Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 18: Hai loại điện tích - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì?
+ Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử : hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
- Kĩ năng: giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
- Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: Bố trí các tấm kim loại tích điện trong nhà máy khiến bụi bị nhiễm điện và bị hút vào tấm kim loại, giữ môi trường trong sạch, bảo vệ sức khỏe công nhân.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: + Hình vẽ mô hình đơn giản của nguyên tử (hình 18.4 SGK)
+ Dụng cụ TN: 3 mảnh ni lông màu trắng đục 13x25cm, 1 bút chì vỏ gỗ còn mới, 1 kẹp giấy, 2 thanh nhựa sẫm màu giống nhau dài 20cm, 1 mảnh len, 1 mảnh lụa, 1 thanh thuỷ tinh, 1 trục quay với nhọn thẳng đứng.
- Trò: xem trước bài.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 18: Hai loại điện tích - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 21 Ngày soạn: 27/12/2018 Tiết: 21 Bài 18. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: + Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì? + Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử : hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện. - Kĩ năng: giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát. - Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: Bố trí các tấm kim loại tích điện trong nhà máy khiến bụi bị nhiễm điện và bị hút vào tấm kim loại, giữ môi trường trong sạch, bảo vệ sức khỏe công nhân. II. CHUẨN BỊ: - Thầy: + Hình vẽ mô hình đơn giản của nguyên tử (hình 18.4 SGK) + Dụng cụ TN: 3 mảnh ni lông màu trắng đục 13x25cm, 1 bút chì vỏ gỗ còn mới, 1 kẹp giấy, 2 thanh nhựa sẫm màu giống nhau dài 20cm, 1 mảnh len, 1 mảnh lụa, 1 thanh thuỷ tinh, 1 trục quay với nhọn thẳng đứng. - Trò: xem trước bài. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách nào? Vật bị nhiễm điện có khả năng gì? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (1 phút). Tổ chức tình huống học tập. -GV đặt vấn đề vào bài như phần đầu bài SGK -HS lắng nghe, suy nghĩ Hoạt động 2: (9 phút). Làm TN 1, tạo ra vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng. -GV giới thiệu TN 1, yêu cầu HS quan sát hình 18.1, 18.2 SGK -GV làm TN 1 -GV gọi đại diện HS trình bày kết quả TN -GV yêu cầu HS chọn từ thích hợp hoàn thành nhận xét -HS quan sát, lắng nghe -HS quan sát hiện tượng. -HS trình bày kết quả TN -HS chọn từ hoàn thành nhận xét Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. I. Hai loại điện tích: *) Thí nghiệm1: Hoạt động 3: (9 phút). Làm TN 2, phát hiện hai vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác loại. -GV: làm TN 2 -GV yêu cầu HS chọn từ thích hợp hoàn thành nhận xét. -HS quan sát hiện tượng. -HS chọn từ điền hoàn thành nhận xét Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại *) Thí nghiệm 2: Hoạt động 4: (9 phút). Kết luận và vận dụng kiến thức hiểu biết về hai loại điện tích và lực tác dụng giữa chúng (Xoáy sâu) -GV yêu cầu HS từ kết quả TN và 2 nhận xét, hãy viết đầy đủ câu kết luận -GV thông báo tên hai loại điện tích và quy ước gọi tên. -GV yêu cầu HS trả lời C1 + Thanh nhựa sẫm màu cọ xát với vải khô thì thanh nhựa nhiễm điện gì? + Thanh nhựa và mảnh vải hút nhau thì chúng nhiễm điện cùng loại hay khác loại? + Mảnh vải nhiễm điện gì? -GV liên hệ giáo dục HS BVMT: Bố trí các tấm kim loại tích điện trong nhà máy khiến bụi bị nhiễm điện và bị hút vào tấm kim loại, giữ môi trường trong sạch, bảo vệ sức khỏe công nhân. -HS suy nghĩ à hoàn thành kết luận -HS lắng nghe, ghi bài -HS độc lập suy nghĩ à trả lời -HS lắng nghe *) Kết luận: Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau. *) Quy ước: - Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-) - Điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+) C1: - Mảnh vải mang điện tích dương. - Vì hai vật bị nhiễm điện hút nhau thì chúng mang điện tích khác loại. Mà theo quy ước, thước nhựa nhiễm điện âm à Mảnh vải mang điện dương. Hoạt động 5: (11 phút). Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử. -GV đặt vấn đề như phần đầu mục II - GV treo hình 18.4 SGK -GV yêu cầu HS nhận biết đâu là hạt nhân? đâu là electron? - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: + Hạt nhân mang điện tích gì? + Xung quanh hạt nhân có gì? + Electron mang điện tích gì? + Số điện tích âm ntn với số điện tích dương? + Có phải các electron luôn đứng yên ở một vị trí cố định? -GV treo hình 18.4 SGK và thông báo 4 nội dung của cấu tạo nguyên tử. -GV lần lượt yêu cầu học sinh trả lời C2, C3, C4 -HS lắng nghe, suy nghĩ. - HS quan sát -HS quan sát hình, chỉ trên hình vẽ. -HS đọc mục II SGK và trr lời câu hỏi của GV -HS lắng nghe -HS thảo luận trả lời C2, C3, C4 II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử: (SGK) III. Vận dụng: C2: Phải. Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân của nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở electron chuyển động xung quanh. C3: Vì các vật đó chưa bị nhiễm điện, các điện tích (-), (+) trung hoà lẫn nhau. C4: - Mảnh vải mất bớt elevtrronà nhiễm điện dương - Thước nhựa nhận thêm electron à nhiễm điện âm 4. Củng cố: (1 phút) - GV?: Có mấy loại điện tích? Những vật nhiễm điện loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau? Khi nào thì một vật nhiễm điện âm? Khi nào thì một vật nhiễm điện dương? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) - Học bài - Đọc phần “Có thể em chưa biết ở cuối bài” - Làm bài tập: 18.1 à 18.3 SBT - Xem trước bài 19. Dòng điện - Nguồn điện. IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Thầy. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trình kí tuần 21:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_7_bai_18_hai_loai_dien_tich_nam_hoc_2018.doc