Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 12: Độ to của âm - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ.
+ Nêu được thí dụ về độ to của âm.
- Kĩ năng: Qua TN rút ra được:
+ Khái niệm biên độ dao động
+ Độ to nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ.
- Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
* Thầy : - Dụng cụ làm TN biểu diễn:
+ 1 giá TN
+ 1 cái trống và dùi gõ
+ 1 con lắc
- Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS: 2 lá thép có độ dài khoảng 20cm và 30cm.
* Trò: Xem trước bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
- Tần số là gì? Nêu đơn vị tần số.
- Âm cao (thấp) phụ thuộc như thế nào vào tần số?
- Chữa bài tập: 11.1, 11.2/ SBT.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 12: Độ to của âm - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 13 Ngày soạn: 31/10/2017 Tiết: 13 Bài 12: ĐỘ TO CỦA ÂM I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: + Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. + Nêu được thí dụ về độ to của âm. - Kĩ năng: Qua TN rút ra được: + Khái niệm biên độ dao động + Độ to nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ. - Thái độ: Nghiêm túc trong học tập. II. CHUẨN BỊ: * Thầy : - Dụng cụ làm TN biểu diễn: + 1 giá TN + 1 cái trống và dùi gõ + 1 con lắc - Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS: 2 lá thép có độ dài khoảng 20cm và 30cm. * Trò: Xem trước bài III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). - Tần số là gì? Nêu đơn vị tần số. - Âm cao (thấp) phụ thuộc như thế nào vào tần số? - Chữa bài tập: 11.1, 11.2/ SBT. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (3 phút). Đặt vấn đề vào bài: -GV yêu cầu 1 HS nam, 1HS nữ lần lượt hát cùng 1 đoạn của bài hát. -GV yêu cầu HS nhận xét: bạn nào hát to, bạn nào hát nhỏ. -GV đặt vấn đề vào bài như phần đầu bài SGK. -HS lần lượt hát theo yêu cầu của GV. -HS nêu nhận xét. -HS lắng nghe, suy nghĩ. Hoạt động 2: (20 phút). Nghiên cứu về biên độ dao động và mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm phát ra: Xoáy sâu -GV yêu cầu HS đọc TN 1 SGK -GV?: TN gồm dụng cụ gì? Tiến hành TN như thế nào? -GV giao dụng cụ, yêu cầu HS hoạt động nhóm làm TN hoàn thành C1 -Gv giới thiệu: “Biên độ dao động” là gì? - Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là gì ? -GV yêu cầu HS dựa vào kết quả bảng 1 hoàn thành C2 -GV gọi HS đọc TN 2 SGK -GV giới thiệu dụng cụ, làm TN -GV yêu cầu HS hoàn thành C3 -GV: Qua các TN trên, các em hãy lựa chọn từ thích hợp điền hoàn thành kết luận. - GV : Khi nào âm phát ra to (nhỏ) ? -HS đọc SGK -HS trả lời: thước thép, hộp gỗ. -HS hoạt động nhóm làm TN à hoàn thành bảng 1 Cách làm thước dao động Đầu thước dao động mạnh hay yếu? Âm phát ra to hay nhỏ? a)Nâng đầu thước lệch nhiều? b) nâng đầu thước lệch ít -HS lắng nghe, ghi bài -HS: Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động -HS suy nghĩ, trả lời. -HS đọc SGK -HS lắng nghe, quan sát -HS suy nghĩ, trả lời. -HS suy nghĩ, trả lời. HS: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. I. Âm to, âm nhỏ – Biên độ dao động: 1. Thí nghiệm: a. Thí nghiệm 1: C1: Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động. C2: Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (ít), biên độ dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng to (nhỏ). b. Thí nghiệm 2: C3: Quả cầu bấc lệch càng nhiều (ít), chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn (nhỏ), tiếng trống càng to (nhỏ). 2. Kết luận: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. Hoạt động 3: (8 phút). Tìm hiểu độ to của một số âm: -GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II -GV?: Đơn vị độ to của âm là gì? Kí hiệu. -GV thông báo: Để đo độ to của âm người ta sử dụng máy đo. -GV giới thiệu: độ to của một số âm, độ to của âm bao nhiêu thì làm đau tai. -HS đọc SGK -HS trả lời -HS lắng nghe (Xem bảng 2 về độ to của một số âm). II. Độ to của một số âm: - Độ to của âm đo bằng đơn vị đêxiben. - Kí hiệu dB - Người ta dùng máy để đo độ to của âm. 4. Củng cố: (6 phút) - GV? Thế nào là biên độ dao động? Đơn vị đo của âm là gì? Kí hiệu. - GV: yêu cầu HS làm C4, C6 SGK - GV H dẫn HS làm C4, C6 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) - Học bài - Đọc phần “có thể em chưa biết” ở cuối bài. - Làm bài tâp: 12.1 à 12.3 SBT - Xem trước bài 13: “Môi trường truyền âm” IV. RÚT KINH NGHIỆM: Thầy: . , .. Trò.. Trình kí tuần 13:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_7_bai_12_do_to_cua_am_nam_hoc_2017_2018_t.doc