Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm Tháng 1, 2: Mừng Đảng, mừng xuân - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I- Yêu cầu giáo dục:

  - Giúp học sinh:

      + Hiểu những câu ca dao, tục ngữ.

      + Tự hào về quê hương, về phong tục truyền thống tốt đẹp.

      + Biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống quê hương.

II- Nội dung và hình thức hoạt động:

 a. Nội dung:

     - Những nét đẹp truyền thống của quê hương, đất nước qua sách báo…

    - Những câu ca dao, tục ngữ nói về nét đẹp truyền thống của quê hương

 b. Hình thức hoạt động:

    - Thi trình bày và giới thiệu kết quả sưu tầm tìm hiểu giữa các tổ.

doc 11 trang Khánh Hội 23/05/2023 140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm Tháng 1, 2: Mừng Đảng, mừng xuân - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm Tháng 1, 2: Mừng Đảng, mừng xuân - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ điểm Tháng 1, 2: Mừng Đảng, mừng xuân - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
 Ngày soạn: 27/12/2017
 Tiết: 9 
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1,2
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
Hoạt động 1: TRÌNH BÀY KẾT QUẢ SƯU TẦM VỀ CA DAO,TỤC NGỮ VÀ NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG CỦA QUÊ HƯƠNG.
I- Yêu cầu giáo dục:
 - Giúp học sinh:
 + Hiểu những câu ca dao, tục ngữ.
 + Tự hào về quê hương, về phong tục truyền thống tốt đẹp.
 + Biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống quê hương.
II- Nội dung và hình thức hoạt động:
 a. Nội dung:
 - Những nét đẹp truyền thống của quê hương, đất nước qua sách báo
 - Những câu ca dao, tục ngữ nói về nét đẹp truyền thống của quê hương
 b. Hình thức hoạt động:
 - Thi trình bày và giới thiệu kết quả sưu tầm tìm hiểu giữa các tổ.
III- Chuẩn bị hoạt động:
 1. Về phương tiện hoạt động:
 - Các tư liệu sưu tầm được.
 - Các bài viết từ thực tế và từ các câu chuyện được nghe kể có liên quan đến chủ đề hoạt động.
 - Những câu ca dao tục ngữ nét đẹp truyền thống của quê hương.
 - Phấn, bảng, giấy màu, phần thưởng cho các tổ.
 2. Về tổ chức:
 - GVCN hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu tư liệu từ các nguồn khác nhau: ca dao, tục ngữ.
 - Phân công các tổ trưởng, tổ viên sưu tầm.
 - Các tổ cử đại diện báo cáo kết quả sưu tầm.
 - Cử ban giám khảo, GVCN sẽ giúp ban giám hiệu xây dựng.
 - Có thể mời thêm giáo viên dạy môn Ngữ Văn làm cố vấn cho hoạt động.
 - Phân định vị trí để các tổ trưng bày.
 - Phân công người điều khiển chương trình hoạt động.
 - Chuẩn bị chương trình văn nghệ.
 - Phân công nhóm trang trí.
 - Chuẩn bị phần thưởng.
 - Mời đại biểu dự.
IV- Tiến hành hoạt động:
 1. Khởi động:
 - Hát tập thể ( 5’)
 - Người dẫn chương trình: Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu ( 10’)
 - Giới thiệu ban giám khảo, mời các ban giám khảo lên làm việc (10’)
 2. Trưng bày và giới thiệu kết quả sưu tầm (15’)
 - Theo sự hướng dẫn của người điều khiển, các tổ khẩn trương trưng bày kết quả sưu tầm
 - BGK sẽ chấm điểm trưng bày theo các tiêu chí như: nhiều thông tin có tính mĩ quan.
- Lần lượt các tổ cử đại diện giới thiệu một cách khái quát kết quả sưu tầm về số lượng, nội dung và minh họa một vài nội dung cụ thể như: bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ
- Giám khảo chấm điểm các tổ và ghi lên bảng.
- Trong quá trình các tổ trình bày, vấn đề nào gặp khó khăn người điều khiển sẽ mời thầy cô cố vấn giúp đỡ.
3. Chương trình văn nghệ: (5’)
 - Người điều khiển văn nghệ giới thiệu một số tiết mục văn nghệ để tạo không khí vui tươi, sôi nổi cho hoạt động của lớp.
V- Kết thúc hoạt động:
