Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
2. Kỹ năng: - Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.
- Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mền, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
- Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng các kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản
Nghiêm túc trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ :
GV: - Tranh vẽ hình 14.1
HS: Nghiên cứu bài ở nhà.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức : (1p)
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Ngày soạn: 4/11/2017 Tuần 15 Tiết 15: BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM- TIẾNG VANG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ. 2. Kỹ năng: - Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn. - Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mền, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. - Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm. 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng các kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản Nghiêm túc trong giờ học. II. CHUẨN BỊ : GV: - Tranh vẽ hình 14.1 HS: Nghiên cứu bài ở nhà. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP : 1. Ổn định tổ chức : (1p) Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (6p) - Môi trường nào truyền được âm, môi trường nào truyền âm tốt. - Bài tập 13.2 , 13.3 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thày Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1 : Tình huống (3p) Tại sao trong rạp hát người ta làm tường sần sùi, mu vàm Hoạt động 2 : Nghiên cứu âm phản xạ - tiếng vang.(10p) Xoáy sâu - Gọi 2 học sinh đọc phần I - Giáo viên nhắc lại khái niệm “tiếng vang” và nhấn mạnh thời gian ta nghe được tiếng vang. định nghĩa âm phản xạ - Yêu cầu học sinh trả lời C1 - GV hướng dẫn + Tiếng vang ở vùng có núi..... + Tiếng vang trong phòng rộng...... + Tiếng vang từ giếng nước sâu.......... - Yêu cầu học sinh đọc C2, - Gv hướng dẫn -HS: trả lời C2: + vì ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm phát ra, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ tường cùng một lúc nên nghe to hơn. C3 thảo luận nhóm. - Giáo viên có thể gợi mở : + cả 2 phòng đều có âm phản xạ. Khi em nói to trong phòng nhỏ, mặc dù vẫn có âm phản xạ từ tường phòng đến tai nhưng em không nghe được tiếng vang vì âm phản xạ từ phòng tường và âm nói ra đến tai em gần như cùng một lúc. + Khoáng cách giữa người nói và bức tường để nghe rõ được tiếng vang là: 340m/s. 1/30s = 11,3m - Yêu cầu học sinh thảo luận để điền vào chỗ trống. - GV: Khi nào có tiếng vang? - 2 học sinh đọc SGK -Học sinh hoạt động cá nhân và trả lời C1 + Tiếng vang ở vùng có núi + Tiếng vang trong phòng rộng + Tiếng vang từ giếng nước sâu. -HS: trả lời C2: + vì ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm phát ra, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ tường cùng một lúc nên nghe to hơn. - Học sinh hoạt động theo nhóm. - Học sinh thảo luận nhóm điền vào chỗ trống. - HS: Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách vói âm phát ra một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. I. Âm phản xạ. Tiếng vang : - Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ. * Kết luận: Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách vói âm phát ra một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. Hoạt động 3 : Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém (10p) xoáy sâu - Yêu cầu học sinh đọc mục II SGK, các em còn lại quan sát và cho biết : + Âm truyền như thế nào? Đi từ đâu đến đâu? + Giữa gương và tấm bìa thì vật nào phản xạ âm tốt? Kém? - Yêu cầu HS trả lời C4: - GV: nhận xét câu C4 - GV: Thế nào là vật phản xạ âm kém? - Các vật mềm xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. - GV: Thế nào là vật phản xạ âm tốt? - Các vật cứng có bề mặt nhẳn phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém) GV: Tích hợp BVMT: Khi thiết kế các rạp hát, cần có biện pháp để tạo ra độ vọng hợp lí để tăng cường âm, nhưng nếu tiếng vọng kéo dài sẽ làm âm nghe không rõ, gây cảm giác khó chịu. - Học sinh hoạt động cá nhân và trả lời các câu hỏi của giáo viên. HS: trả lời C4 -Vật phản xạ âm tốt là: Mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch. -Vật phản xạ kém: Miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp. - HS lắng nghe. II. Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém : - Các vật mềm xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. - Các vật cứng có bề mặt nhẳn phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém) Hoạt động 4 : Vận dụng (10p) - Yêu cầu học sinh trả lời mở đầu. - Trả lời các câu : C5, C6, C7 GV: gợi ý C5: làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang. Âm nghe được rõ hơn. C6: Mỗi khi khó nghe, người ta làm như vậy để hướng âm phản xạ từ tay đến tai ta giúp ta nghe được âm to hơn. C7: . 1500m/s.1/2s = 750m - Nâng cao: Đo độ sâu của biển bằng cách phát một sóng siêu âm vào môi trường nước khi sóng này đến đáy đại dương thì lập tức bị phản xạ lại. Biết vận tốc của nó bằng 1500m/s và phát âm cho đến nhận âm mất 1,6 giây, tính độ sâu của biển tại vị trí đó. ( Q Đường mà sóng siêu âm đi là 1500 . 1,6 = 2400 (m) Độ sâu của biển là 2400 : 2 = 1200 (m) - Học sinh thực hiện theo yêu cầu giáo viên HS: ghi vào vở III. Vận dụng: C5: làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang. Âm nghe được rõ hơn. C6: Mỗi khi khó nghe, người ta làm như vậy để hướng âm phản xạ từ tay đến tai ta giúp ta nghe được âm to hơn. C7: Âm truyền từ tàu đến đáy biển trong ½ giây. Độ sâu của biển là 1500m/s.1/2s = 750m. 4. Củng cố : (3p) - Khi nào có âm phản xạ? Tiếng vang là gi? Cứ có âm phản xạ thì có tiếng vang, vật phản xạ âm tốt, kém - Nếu tiếng vang kéo dài thì tiếng nói, tiếng hát có nghe rõ không? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2p) - Học bài - Làm bài tập 14.114.5 - Đọc phần “có thể em chưa biết” IV. RÚT KINH NGHIỆM: GV:.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... HS:............................................................................................................................................................................................................................................................................ Trình ký tuần 15
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_7_bai_14_phan_xa_am_tieng_vang_nam_hoc_20.doc