Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 13: Môi trường truyền âm - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

           - Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng và khí ; không truyền trong chân không.

           - Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.

           - Nghiêm túc trong hoạt động nhóm.

II. CHUẨN BỊ: 

    - Thầy: Dụng cụ làm TN biểu diễn gồm:

           + 2 trống da trung thu, 1 que gõ, 1 giá đỡ trống.

           + 1 bình nhỏ (hoặc cốc) có nắp đậy.

           + 1 nguồn âm nhỏ có thể bỏ lọt vào bình (hoặc cốc)

     - Trò: Xem trước bài

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

    1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

  Khi nào âm phát ra to?Độ to của âm được đo bằng đơn vị gì?

doc 3 trang Khánh Hội 22/05/2023 80
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 13: Môi trường truyền âm - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 13: Môi trường truyền âm - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 13: Môi trường truyền âm - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 14	Ngày soạn: 07/11/2018
Tiết: 14 	 
 Bài 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
I. MỤC TIÊU:
	- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng và khí ; không truyền trong chân không.
	- Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.
	- Nghiêm túc trong hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ: 
 - Thầy: Dụng cụ làm TN biểu diễn gồm:
	+ 2 trống da trung thu, 1 que gõ, 1 giá đỡ trống.
	+ 1 bình nhỏ (hoặc cốc) có nắp đậy.
	+ 1 nguồn âm nhỏ có thể bỏ lọt vào bình (hoặc cốc)
 	- Trò: Xem trước bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 Khi nào âm phát ra to?Độ to của âm được đo bằng đơn vị gì?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: (2 phút). Đặt vấn đề vào bài: 
-GV gọi HS đọc câu hỏi đầu bài SGK
 -GV?: âm đã truyền từ nguồn phát âm đến tai người như thế nào? Qua những môi trường nào?
-GV dẫn dắt HS vào bài.
-HS đọc SGK theo yêu cầu của GV 
-HS suy nghĩ, nhận thức vấn đề cần nghiên cứu (có thể trả lời)
Hoạt động 2: (24 phút). Môi trường truyền truyền âm: (Xoáy sâu)
-GV giới thiệu TN hình 13.1 SGK và yêu cầu HS nêu dự đoán hiện tượng xảy ra như thế nào?
-GV làm TN hình 13.1, yêu cầu HS quan sát và trả lời C1, C2
-GV hướng dẫn HS làm TN như hình 13.2 SGK (gv gọi 3 HS lên bảng làm TN, cả lớp theo dõi)
-GV yêu cầu HS trả lời C3
-GV giới thiệu TN
-GV làm TN hình 13.3 SGK, yêu cầu HS lắng nghe và trả lời C4
-GV yêu cầu HS quan sát hình 13.4, gv gọi HS đọc thông tin mục 4 (hết C5)
-GV yêu cầu HS làm C5
-GV gọi HS đọc và hoàn thành phần kết luận
-HS quan sát, lắng nghe, nêu dự đoán.
-HS quan sát TN, suy nghĩ trả lời câu hỏi
-HS hoạt động nhóm làm TN hình 13.2 SGK 
-HS suy nghĩ, trả lời
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe, suy nghĩ, trả lời
-HS quan sát, đọc SGK
-HS HS suy nghĩ, trả lời
-HS hoàn thành kết luận
I. Môi trường truyền âm:
 1. Sự truyền âm trong chất khí:
 C1: Hiện tượng: Quả cầu bấc gần trống 2 dao động à âm đã được không khí truyền từ mặt trống 1 đến mặt trống 2.
 C2: Biên độ dao động của quả cầu 2 nhỏ hơn biên độ dao động của quả cầu 1.
 càng xa nguồn âm, âm càng nhỏ.
 2. Sự truyền âm trong chất rắn:
 C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường rắn.
 3. Sự truyền âm trong chất lỏng: 
 C4: Âm truyền đến tai qua môi trường: rắn, lỏng, khí.
 4. Âm có thể truyền được trong chân không hay không? 
 C5: chứng tỏ: âm không truyền qua chân không.
 *) Kết luận:
 -Âm có thể truyền qua những môi trường như: rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không
 - Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ
Hoạt động 3: (5 phút). Vận tốc truyền âm: 
-GV yêu cầu đọc thông tin mục 5, trả lời C6 
-HS đọc SGK, trả lời
5. Vận tốc truyền âm:
 C6: Vận tốc truyền âm trong nước nhỏ hơn trong thép và lớn hơn trong không khí.
4. Củng cố: (7 phút)
 - GV chốt lại nội dung trọng tâm của bài
 - GV: gọi HS đọc phần “ghi nhớ”
 -GV yêu cầu HS làm C7, C8, C9 SGK; C10SGK.	 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
- Học bài
- Đọc phần “có thể em chưa biết” ở cuối bài.
- Làm bài tập: 13.1 à 13.3 SBT; 13.4 SBT.
- Xem trước bài 14: “Phản xạ âm – Tiếng vang”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
	- Thầy: . 
..
..
..
..
	- Trò: ..
..
..
..
..
	Trình kí tuần 14: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_7_bai_13_moi_truong_truyen_am_nam_hoc_201.doc