 - Người điều khiển công bố tổng số điểm các tổ đạt được và mời giáo viên chủ nhiệm lên phát phần thưởng cho các tổ.
 - Nhận xét và kết thúc hoạt động.
VI- Đánh giá hoạt động:
 Qua hoạt động này, em học tập được gì?
Ngày soạn: 27/12/2017
 Tiết: 10 
Hoạt động 2: SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG- MỪNG XUÂN.
I- Yêu cầu giáo dục:
 - Giúp học sinh:
 + Càng thêm tin yêu Đảng , luôn tự hào về Đảng ta đã mang lại mùa xuân tươi đẹp cho quê hương đất nước.
 + Rèn luyện kĩ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ, làm phong phú hơn khả năng văn nghệ của lớp.
II- Nội dung và hình thức hoạt động:
 1. Nội dung:
 - Những bài hát, bài thơca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi mùa xuân.
 2. Hình thức hoạt động: 
 - Thi văn nghệ giữa các tổ.
 - Trò chơi văn nghệ.
III- Chuẩn bị hoạt động:
 a. Về phương tiện hoạt động:
 -Những bài hát, bài thơ, tiểu phẩm.
 - Một vài nhạc cụ như đàn, trống, sáo
 b. Về tổ chức:
 - Phân công người điều khiển chương trình.
 - Mọi học sinh đều chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để tham gia.
 - Cá nhân và các nhóm, tổ đăng kí tiết mục văn nghệ.
 - Chuẩn bị các trò chơi văn nghệ như: hát nối, kể tên bài hát.
IV- Tiến hành hoạt động:
 1. Khởi động: (15’)
 - Hát tập thể.
 - Nêu lí do và yêu cầu của hoạt động.
 2. Ca hát mừng Đảng, mừng xuân: (15’)
 - Người điều khiển chương trình lần lượt giới thiệu các tiết muc văn nghệ đã đăng kí lên trình diễn hoặc các cá nhân lên xung phong trình diễn..
 3.Trò chơi văn nghệ: (10’)
 Người điều khiển chương trình nêu thể lệ chơi và dẫn các tiết mục chơi.
 V- Kết thúc hoạt động: (5’)
 - Công bố các tổ tham gia văn nghệ.
 - Nhận xét ý thức, thái độ tham gia hoạt động.
Ngày soạn: 27/12/2017
 Tiết: 11 
Hoạt động 2: TÌM HIỂU GƯƠNG SÁNG ĐẢNG VIÊN QUÊ HƯƠNG EM
I- Yêu cầu giáo dục:
- Giúp học sinh:
 - Tìm hiểu về cuộc đời, phẩm chất và thành tích của nhưng Đảng viên ưu tú trong sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ quê hương.
 - Có lòng tự hào, cảm phục và yêu mến các Đảng viên ưu tú.
II- Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Truyền thống cách mạng xây dựng và bảo vệ quê hương.
 Gương các đảng viên ưu tú.
Hình thức hoạt động:
Nghe nói chuyện và thảo luận.
Học sinh có thể sưu tầm, tìm hiểu và trình bày kết quả tìm hiểu được.
 III- Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Các tư liệu truyền thống cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ quê hương.
Các tư liệu về những Đảng viên ưu tú có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng ở quê hương.
Các câu hỏi thảo luận : Những truyền thống nổi bật ở quê hương
 ? Đảng viên đã dũng cảm hi cảm hi sinh như thế nào? Tại sao? Bạn học tập được gì ở tấm gương Đảng viên?
Về tổ chức:
- GVCN thông báo cho học sinh về nội dung, hình thức hoạt động “ Nghe nói chuyện về đảng viên ưu tú ở địa phương”
Một học sinh đều tham gia thảo luận sau khi nghe nói chuyện.
Dự kiến mời báo cáo là đảng viên là đảng viên lão thành hoặc cán bộ lãnh đạo ở địa phương.
Cử lớp trưởng hoặc chi đội trưởng điều khiển.
Cán sự văn nghệ chuẩn bị chương trình văn nghệ.
- Mời đại biểu.
- Phân công kẻ tiêu đề, trang trí, chuẩn bị hoa và khăn bàn.
IV- Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Hát tập thể bài Đảng đã cho ta một mùa xuân.
Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu.
Giới thiệu báo cáo viên.
Nghe nói chuyện và thảo luận:
Người điều khiển mời báo cáo viên lên nói chuyện với lớp.
Báo cáo viên nói chuyện vê tình hình địa phương, về truyền thống cách mạng và các đảng viên ưu tú.
- Sau khi nghe báo cáo viên nói chuyện, điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi, sau khi mỗi câu hỏi được thảo luận, người điều khiển chốt lại các ý chính.
