Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 24: Cường độ dòng điện - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: 

- Kiến thức: 

       + Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn. 

       + Nêu được đơn vị đo của cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu: A   

    - Kĩ năng: Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện

- Thái độ: Trung thực, hứng thú trong học tập bộ môn.

1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

           - Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.

           - Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thực hành.

- Năng lực thực hành thí nghiệm: bố trí thí nghiệm, thực hiện các thao tác cần thiết để hoàn thành thí nghiệm. 

doc 4 trang Khánh Hội 22/05/2023 100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 24: Cường độ dòng điện - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 24: Cường độ dòng điện - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 24: Cường độ dòng điện - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 29	 Ngày soạn: 02/3/2019	
Tiết: 29 	
Bài 24. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN 
I. MỤC TIÊU:
1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: 
- Kiến thức: 
 + Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn. 
 + Nêu được đơn vị đo của cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu: A 
 - Kĩ năng: Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện
- Thái độ: Trung thực, hứng thú trong học tập bộ môn.
1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
	- Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.
	- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thực hành.
- Năng lực thực hành thí nghiệm: bố trí thí nghiệm, thực hiện các thao tác cần thiết để hoàn thành thí nghiệm. 
II. CHUẨN BỊ:
 * Giáo viên:
 - Dụng cụ làm TN biểu diễn:
+ 2 pin đặt trong giá đựng pin
+ 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn.
+ 1 ampe kế, 1 biến trở, dây nối.
- Dụng cụ TN cho mỗi nhóm gồm:
 	+ 2 pin đặt trong giá đựng pin
+ 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn.
+ 1 ampe kế, 1 công tắc, dây nối
- Hình phóng to hình 24.2; 24.3 SGK; Bảng phụ kẽ sẵn bảng 1, 2
 * Học sinh: xem trước nội dung bài 24. Cường độ dòng điện à Tìm hiểu “kí hiệu của cường độ dòng điện, đơn vị đo, dụng cụ đo cường độ dòng điện”.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: (2 phút). Đặt vấn đề vào bài mới.
- Mục đích: Đặt vấn đề vào bài.
- Nội dung: Tác dụng của dòng điện mạnh hay yếu phụ thuộc vào cường độ dòng điện.
-GV yêu cầu HS nêu tác dụng của dòng điện?
-GV đặt vấn đề vào bài mới như phần đầu bài SGK 
-HS trả lời: 5 tác dụng ... 
-HS lắng nghe 
Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức: 
* Kiến thức 1: (10 phút). Cường độ dòng điện và đơn vị cường độ dòng điện.
- Mục đích: Tìm hiểu cường độ dòng điện và đơn vị cường độ dòng điện.
- Nội dung: Cường độ dòng điện và đơn vị cường độ dòng điện.
-GV giới thiệu TN hình 24.1; nêu tác dụng của các thiết bị, dụng cụ điện trong mạch.
-GV tiến hành TN (lưu ý HS: quan sát độ sáng của đèn và số chỉ của ampe kế) 
-GV yêu cầu HS hoàn thành nhận xét 
-GV gọi HS nhận xét, GV chốt lại 
-GV thông báo về cường độ dòng điện và đơn vị cường độ dòng điện 
-GV?: +Để đổi từ mA à A ta làm ntn?
+ Để đổi từ A àmA ta làm ntn?
-HS quan sát, lắng nghe. 
-HS quan sát TN, nhận xét
-HS chọn từ thích hợp hoàn thành nhận xét 
-HS nhận xét, bổ sungà ghi bài 
-HS lắng nghe, ghi bài 
-HS: chia 1000 
Nhân 1000
I. Cường độ dòng điện:
1.Quan sát TN:
*) Nhận xét: 
