Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: 

+ Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua.

+ Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.

+ Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.

- Kĩ năng: Biết quan sát TN

- Thái độ: có thói quen sử dụng điện an toàn.

II. CHUẨN BỊ:

Thầy: + Máy chiếu.

       +  Một số dụng cụ, thiết bị dùng điện: bóng đèn, công tắc, ổ lấy điện, dây nối,…

+ Tranh phóng to hình 20.1 và hình 20.3 SGK

+ Dụng cụ làm TN biểu diễn: Bóng đèn, phích cắm điện, dây nối, pin, bóng đèn pin lắp sẵn vào đế, vật cần xác định là dẫn điện hay cách điện. 

Trò: xem và soạn trước bài.

doc 3 trang Khánh Hội 22/05/2023 160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 23 	Ngày soạn:	12/1/2018
Tiết: 23 	
Bài 20. CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN.
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: 
+ Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua.
+ Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
+ Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
- Kĩ năng: Biết quan sát TN
- Thái độ: có thói quen sử dụng điện an toàn.
II. CHUẨN BỊ:
Thầy: + Máy chiếu.
 + Một số dụng cụ, thiết bị dùng điện: bóng đèn, công tắc, ổ lấy điện, dây nối,
+ Tranh phóng to hình 20.1 và hình 20.3 SGK
+ Dụng cụ làm TN biểu diễn: Bóng đèn, phích cắm điện, dây nối, pin, bóng đèn pin lắp sẵn vào đế, vật cần xác định là dẫn điện hay cách điện. 
Trò: xem và soạn trước bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Dòng điện là gì? Các thiết bị điện chỉ hoạt động khi nào?
- Nêu đặc điểm của các nguồn điện. Khi nào dòng điện chạy trong mạch điện.
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: (2 phút). Đặt vấn đề vào bài mới.
-GV đặt vấn đề vào bài như phần đầu bài 
-HS lắng nghe
Hoạt động 2: (8 phút). Tìm hiểu chất dẫn điện và chất cách điện. Xoáy sâu
-GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK
-GV?: chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì?
-GV chốt lại, ghi bảng
-GV yêu cầu HS quan sát hình 20.1 SGK và các vật thật, yêu cầu HS thảo luận nhóm (2 em) trả lời C1
GV:
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
 - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua
-HS đọc SGK
 -HS trả lời
-HS lắng nghe, ghi bài
-HS quan sát, thảo luận à trả lời: 
+ dây tóc, dây trục, hai đầu dây đèn, hai chốt cắm, lõi dây.
+ trụ thủy tinh, thủy tinh đen, vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây
I. Chất dẫn điện và chất cách điện:
 - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
 - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
Hoạt động 3: (12 phút). Xác định vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện. 
-GV đưa ra 1 số vật, yêu cầu HS hãy dự đoán vật nào dẫn điện, vật nào cách điện và để chúng ra riêng.
-GV lắp mạch điện như hình 20.2 SGK
 -GV?: Dấu hiệu cho ta biết vật cần kiểm tra là vật dẫn điện hay vật cách điện?
-GV chốt lại, làm TN, yêu cầu HS quan sátà ghi kết quả vào bảng 1
-GV yêu cầu HS làm C2, C3
-HS nhận dụng cụ và làm theo yêu cầu của gv
-HS quan sát
-HS: đèn sáng hay không sáng
-HS quan sát
-HS suy nghĩ, trả lời
*) Thí nghiệm:
Vật dẫn điện
Vật cách điện
-Dây thép
-Dây đồng
-Đoạn ruột bút chì
-Vỏ nhựa bọc dây điện
-Vỏ gỗ bút chì
 - Vật liệu thường dùng làm vật dẫn điện là: đồng, chì, nhôm,
 - Vật liệu thường dùng làm vật cách điện là: sứ, cao su, không khí,
Hoạt động 4: (10 phút). Tìm hiểu dòng điện trong kim loại. Xoáy sâu
-GV thông báo cho HS mục 1a
-GV yêu cầu HS làm C4
-GV thông báo cho HS mục 1b
-GV yêu cầu HS làm C5 
-GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình 20.4, yêu cầu HS làm C6
-GV yêu cầu HS hoàn thành kết luận. 
- GV: Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng
-HS lắng nghe.
-HS: Hạt nhân mang điện tích (+), electron mang điện tích (-).
-HS lắng nghe.
-HS: Vòng tròn có dấu (-): là electron
Phần còn lại của nguyên tử là vòng tròn lớn (bị khuyết) có dấu (+)
àChúng mang điện dương vì khi đó nguyên tử thiếu electron
-HS suy nghĩ, trả lời C6
II. Dòng điện trong kim loại:
 1. Electron tự do trong kim loại:
2. Dòng điện trong kim loại:
*) Kết luận:
 Các electron tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó.
4. Củng cố: (6 phút)
 	-GV?: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì?
-GV yêu cầu HS làm C7, C8, C9 SGK
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
- Học bài
- Đọc phần “Có thể em chưa biết ở cuối bài”
- Làm bài tập: 20.1à20.3 SBT
- Xem trước bài 21. Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
-Thầy: 
Trò: . 
Trình kí tuần 23: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_7_bai_20_chat_dan_dien_va_chat_cach_dien.doc