Chương trình văn nghệ:
Người điều khiển chương trình văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò chơi văn nghệ như “hát nối” “hát liên khúc”
V- Kết thúc hoạt động:
 - Người điêu khiển mời giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến: giáo viên chủ nhiệm tổng kết buổi nghe nói chuyện và cám ơn báo cáo viên.
- Người điều khiển nhận xét và tuyên bố kết thúc hoạt động.
Ngày soạn: 27/12/2017
 Tiết: 12 
HOẠT ĐỘNG 4: THẢO LUẬN BIỆN PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN, PHẤN ĐẤU TRONG HỌC KÌ II.
 I. Yêu cầu giáo dục
 Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung, biện pháp, kế hoạch rèn luyện phấn đấu của lớp để đạt được kết quả tốt cuối năm học.
- Có thái độ nghiêm túc, có ý chí quyết tâm phấn đấu tiến bộ.
- Tích cực thực hiện các kỹ năng, các phương pháp học tập và rèn luyện theo kế hoạch của lớp.
II – Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
 - Các chỉ tiêu của lớp về học tập, về rèn luyện đạo đức trong học kì II.
 - Các biện pháp và kế hoạch cụ thể.
2. Hình thức hoạt động:
 Thảo luận thống nhất biện pháp và kế hoạch
 3. Chuẩn bị hoạt động:
 a. Về phương tiện hoạt động:
 - Các bản kế hoạch và biện pháp phấn đấu của các tổ.
 - Bản kế hoạch và biện pháp phấn đấu của lớp.
 - Các câu hỏi thảo luận.
b. Về tổ chức: 
 GVCN cố vấn cho cán bộ lớp xây dựng kế hoạch, xác định các chỉ tiêu phấn đấu của lớp trong học kì II.
 - Trên cơ sở dự thảo kế hoạch của lớp, các tổ trưởng xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp hành động của tổ.
 - Cử lớp trưởng điều khiển hoạt động.
- GVCN cùng lớp trưởng xây dựng hệ thống các câu hỏi để lớp thảo luận.
 - Phân công thư kí lớp ghi biên bản thảo luận.
 - Chuẩn bị chương trình văn nghệ.
IV- Tiến hành hoạt động:
 1. Khởi động: 
 - Hát tập thể
 - Nêu lí do và yêu cầu của hoạt động.
 2. Thảo luận biện pháp, kế hoạch.
 - Lớp trưởng nêu các chỉ tiêu phấn đấu trong học kì II ( về học tập, về hạnh kiểm)
 - Lớp trưởng tiếp tục nêu các biện pháp rèn luyện của lớp và kế hoạch thực hiện.
- Sau khi lớp nhất trí về biện pháp thực hiện kế hoạch, lớp trưởng đề nghị các tổ trưởng nêu chỉ tiêu và biện pháp rèn luyện của tổ.
- Lần lượt các tổ trưởng nêu chỉ tiêu và biện pháp rèn luyện của tổ mình.
3. Chương trình văn nghệ.
 Một số tiết mục văn nghệ do cán sự văn nghệ của lớp điều khiển.
V-Kết thúc hoạt động:
- Lớp trưởng tổng kết thảo luận của lớp.
- Thư kí thông qua biên bản, lấy biểu quyết.
 VI- Đánh giá hoạt động:
 * Học sinh tự đánh giá:
 - Em tự xếp loại kết quả hoạt động của bản thân ở mức độ nào?
 Tốt Khá Trung bình yếu
 - Tổ học sinh đánh giá:
 Tốt Khá Trung bình yếu
 - GVCN đánh giá
Tốt Khá Trung bình yếu
Châu Thới, 02/1/2018
Trình kí,
..
..
Hoạt động 3: GƯƠNG SÁNG ĐẢNG VIÊN QUÊ HƯƠNG EM
I- Yêu cầu giáo dục: 
 - Giúp học sinh:
 + Tìm hiểu về cuộc đời, phẩm chất và thành tích của những Đảng viên ưu tú trong sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ quê hương.
 + Có lòng tự hào, cảm phục và yêu mến các Đảng viên ưu tú.
II- Nội dung và hình thức hoạt động:
 a. Nội dung:
 - Truyền thống cách mạng xây dựng và bảo vệ quê hương.
 - Gương các Đảng viên ưu tú.
 b. Hình thức hoạt động:
 - Nghe nói chuyện và thảo luận.
 - Học sinh có thể sưu tầm, tìm hiểu và trình bày kết quả tìm hiểu được.
 * Dưới đây là gợi ý hình thức nghe nói chuyện.
III- Chuẩn bị hoạt động:
 a. Về phương tiện hoạt động:
 - Các tư liệu về truyền thống cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ quê hương.
 - Các tư liệu về những Đảng viên ưu tú có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng ở quê hương.
 - Các câu hỏi thảo luận như:
 ? Những truyền thống nổi bật ở quê hương?
