Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: 

+ Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.

          + Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.

   + Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản âm.

     - Kĩ năng: Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.

     - Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: khi thiết kế các rạp hát cần có biện pháp  để tạo ra độ vọng hợp lí để tăng cường âm, ...  

II. CHUẨN BỊ: 

     - Thầy: Tranh phóng to hình 14.1 SGK 

     - Trò: Xem trước bài

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

     1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

         - HS 1:  Âm truyền được trong những môi trường nào? Không truyền được trong môi trường nào? Chữa bài tập 13.1, 13.2 SBT

         - HS 2: So sánh vận tốc truyền âm trong môi trường rắn, lỏng, khí. Chữa bài tập 13.3 SBT

doc 3 trang Khánh Hội 22/05/2023 120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 15	Ngày soạn: 14/11/2018
Tiết: 15 	 
Bài 14: PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: 
+ Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
 + Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
 + Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản âm.
 - Kĩ năng: Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.
 - Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: khi thiết kế các rạp hát cần có biện pháp để tạo ra độ vọng hợp lí để tăng cường âm, ...	 
II. CHUẨN BỊ: 
 - Thầy: Tranh phóng to hình 14.1 SGK 
 	- Trò: Xem trước bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 - HS 1: Âm truyền được trong những môi trường nào? Không truyền được trong môi trường nào? Chữa bài tập 13.1, 13.2 SBT
 - HS 2: So sánh vận tốc truyền âm trong môi trường rắn, lỏng, khí. Chữa bài tập 13.3 SBT
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: (2 phút). Đặt vấn đề vào bài: 
-GV đặt vấn đề như phần đầu bài SGK.
-HS lắng nghe, suy nghĩ, nhận thức vấn đề cần tìm hiểu. 
Hoạt động 2: (15 phút). Tìm hiểu âm phản xạ – Tiếng vang:
-GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.SGK
-GV thông báo: thế nào là âm phản xạ?
-GV?: Âm phản xạ và tiếng vang có gì giống và khác nhau?
-GV lần lượt gọi HS trả lời C1, C2, C3 SGK
-GV yêu cầu HS hoàn thành phần kết luận
(Xoáy sâu)
-HS đọc SGK
-HS lắng nghe, ghi bài 
-HS trả lời
-HS trả lời
C1: Ở giếng, ngõ hẹp dài, phòng rộng. Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm phản xạ.
C2 : Vì ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm phát ra, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ tường cùng một lúc nên nghe to hơn.
 C3 : a) Trong cả hai phòng đều có âm phản xạ. 
b) khoảng cách giữa người nói và bức tường để nghe rõ được tiếng vang là: 
 S =v.t = 340. = 11,3m
-HS tìm từ thích hợp điền vào chỗ “” hoàn thành kết luận.
 I. Âm phản xạ - Tiếng vang:
 *) Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ.
*) Kết luận : 
 Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách với âm phát ra một khoảng thời gian ít nhất là giây.
Hoạt động 3: (11 phút). Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt và phản xạ âm kém: (xoáy sâu)
-GV gọi HS đọc phần thông tin mục II SGK 
-GV?: 
+ Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt?
+ Vật như thế nào thì phản xạ âm kém?
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (2 em) làm C4
- GV gọi đại diện nhóm lên bảng ghi kết quả cho lớp nhận xét
-GV giáo dục HS BVMT: khi thiết kế các rạp hát cần có biện pháp để tạo ra độ vọng hợp lí để tăng cường âm, ...	
-HS đọc SGK
-HS trả lời.
-HS suy nghĩ trả lời
-HS: ghi kết quả lên bảng 
-HS lắng nghe.
II. Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ kém:
 - Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).
 - Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.
 C4 : - Vật phản xạ âm tốt là: Mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch.
 - Vật phản xạ âm kém là: Miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp.
4. Củng cố: (10 phút)
 GV yêu cầu HS làm C5, C6, C8 SGK; C7 SGK.	 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
- Học bài
- Đọc phần “có thể em chưa biết” ở cuối bài.
- Làm bài tập: 14.1; 14.2; 14.5 SBT; 14.3; 14.6 SBT.	
- Xem trước bài 15: “Chống ô nhiễm tiếng ồn”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
	- Thầy: . 
..
..
..
..
	- Trò: ..
..
..
..
..
	Trình kí tuần 15: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_7_bai_14_phan_xa_am_tieng_vang_nam_hoc_20.doc