Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 11: Độ cao của âm - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.
- Kĩ năng:
+ Biết quan sát TN để hiểu tần số là gì?
+ Làm thí nghiệm để thấy được mối quan hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm.
+ Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
- Thái độ:
+ Nghiêm túc trong học tập.
+ Vận dụng kiến thức vào cuộc sống : dựa vào biểu hiện khác thường của sinh vật nhạy với hạ âm để nhận biết bão, bắt chước tần số siêu âm của dơi để chế tạo máy đuổi muỗi.
II. CHUẨN BỊ:
* Thầy : - Dụng cụ làm TN biểu diễn:
+ 1 giá TN
+ 1 con lắc đơn chiều dài 20cm ; 1 con lắc đơn chiều dài 40cm
+ 1 quạt điện có nấc bật số khác nhau.
+ 1 tấm bìa mỏng
- Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS: 2 lá thép có độ dài khoảng 20cm và 30cm.
* Trò: Xem trước bài
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 11: Độ cao của âm - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 12 Ngày soạn: 22/10/2017 Tiết: 12 Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. - Kĩ năng: + Biết quan sát TN để hiểu tần số là gì? + Làm thí nghiệm để thấy được mối quan hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm. + Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật. - Thái độ: + Nghiêm túc trong học tập. + Vận dụng kiến thức vào cuộc sống : dựa vào biểu hiện khác thường của sinh vật nhạy với hạ âm để nhận biết bão, bắt chước tần số siêu âm của dơi để chế tạo máy đuổi muỗi. II. CHUẨN BỊ: * Thầy : - Dụng cụ làm TN biểu diễn: + 1 giá TN + 1 con lắc đơn chiều dài 20cm ; 1 con lắc đơn chiều dài 40cm + 1 quạt điện có nấc bật số khác nhau. + 1 tấm bìa mỏng - Dụng cụ TN cho mỗi nhóm HS: 2 lá thép có độ dài khoảng 20cm và 30cm. * Trò: Xem trước bài III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút). Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? Chữa bài tập 10.1, 10.2 SBT. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (4 phút). Đặt vấn đề vào bài: -GV yêu cầu 1 HS nam, 1HS nữ hát 1 đoạn ngắn ( HS tự chọn) -GV yêu cầu HS nhận xét: bạn nào hát giọng cao, bạn nào hát giọng thấp. -GV đặt vấn đề vào bài như phần đầu bài SGK. -HS nam hát, HS nữ hát theo yêu cầu của GV. -HS nêu nhận xét. -HS lắng nghe, suy nghĩ. Hoạt động 2: (12 phút). Quan sát dao động nhanh, chậm và nghiên cứu khái niệm tần số: -GV bố trí TN như hình 11.1 SGK -GV hướng dẫn HS: + Cách xác định 1 dao động + Cách xác định số dao động của vật trong 10 giây. -GV làm TN hình 11.1 SGK, yêu cầu HS cả lớp quan sát, xác định số dao động trong 10 giây và trả lời C1 -GV giới thiệu khái niệm tần số và đơn vị tần số -GV?: Tần số dao động của con lắc a và b là bao nhiêu? -GV yêu cầu HS hoàn thành C2 và phần nhận xét. GV: số dao động trong 1s gọi là gì? -HS quan sát -HS lắng nghe -HS quan sát TN, đếm số dao động, trả lời C1. Con lắc Con lắc nào dđ nhanh? Con lắc nào dđ chậm? Số dđ trong 10 giây Số dđ trong 1 giây a b -HS lắng nghe, ghi bài -HS tínhà trả lời C C C2: con lắc b -HS suy nghĩ, trả lời. HS: Số dao động trong 1 giây gọi là tần số I. Dao động nhanh, chậm – Tần số: 1. Thí nghiệm 1: C1: Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là HZ. C2: con lắc b 2. Nhận xét: Dao động càng chậm (nhanh), tần số dao động càng nhỏ (lớn). Hoạt động 3: (16 phút). Nghiên cứu mối liên hệ giữa tần số và độ cao của âm: -GV giới thiệu cách làm TN -GV giao dụng cụ, yêu cầu HS làm TN 2 à trả lời C3 -GV làm TN hình 11.3 SGK (Thay bằng bấm công tắc 1 quạt điện), yêu cầu HS lắng nghe, hoàn thành C4 -GV yêu cầu Hs dựa vào kết quả TN 1, 2, 3 hoàn thành kết luận. -GV giới thiệu cho HS một số ứng dụng của độ cao của âm: dựa vào biểu hiện khác thường của sinh vật nhạy với hạ âm để nhận biết bão, bắt chước tần số siêu âm của dơi để chế tạo máy đuổi muỗi. -HS lắng nghe -HS hoạt động nhóm làm TNà trả lời C3 ......chậm, âm phát ra thấp. - .......nhanh, âm phát ra cao. -HS quan sát, lắng ngheà trả lời C4. -........ chậm, âm phát ra thấp. -.......... nhanh, âm phát ra cao. -HS suy nghĩ, hoàn thành kết luận. -HS lắng nghe. II. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm): 1. Thí nghiệm 2: C3: -Phần tự do của thước dài dao động chậm, âm phát ra thấp. - Phần tự do của thước ngắn dao động nhanh, âm phát ra cao. 2. Thí nghiệm 3: C4: -Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động chậm, âm phát ra thấp. -Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động nhanh, âm phát ra cao. 3. Kết luận: Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng cao (thấp). 4. Củng cố: (7 phút) - GV chốt lại nội dung trọng tâm của bài. C5: Vật có tần số 70Hz dao động nhanh hơn - GV: yêu cầu HS làm bài tập: Một vật buộc chặt vào dây mảnh treo lên một điểm cố định được gọi là con lắc. một con lắc thực hiện 20 dao động trong thời gian 10 giây. Tần số dao động của con lắc là bao nhiêu? ( Tl: Tần số dao động của con lắc là: 20: 10 = 2 Hz ) 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) - Học bài - Đọc phần “ có thể em chưa biết” ở cuối bài. - Làm bài tâp: 11.1 à11.4 SBT - Xem trước bài 12: “Độ to của âm” IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Thầy: . .. Trò .. .. Trình kí tuần 12:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_7_bai_11_do_cao_cua_am_nam_hoc_2017_2018.doc