 ? Đảng viên ở địa phương dũng cảm hi sinh như thế nào? Tại sao?
 ? Bạn học tập được gì ở tấm gương Đảng viên?
 * Trả lời theo sự hiểu biết.
 b. Về tổ chức:
 - GVCN thông báo cho học sinh về nội dung, hình thức hoạt động “ Nghe nối chuyện về Đảng viên ưu tú ở địa phương”
 - Yêu cầu mọi học sinh đều tham gia thảo luận sau khi nghe nói chuyện.
 - Dự kiến mời báo cáo viên là Đảng viên lão thành hoặc cán bộ lãnh đạo ở địa phương.
 - Cử lớp trưởng hoặc chi đội trưởng điều khiển.
 - Cán sự văn nghệ chuẩn bị chương trình văn nghệ.
 - Mời đại biểu.
 - Phân công kẻ tiêu đề, trang trí, chuẩn bị hoa và khăn bàn.
IV- Tiến hành hoạt động:
 1. Khởi động:
 - Hát tập thể bài “ Đảng đã cho ta một mùa xuân”
 - Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu.
 - Giới thiệu báo cáo viên.
 2. Nghe nói chuyện và thảo luận:
 - Người điều khiển mời báo cáo viên lên nói chuyện với lớp.
- Báo cáo viên nói chuyện về tình hình địa phương về truyền thống cách mạng và các Đảng viên ưu tú.
- Sau khi nghe báo cáo viên nói chuyện, người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi. Có thể chỉ định hoặc lấy tinh thần xung phong. Sau mỗi câu hỏi được thảo luận, người điều khiển chốt lại các ý chính.
3. Chương trình văn nghệ:
 - Người điều khiển chương trình văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò chơi văn nghệ như “ hát nói, hát liên khúc”
V- Kết thúc hoạt động:
 - Người điều khiển mời GVCN phát biểu ý kiến. GVCN tổng kết buổi nghe nói chuyện và cám ơn báo cáo viên.
 - Người điều khiển nhận xét và tuyên bố kết thúc hoạt động.
VI- Đánh giá hoạt động:
 * Qua hoạt động này em học tập được gì?
Hoạt động 4: KẾ HOẠCH, RÈN LUYỆN PHẤN ĐẤU TRONG HỌC KÌ II.
I- Yêu cầu giáo dục:
 - Giúp học sinh: 
 + Hiểu được nội dung, biện pháp, kế hoạch rèn luyện phấn đấu của lớp để đạt được kết quả tốt cuối năm học.
 + Có thái độ nghiêm túc, có ý chí quyết tâm phấn đấu tiến bộ.
 + Tích cực thực hiện các kĩ năng, các phương pháp học tập và rèn luyện theo kế hoạch của lớp.
II- Nội dung và hình thức hoạt động:
 1. Nội dung:
 - Các chỉ tiêu phấn đấu của lớp về học tập, về rèn luyện đạo đức trong học kì II.
 - Các biện pháp và kế hoạch cụ thể.
 2. Hình thức hoạt động:
 - Thảo luận thống nhất biện pháp và kế hoạch.
III- Chuẩn bị hoạt động:
1.Về phương tiện hoạt động:
 - Các bản kế hoạch và biện pháp phấn đấu của các tổ, bản kế hoạch và biện pháp phấn đấu cuản lớp.
 - Các câu hỏi thảo luận.
2. Về tổ chức:
 - GVCN cố vấn cho cán bộ lớp xây dựng kế hoạch xác định các chỉ tiêu phấn đấu của lớp trong học kì I.
 - Trên cơ sở dự thảo kế hoạch của lớp các tổ trưởng xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp hành động của tổ.
- Cử lớp trưởng điều khiển hoạt động.
- GVCN cùng lớp trưởng xây dựng hệ thống các câu hỏi để lớp thảo luận.
- Chuẩn bị chương trình văn nghệ.
IV- Tiến hành hoạt động:
 1. Khởi động:
 - Hát tập thể.
 - Nêu lí do và yêu cầu của hoạt động.
 2. Thảo luận biện pháp, kế hoạch:
 - Lớp trưởng nêu các chỉ tiêu phấn đấu của lớp trong học kì II một cách cụ thể.
 ? Về kết quả học tập bao nhiêu phần trăm đạt khá, giỏi, không có điểm kiểm tra miệng dưới 5.
? Về đạo đức bao nhiêu phần trăm tốt, khá, không có hạnh kiểm yếuvề kỉ luật không có đi muộn, không quay cóp) và cho lớp thảo luận.
Lớp trưởng tiếp tục nêu các biện pháp rèn luyện của lớp và kế hoạch thực hiện.
Lần lượt các tổ trưởng nêu chỉ tiêu và biện pháp rèn luyện của tổ mình.
3. Chương trình văn nghệ:
- Một số tiết mục văn nghệ do cán sự văn nghệ của lớp điều khiển.
V- Kết thúc hoạt đông:
 - Lớp trưởng tổng kết thảo luận của lớp.
 - Thư kí thông qua biên bản lấy biểu quyết.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_6_chu_diem_thang_1_2_mun.doc