Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Nêu được dòng điện có tác dụng nhiệt và biểu hiện của tác dụng này.
+ Nêu được tác dụng phát sáng của dòng điện
- Kĩ năng:
+ Lấy được ví dụ cụ thể về tác dụng nhiệt của dòng điện
+ Nêu được ứng dụng của tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện trong thực tế.
- Thái độ:
+ Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
+ Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: Tác dụng nhiệt của dòng điện có thể có lợi, có thể có hại. Để làm giảm tác dụng nhiệt, người ta làm dây bằng chất có điện trở suất nhỏ. Việc dùng nhiều kim loại làm dây dẫn đến việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên --> Ngày nay đang cố gắng sử dụng vật liệu siêu dẫn trong đời sống kĩ thuật.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: + Máy chiếu
+ Dụng cụ làm TN biểu diễn: 1 biến thế nguồn, 4 dây nối, 1 công tắc, 1 đoạn dây sắt mảnh dài 30 – 35cm, vài mảnh giấy nhỏ (hoặc bọc ni lông), 1 cầu chì.
+ Dụng cụ TN cho các nhóm: 2 pin, đế lắp pin; 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế; 1 công tắc; dây nối, 1 đèn led.
- HS: xem và soạn trước bài.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 25 Ngày soạn: 28/ 01/2018 Tiết: 25 Bài 22. TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: + Nêu được dòng điện có tác dụng nhiệt và biểu hiện của tác dụng này. + Nêu được tác dụng phát sáng của dòng điện - Kĩ năng: + Lấy được ví dụ cụ thể về tác dụng nhiệt của dòng điện + Nêu được ứng dụng của tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện trong thực tế. - Thái độ: + Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm. + Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: Tác dụng nhiệt của dòng điện có thể có lợi, có thể có hại. Để làm giảm tác dụng nhiệt, người ta làm dây bằng chất có điện trở suất nhỏ. Việc dùng nhiều kim loại làm dây dẫn đến việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên --> Ngày nay đang cố gắng sử dụng vật liệu siêu dẫn trong đời sống kĩ thuật. II. CHUẨN BỊ: Thầy: + Máy chiếu + Dụng cụ làm TN biểu diễn: 1 biến thế nguồn, 4 dây nối, 1 công tắc, 1 đoạn dây sắt mảnh dài 30 – 35cm, vài mảnh giấy nhỏ (hoặc bọc ni lông), 1 cầu chì. + Dụng cụ TN cho các nhóm: 2 pin, đế lắp pin; 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế; 1 công tắc; dây nối, 1 đèn led. - HS: xem và soạn trước bài. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) GV: trình chiếu câu hỏi lên bảng - Nêu quy ước chiều dòng điện. - Biểu diễn chiều dòng điện chạy trong mạch điện ở sơ đồ mạch 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (2 phút). Tổ chức tình huống học tập. -GV?: Khi có dòng điện chạy trong mạch, ta có thể nhìn thấy các điện tích hay các electron dịch chuyển không? -GV?: căn cứ vào đâu để biết có dòng điện trong mạch? -GV chốt lại vấn đề vào bài mới -HS:không -HS: nêu đèn sáng, quạt điện quay, -HS lăng nghe. Hoạt động 2: (17 phút). Tìm hiểu về tác dụng nhiệt của dòng điện: Xoáy sâu -GV gọi HS đọc C1 -GV gọi HS trả lời C1 -GV yêu cầu HS đọc thông tin mục C2 -GV yêu cầu HS quan sát hình 22.1 và cho biết: tên các dụng cụ được lắp trong mạch điện -GV giao dụng cụ, yêu cầu các nhóm lắp mạch điện hình 22.1 SGK -GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm -GV yêu cầu các nhóm đóng khó K, quan sát Tn trả lời C2a, b -GV yêu cầu HS quan sát bảng nhiệt nóng chảy và trả lời C2c -GV?: khi có dòng điện chạy qua dây đồng, dây sắt có nóng lên không? -GV làm TN hình 22.2 SGK, yêu cầu HS quan sát để trả lời C3 -GV?: Qua 2 TN trên, hãy tìm từ thích hợp hoàn thành kết luận GV: Hướng dẫn: - Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị ...... - Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới ..... cao và ..... -GV thông báo: khi các vật nóng tới 5000C thì bắt đầu phát ra ánh sáng nhìn thấy -GV yêu cầu HS làm C4 -GV liên hệ giáo dục HS BVMT: Tác dụng nhiệt của dòng điện có thể có lợi, có thể có hại. Để làm giảm tác dụng nhiệt, người ta làm dây bằng chất có điện trở suất nhỏ. Việc dùng nhiều kim loại làm dây dẫn đến việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên --> Ngày nay đang cố gắng sử dụng vật liệu siêu dẫn trong đời sống kĩ thuật. -HS đọc C1, suy nghĩ trả lời: Bóng đèn dây tóc, bếp điện, bàn là, máy sấy tóc, mỏ hàn, -HS đọc thông tin mục C2 -HS quan sát hình, kể tên: nguồn điện 1 pin, bóng đèn pin, khóa K, dây nối -HS hoạt động nhóm lắp mạch điện -HS làm TN –trả lời: a) Bóng đèn nóng lên, có thể nhận thấy qua cảm giác của tay b) Dây tóc của bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng c) Dây tóc bóng đèn thường được làm bằng vônfram để không bị nóng chảy. -HS suy nghĩ, nêu dự đoán -HS quan sát, trả lời: a)bị cháy đứt và rơi xuống b) tác dụng nhiệt -HS hoàn thành kết luận -HS lắng nghe -HS trả lời: cầu chì nóng chảy, bị đứt, mạch bị hở -HS lắng nghe I. Tác dụng nhiệt: *) Kết luận: - Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên - Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng Hoạt động 3: (12 phút). Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện Xoáy sâu -GV yêu cầu HS quan sát hình 22.3 SGK, trả lời C5 -GV giao dụng cụ, yêu cầu các nhóm làm TN, quan sát bóng đèn bút thử điện khi nó phát sáng, trả lời C6 -GV yêu cầu HS hoàn thành kết luận GV gợi ý : Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này...... -GV đưa ra một số đèn Led, yêu cầu HS quan sát hình 22.4 và đèn thật -GV giao dụng cụ, yêu cầu HS hoạt động nhóm làm TN 2b + C7 GV: hướng dẫn C7 Đèn điôt phát quang sáng khi bản kim loại nhỏ hơn bên trong đèn được nối với cực ..... của pin và bản kim loại to hơn được nối với cực ..... -GV yêu cầu HS hoàn thành kết luận -HS: C5: 2 đầu dây trong bóng đèn tách rời nhau -HS: đèn sáng do chất khí ở giữa hai đầu dây bên trong đèn phát sáng -HS chọn từ thích hợp điền hoàn thành kết luận -HS quan sát -HS: bản kim loại nhỏ nối với cực (+), bản kim loại to nối với cực (-) -HS hoàn thành kết luận II. Tác dụng phát sáng: 1. Bóng đèn bút thử điện: *) Kết luận: Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng 2. Đèn điốt phát quang (đèn Led): *) Kết luận: Đèn điôt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng. 4. Củng cố: (5 phút) - GV?: Nêu biểu hiện của tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng - GV cho HS làm C8: E C9 SGK / Bản nối kim loại nhỏ của đèn LED voi cực A của nguồn điện và đóng công tắc K. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) - Học bài - Đọc phần “Có thể em chưa biết ở cuối bài” - Làm bài tập: 22.1à22.3 SBT - Xem trước bài 23. Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện. IV. RÚT KINH NGHIỆM: -Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trình kí tuần 25:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_7_bai_22_tac_dung_nhiet_va_tac_dung_phat.doc