Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh
I- Yêu cầu giáo dục:
- Giúp học sinh:
+ Hiểu truyền thống Cách Mạng vẻ vang của dân tộc.
+ Tự hào và tự xác định trách nhiệm phải học tập tốt để phát huy truyền thống đó.
II- Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Truyền thống Cách mạng kiên cường của quân và dân ta để giành độc lập và tự do.
- Các gương chiến đấu tiêu biểu.
- Nhiệm vụ của học sinh lớp 9 đối với truyền thống CM của dân tộc.
2. Hình thức hoạt động:
- giới thiệu về truyền thống đấu tranh, cách mạng.
- Kể chuyện về gương chiến đấu của các anh hùng, liệt sĩ.
- Thảo luận về nhiệm vụ học tập của học sinh lớp 9.
- Hát, ngâm thơ, kể chuyện.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh

Ngày soạn 02/12/2017. Tiết: 7 CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN. ****************** Tiết 1: Hoạt động 1: “TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHỮNG CON NGƯỜI ANH HÙNG CỦA QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC”. I- Yêu cầu giáo dục: - Giúp học sinh: + Hiểu truyền thống Cách Mạng vẻ vang của dân tộc. + Tự hào và tự xác định trách nhiệm phải học tập tốt để phát huy truyền thống đó. II- Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: - Truyền thống Cách mạng kiên cường của quân và dân ta để giành độc lập và tự do. - Các gương chiến đấu tiêu biểu. - Nhiệm vụ của học sinh lớp 9 đối với truyền thống CM của dân tộc. 2. Hình thức hoạt động: - giới thiệu về truyền thống đấu tranh, cách mạng. - Kể chuyện về gương chiến đấu của các anh hùng, liệt sĩ. - Thảo luận về nhiệm vụ học tập của học sinh lớp 9. - Hát, ngâm thơ, kể chuyện. III- Chuẩn bị hoạt động: 1. Về phương tiện hoạt động: - Tư liệu sưu tầm về truyền thống CM của quân và dân ta. - Các bài hát, bài thơ ca ngợi con người, quê hương, đất nước. - Một số câu hỏi, câu đố về truyền thống Cách mạng của quân và dân ta. - Giờ giấc, đồng phục. 2. Về tổ chức: a. GVCN nêu mục đích, kế hoạch hoạt động cho cả lớp. - Phân công mỗi tổ tìm hiểu truyền thống CM thuộc một giai đoạn lịch sử cụ thể. - Xây dựng chương trình hoạt động. - Phân công người điều khiển chương trình. - Phân công tổ, nhóm trang trí lớp. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. - Từng tổ phân công người giới thiệu kết quả. - GVCN góp ý kiến với cán bộ lớp các công việc nói trên. b. Học sinh: - Lớp trưởng tập hợp các cán bộ trong lớp để bàn bạc, phân công các công việc phải chuẩn bị. - Thảo luận theo tổ các tổ báo cáo kết quả thảo luận của tổ - thảo luận chung của cả lớp, chương trình văn nghệ. - Phân công người điều khiển hoạt động, GVCN giao cho người điều khiển đáp án câu hỏi trước khi tiến hành hoạt động. - Mời GVCN làm cố vấn cho hoạt động của lớp. - Cử người điều khiển chương trình văn nghệ. - Cử một thư kí ghi biên bản thảo luận và một thư kí viết bản. - Yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị từ 1 → 2 tiết mục văn nghệ và đăng kí cho cán bộ văn nghệ. IV- Tiến hành hoạt động: 1. Mở đầu: ( 5’) - Người điều khiển: Tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình hoạt động giới thiệu người cố vấn cho hoạt động. 2. Hoạt động 1: ( 10’)Thảo luận theo tổ. - Mỗi tổ được phát một tờ giấy và bút. - Ba câu hỏi thảo luận được ghi lên bảng. - Người điều khiển yêu cầu các tổ thảo luận câu hỏi 1 và 2, 3 ( 15’) - Tổ trưởng điều khiển thảo luận tổ, mỗi tổ cử một thư kí để ghi kết quả thảo luận vào giấy. 3. Hoạt động 2: (20’) Thảo luận chung cả lớp. - Kết quả thảo luận của các tổ được viết vào giấy khổ to và dán lên bảng. - Mỗi tổ lần lượt cử đai diện lên trình bày kết quả thảo luận của tổ mình. - Các ý kiến bổ sung được thư kí ghi nhanh lên bảng. - Người điều khiển tóm tắt lại kết quả thảo luận của các tổ. 4. Hoạt động 3: ( 10’) Chương trình văn nghệ. - Người dẫn chương trình văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ của lớp mà cá nhân và các tổ đã đăng kí. V-Đánh giá kết quả hoạt động: 1. Qua hoạt động này, em học tập được gì? 2. Từ đó, lớp đưa ra chỉ tiêu bản đăng kí thi đua như thế nào? Ngày soạn 02/12/2017. Tiết: 8 Hoạt động 2: THI KỂ CHUYÊN LỊCH SỬ. I- Yêu cầu giáo dục: - Giúp học sinh: + Nắm vững các kiến thức cơ bản của các môn học. + Hứng thú, vượt khó, quyết tâm để đạt kết quả cao. + Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và biết giải thích hiện tượng khoa học. II- Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: - Kiến thức cơ bản cuả một số môn học. - Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. - Giải thích một số hiện tượng khoa học trong tự nhiên và xã hội. 2 . Hình thức hoạt động: - Thi hỏi- đáp. III- Chuẩn bị hoạt động: 1. Về phương tiện hoạt động: - Một số câu hỏi, bài tập, câu đố vui,của các môn học và đáp án. - Giấy bút, bảng, dụng cụ làm tín hiệu xin trả lời. - Một số tiết mục văn nghệ. - Phần thưởng. 2. Về tổ chức: - Lớp thảo luận, thống nhất chọn các môn học cần tổ chức hội vui. - GVCN liên hệ với GVBM đã chọn để nhờ họ giúp xây dựng câu hỏi và đáp án. - Mỗi tổ cử một người dự thi một môn. - Những học sinh khác cũng ôn tập. - Cử người điều khiển chương trình. - Cử người đọc lời chào mừng và tặng hoa. - Phân công tổ trang trí, kê bàn ghế. - Chuẩn bị văn nghệ. IV- Tiến hành hoạt động: 1. Mở đầu: ( 10’) - Hát tập thể. - Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu. 2. Hoạt động 1: ( 15’) - giới thí sinh dự thi của mỗi tổ. - Đại diện dự thi của mỗi tổ. - Đại diện dự thi mỗi tổ bắt thăm. - Người điều khiển chương trình đọc nội dung. - BGK chương trình đọc nội dung. 3. Hoạt động 2: ( 10’) - Trả lời nhanh các câu hỏi, câu đố 4. Hoạt động 3: ( 5’) Kết thúc chương trình văn nghệ. IV- Kết thúc hoạt động: ( 5’) V- Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm: * Học sinh tự đánh giá: - Em tự xếp loại kết quả hoạt động của bản thân ở mức độ nào? Tốt Khá Trung bình yếu * Tổ học sinh đánh giá: Tốt Khá Trung bình yếu * GVCN đánh giá: Tốt Khá Trung bình yếu Châu Thới, 30/11/2017. Trình kí, .. .. .. Trình kí, .. .. .. ..
File đính kèm:
giao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_7_chu_diem_thang_12_uong.doc