Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: 

+ Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.

+ Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.

- Kĩ năng: Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.

-Thái độ: 

+ Ham hiểu biết, yêu thích môn học.

+ Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống: BVMT: sự cọ xát của các đám mây vào nhau khi trời mưa dông làm chúng nhiễm điện trái dấu à sự phóng điện: vừa có lợi, vừa có hại. Có lợi: giúp điều hòa khí hậu; có hại: phá hủy nhà cửa, công trình, ảnh hưởng đến tính mạng con người à cần xây dựng các cột thu lôi.

II. CHUẨN BỊ:

      - Thầy: dụng cụ TN cho các nhóm: thước nhựa dẹt, thanh thủy tinh, vụn giấy, vụn nilông, quả cầu bằng nhựa xốp, giá TN, mảnh kim loại mỏng, mảnh vải khô, bút thử điện loại thông mạch.

      - Trò: xem trước bài.

doc 3 trang Khánh Hội 22/05/2023 160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 20 	Ngày soạn: 28/ 12/2017	
Tiết: 19 	
Bài 17. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT 
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: 
+ Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
+ Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.
- Kĩ năng: Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
-Thái độ: 
+ Ham hiểu biết, yêu thích môn học.
+ Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống: BVMT: sự cọ xát của các đám mây vào nhau khi trời mưa dông làm chúng nhiễm điện trái dấu à sự phóng điện: vừa có lợi, vừa có hại. Có lợi: giúp điều hòa khí hậu; có hại: phá hủy nhà cửa, công trình, ảnh hưởng đến tính mạng con người à cần xây dựng các cột thu lôi.
II. CHUẨN BỊ:
 - Thầy: dụng cụ TN cho các nhóm: thước nhựa dẹt, thanh thủy tinh, vụn giấy, vụn nilông, quả cầu bằng nhựa xốp, giá TN, mảnh kim loại mỏng, mảnh vải khô, bút thử điện loại thông mạch.
 - Trò: xem trước bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
Kiểm tra bài cũ: không kt
Nội dung bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: (6 phút). Tổ chức tình huống học tập.
-GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 47 SGK
-GV?: Hãy cho biết các hiện tượng được mô tả trong các hình?
-GV? Hãy kể một vài hiện tượng điện khác mà em biết?
-GV: đặt vấn đề vào bài như phần đầu bài SGK
-HS quan sát
-HS trả lời: Nam châm điện, chải tóc. 
-HS: đèn điện sáng, quạt điện quay,
-HS lắng nghe.
Hoạt động 2: (14 phút). Làm TN 1 phát hiện nhiều vật cọ xát có tính chất mới hút các vật khác. Xoáy sâu
-GV: yêu cầu HS quan sát hình 17.1a, b
-Gv yêu cầu HS đọc TN 1, nêu các dụng cụ, cách tiến hành.
-GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm TN (lưu ý: trước khi cọ xát phải kiểm tra có xảy ra hiện tượng gì chưa) 
-GV yêu cầu HS chọn từ thích hợp trong khung điền hoàn thành kết luận 1
- Vật bị nhiễm điện có khả năng gì?
-HS quan sát hình
-HS đọc SGK, kể tên các dụng cụ, cách tiến hành TN
-HS làm việc theo nhóm hoàn thành bảng 1 
- Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác
I.Vật nhiễm điện:
1. Thí nghiệm 1:
*) Kết luận 1:
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
Hoạt động 3: (10 phút).Làm TN 2 phát hiện vật bị cọ xát bị nhiễm điện (hay mang điện tích) có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. Xoáy sâu
-GV?: Nhiều vật sau khi được cọ xát đã có đặc điểm gì mà lại có thể hút các vật khác?
-GV lần lượt làm TN loại bỏ ý sai.
-GV làm TN 2 (lưu ý kiểm tra mảnh tôn trước khi đem mảnh phim)
-GV yêu cầu HS nêu kết quả TN
-GV yêu cầu HS hoàn thành kết luận 2
-GV thông báo: vật nhiễm điện là vật như thế nào? 
- GV Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách nào?
-HS: suy nghĩ àtrả lời:
Vật bị nóng lên, trở thành nam châm, bị nhiễm điện.
-HS quan sát
-HS trình bày kết quả TN
-HS chọn từ thích hợp hoàn thành kết luận 2
-HS lắng nghe.
- Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách cọ xát.
2.Thí nghiệm 2:
*) Kết luận 2:
Nhiều vật khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
Hoạt động 4: (10 phút). Vận dụng.
-GV gọi HS đọc đề
-GV dẫn dắt HS giải thích
-GV giáo dục HS BVMT: Sự cọ xát của các đám mây vào nhau khi trời mưa dông làm chúng nhiễm điện trái dấu à sự phóng điện: vừa có lợi, vừa có hại. Có lợi: giúp điều hòa khí hậu; có hại: phá hủy nhà cửa, công trình, ảnh hưởng đến tính mạng con người à cần xây dựng các cột thu lôi.
-HS đọc đề SGK
-HS giải thích hiện tượng theo hướng dẫn của GV
-HS lắng nghe.
III. Vận dụng:
 C1: Lược và tóc cọ xát à lược và tóc đều nhiễm điện à lược nhựa hút kéo tóc thẳng ra.
 C2: - Khi thổi, luồng gió làm bụi bay đi.
 - Cánh quạt quay cọ xát với không khí à cánh quạt bị nhiễm điện à cánh quạt hút các hạt bụi ở gần nó. Mép quạt cọ xát nhiều nên nhiễm điện nhiều nhất à mép quạt hút bụi mạnh nhất, bụi bám nhiều nhất.
4. Củng cố: (2 phút)
- GV?: Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách nào? Vật bị nhiễm điện có khả năng gì?
Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
- Học bài
- Đọc phần “Có thể em chưa biết ở cuối bài”
- Làm bài tập: 17.1à17.3 SBT
- Xem trước bài 18. Hai loại điện tích
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
- Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Trò:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  
Trình kí tuần 20: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_7_bai_17_su_nhiem_dien_do_co_xat_nam_hoc.doc