Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện các tính chất hoá học của chất đó.

- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.

2. Kĩ năng:

- Quan sát mô hình, hình ảnh minh hoạ về ba trạng thái của chất. 

- Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất.

- Xác định được trạng thái vật lý của một vài chất cụ thể.

3. Thái độ:

Tạo hứng thú say mê môn học cho học sinh .

II. CHUẨN BỊ

           - Thầy: Tìm hiểu trước nội dung bài dạy

- Trò: Ôn lại khái niệm đơn chất và hợp chất.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

doc 6 trang Khánh Hội 22/05/2023 220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 03/9/2018
Tuần: 5 - Tiết: 9
	Bài 6: ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT – PHÂN TỬ (tt)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện các tính chất hoá học của chất đó.
- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
2. Kĩ năng:
- Quan sát mô hình, hình ảnh minh hoạ về ba trạng thái của chất. 
- Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất.
- Xác định được trạng thái vật lý của một vài chất cụ thể.
3. Thái độ:
Tạo hứng thú say mê môn học cho học sinh .
II. CHUẨN BỊ
	- Thầy: Tìm hiểu trước nội dung bài dạy
- Trò: Ôn lại khái niệm đơn chất và hợp chất.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Nội dung
Đáp án
 1. Nêu định nghĩa đơn chất và hợp chất. Cho ví dụ
2. Yêu cầu 2 HS sửa bài tập 1,2 sgk/25
* Đơn chất là những chất tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học.
+ Đơn chất kim loại: Ví dụ: Fe, