực nước -GV treo tranh phóng to hình 26. 3 -GV yêu cầu HS đọc C5, quan sát hình 26. 3, hoàn thành C5 -HS quan sát -HS suy nghĩ, trả lời a) chênh lệch mực nước ... dòng nước b) hiệu điện thế ... dòng điện c) chênh lệch mực nước ... nguồn điện ... hiệu điện thế. II. Sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mực nước: C5: a) Khi có sự chênh lệch mực nước giữa hai điểm A và B thì có dòng nước chảy từ A đến B. b) Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. c) Máy bơm nước tạo ra sự chênh lệch mực nước tương tự như nguồn điện tạo ra hiệu điện thế. Hoạt động 4: vận dụng và mở rộng: (5 phút) - Mục đích: cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập. - Nội dung: Bài tập C6, C7, C8 SGK - GV lần lượt gọi HS đọc đề C6, C7, C8SGK - GV gọi HS trả lời - GV gọi HS nhận xét - GV nhận xét và chính xác hóa bài làm - GV gọi HS đọc phần “Có thể em chưa biết” ở cuối bài - HS đọc đề -HS : trả lời C6 : C C7 : A C8 : C - HS nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe, ghi bài - HS đọc SGK IV. Vận dụng : C6 : C C7 : A C8 : C 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3 phút) a) Mục đích: hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới tiếp theo. Nội dung: - Học bài: “khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có gì chạy qua bóng đèn; một dụng cụ điện chỉ hoạt động bình thường khi nào?” - Xem trước nội dung bài 27. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp. b) Cách tổ chức hoạt động: - HS: lắng nghe yêu cầu của giáo viên. - GV: giao nhiệm vụ cho HS. c) Sản phẩm hoạt động của HS: - Nắm được: “khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn; một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức ghi trên dụng cụ đó”. - Tìm hiểu “Hai đèn mắc nối tiếp?; Trong đoạn mạch mắc nối tiếp thì I ntn, U ntn?” IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (2 phút) - GV ?: khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có gì chạy qua bóng đèn? - GV?: một dụng cụ điện chỉ hoạt động bình thường khi nào? V. RÚT KINH NGHIỆM: - Giáo viên: ... .... - Học sinh: . .... Trình kí tuần 31:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_7_bai_26_hieu_dien_the_giua_hai_dau_dung.doc