Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
+ Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
+ Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.
+ Đọc hiểu thông tin SGK
+ Liên hệ thực tế, yêu thích môn học
+ Vận dụng kiến thức: BVMT: có kế hoạch học tập và vui chơi dã ngoại hợp lí để bảo vệ mắt.
II. CHUẨN BỊ:
Thầy:
- 1 đèn pin
- Dụng cụ TN hình 1.2 SGK
Trò: Xem trước bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 7 - Bài 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 1 Ngày soạn:10/8/2017 Tiết: 1 CHƯƠNG I: QUANG HỌC Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG I. MỤC TIÊU: + Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. + Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng. + Đọc hiểu thông tin SGK + Liên hệ thực tế, yêu thích môn học + Vận dụng kiến thức: BVMT: có kế hoạch học tập và vui chơi dã ngoại hợp lí để bảo vệ mắt. II. CHUẨN BỊ: Thầy: - 1 đèn pin - Dụng cụ TN hình 1.2 SGK Trò: Xem trước bài III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (5 phút). Tổ chức tình huoáng hoïc taäp: GV?: + Nếu mắt ta không bị tật, bệnh thì có khi nào mở mắt mà không nhìn thấy vật để trước mắt không? + Hình ảnh ở trang 3 SGK, miếng bìa viết chữ gì? -GV: gọi HS đọc 6 câu hỏi ở đầu chương. -GV: chốt lại vấn đề: Đó là các nội dung cơ bản của chương. -HS suy nghĩ trả lời - HS đọc theo yêu cầu của GV -HS lắng nghe. Hoạt động 2: (3 phút). Tổ chức tình huống để dẫn đến câu hỏi: khi nào ta nhận biết được ánh sáng? -GV đưa ra cái đèn pin, bật đèn và chiếu về phía HS để HS thấy được đèn có thể bật sáng hay tắt đi. -GV để đèn pin ngang mặt và nêu câu hỏi như phần đầu bài 1 SGK -GV?: khi nào ta nhận biết được ánh sáng? -HS quan sát -HS quan sát, suy nghĩ trả lời -HS quan sát -HS quan sát, suy nghĩ trả Hoạt động 3: (10 phút). Tìm câu trả lời: khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng? Yêu cầu HS đọc phần quan sát và thí nghiệm. ? Khi nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng? Yêu cầu HS thảo luận để trả lời C1: Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng,có điều kiện gì giống nhau ? Hướng dẫn HS thảo luận để trả lời C1: Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng,có điều kiện gì giống nhau ? Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống ở mục kết luận. . Ánh sáng.. Khi nào mắt của ta nhìn thấy một vật ? Đọc phần quan sát và thí nghiệm trong SGK/4 Những trường hợp mắt ta nhận biết được có ánh sáng. 2. Ban đêm,đứng trong phòng đóng kín cửa,mở mắt,bật đèn. 3. Ban ngày,đứng ngoài trời,mở mắt. Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng,có điều kiện giống nhau là có ánh sáng truyền vào mắt. Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. I. Nhận biết ánh sáng: *) Kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Hoạt động 4: (12 phút). Nghiên cứu trong điều kiện nào ta nhìn thấy 1 vật -GV đặt vấn đề: ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Vậy, nhìn thấy vật có cần ánh sáng từ vật đến mắt không? -GV gọi HS đọc C2 SGK -GV giới thiệu dụng cụ TN -GV giao dụng cụ TN, yêu cầu HS hoạt động nhóm làm TN theo yêu cầu C2 -GV: dẫn dắt HS trả lời: vì sao lại nhìn thấy? + Đèn sáng: nhìn thấy? + Đèn tắt: nhìn thấy? + có đèn để tạo ra ánh sáng nhìn thấy, chứng tỏ gì? - GV yêu cầu HS hoàn thành kết luận Giáo dục tích hợp BVMT Ở các thành phố lớn, do nhà cao tần che chắn nên HS thường phải học tập và làm việc dưới ánh sáng nhân tạo, điều này có hại cho mắt. Để giảm tác hại này, học sinh cần có kế hoạch học tập vui chơi dã ngoại. - HS lắng nghenhận thứ vấn đề cần nghiên cứu - HS đọc SGK -HS quan sát, lắng nghe -HS hoạt động nhóm làm TN -HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV: - Ta nhìn thấy mảnh giấy trắng khi đèn sáng. - Vì đèn chiếu sáng mảnh giấy rồi mảnh giấy hắt lại ánh sáng , cuối cùng ánh sáng truyền vào mắt ta. Vậy ta nhìn thấy mảnh giấy trắng vì có ánh từ mảnh giấy truyền vào mắt ta. -HS suy nghĩ điền từ thích hợp -HS lắng nghe II. Nhìn thấy một vật: *) Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Hoạt động 5: (5 phút). Phân biệt nguồn sáng và vật sáng: - GV gọi HS đọc C3 trả lời -GV thông báo từ mới: nguồn sáng, vật sáng. -GV yêu cầu HS hoàn thành kết luận. -GV yêu cầu HS tìm ví dụ nguồn sáng, vật sáng. -HS đọc C3, độc lập suy nghĩ trả lời: + Dây tóc bóng đèn tự phát ra ánh sáng. + Mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng. -HS hồn thành kết luận -HS tìm ví dụ III. Nguồn sáng – Vật sáng: *) Kết luận: Dây tóc bóng đèn tự phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng. Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào gọi chung là vật sáng. 4. Củng cố: ( 6 phút) - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ + có thể em chưa biết - GV hướng dẫn HS làm C4, C5 SGK C4: Trong cuộc tranh luận được nêu ở phần mở bài,bạn nào đúng ? Vì sao ? (Bạn Thanh đúng. Vì tuy đèn có bật sáng nhưng không chiếu thẳng vào mắt ta,không có ánh sáng từ đèn truyền vào mắt ta nên ta không nhìn thấy ánh sáng trực tiếp từ đèn phát ra.) C5: Trong thí nghiệm ở hình 1.1/4,nếu ta thắp một nắm hương để cho khói bay lên ở phía trước đèn pin,ta sẽ nhìn thấy một vệt sáng từ đèn phát ra xuyên qua khói. Giải thích vì sao ? Biết rằng khói gồm các hạt nhỏ li ti bay lơ lửng. (Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti,các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành các vật sáng. Các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành một vệt sáng mà ta nhìn thấy được.) - Khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng ? Khi nào ta nhìn thấy một vật ? Cho ví dụ về nguồn sáng,về vật sáng ? 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhàø: (3 phút) - Ghi vào vở phần ghi nhớ Học - Làm bài tập: 1.1 1.5 SBT - Xem trước bài 2 SGK IV. Rút kinh nghiệm: ................................................................................ Trình kí tuần 1:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_7_bai_1_nhan_biet_anh_sang_nguon_sang_va.doc