 Với một bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn
2.Cường độ dòng điện:
 - Kí hiệu: I
 - Đơn vị: A hoặc mA
 1mA = 0,001 A
 1A = 1000mA
* Kiến thức 2: (10 phút). Ampe kế. 
- Mục đích: Tìm hiểu ampe kế.
- Nội dung: Ampe kế.
-GV khẳng định lại tác dụng của ampe kế. 
-GV treo tranh phóng to hình 24.2, yêu cầu HS quan sát à trả lời C1a,b,c 
-GV phát cho mỗi nhóm 1 ampe kế thật, yêu cầu HS quan sát à chỉ ra chốt điều chỉnh 
-GV: chốt lại, điều chỉnh cho HS xem
-HS lắng nghe, ghi bài
-HS quan sát, trả lời 
-HS Các nhóm nhận dụng cụà tìm hiểu, chỉ ra chốt điều chỉnh 
-HS lắng nghe, quan sát 
II. Ampe kế:
 Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
C1: 
Ampe kế
GHĐ
ĐCNN
Hình 24.2a
0,1 A
0,01 A
Hình 24.2b
6 A
0,5 A
b) - Ampe kế dùng kim chỉ thị: hình 24.2a,b
 - Ampe kế hiện số: hình 24.2c
c) dấu “+” (chốt dương)
dấu “-“ (chốt âm)
Hoạt động 3: (12 phút). Luyện tập, thực hành, thí nghiệm:
- Mục đích: Mắc ampe kế để đo cường độ dòng điện. 
- Nội dung: Đo cường độ dòng điện
-GV treo hình phóng to hình 24.3 SGK, yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu mục 1 
-GV gọi HS vẽ hình 
-GV gọi HS nhận xét, GV chốt lại 
-GV treo bảng phụ (Bảng 2), phát cho mỗi nhóm 1ampe kế à yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện nội dung 2
-GV giao dụng cụ, yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện nội dung 3, 4, 5, 6 
-GV theo dõi, lưu ý HS chỉ được đóng công tắc khi GV đã kiểm tra mạch điện
-GV yêu cầu HS hoàn thành C2 
-HS quan sát, vẽ hình 
-HS: 1 em lên bảng vẽ, HS còn lại tự vẽ vào vở 
-HS: hoạt động nhóm tìm câu trả lời
-HS hoạt động nhóm thực hiện nội dung 3, 4, 5, 6 
-HS trả lời:lớn sáng
III. Đo cường độ dòng điện:
1.Vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3 SGK:
K
-
+
Ÿ
Ÿ
+
A
 C2: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng
Hoạt động vận dụng và mở rộng: (5 phút)
- Mục đích: cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập.
- Nội dung: Bài tập C3, C4, C5 SGK
- GV lần lượt gọi HS đọc đề C3, C4, C5 SGK
- GV gọi HS trả lời
- GV gọi HS nhận xét 
- GV nhận xét và chính xác hóa bài làm
- GV gọi HS đọc phần “Có thể em chưa biết” ở cuối bài
- HS đọc đề
-HS : trả lời
C3 : 
a) 0,175 A = 175 mA
b) 0,38 A = 380 mA
c) 1250 mA = 1,25 A
d) 280mA = 0,28 A
C4 : 
a) 2
b) 3
c) 4
C5 : a) vì chốt (+) của ampe kế được mắc với cực (+) của nguồn điện.
- HS đọc SGK
IV. Vận dụng :
C3 : 
a) 0,175 A = 175 mA
b) 0,38 A = 380 mA
c) 1250 mA = 1,250 A
d) 280mA = 0,280 A
C4 : 
a) 2
b) 3
c) 4
C5 : a) vì chốt (+) của ampe kế được mắc với cực (+) của nguồn điện.
 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3 phút)
	a) Mục đích: hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới tiếp theo.
	 Nội dung: 
- Học bài: “Cường độ dòng điện là gì, kí hiệu ?, đơn vị đo ? dụng cụ đo? ”. 
- Làm bài tập: 24.1 à24.4 SBT
- Xem trước nội dung bài 25. Hiệu điện thế.
	b) Cách tổ chức hoạt động: 
	- HS: lắng nghe yêu cầu của giáo viên.
	- GV: giao nhiệm vụ cho HS.
	c) Sản phẩm hoạt động của HS: 
- Nắm được: Cường độ dòng điện là gì, kí hiệu ?, đơn vị đo ? dụng cụ đo cường độ dòng điện. 
- Làm bài tập: 24.1 à24.4 SBT
- Tìm hiểu “Hiệu điện thế là gì, kí hiệu ?, đơn vị đo ? dụng cụ đo ?”.
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (2 phút)
- GV ?: Cường độ dòng điện là gì? 
- GV?: Cường độ dòng điện được kí hiệu ntn ?
- GV?: Đơn vị đo cường độ dòng điện?
- GV?: Dụng cụ đo cường độ dòng điện?
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Giáo viên: ...
....
- Học sinh: .
....
Trình kí tuần 29: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_7_bai_24_cuong_do_dong_dien_nam_hoc_2018.doc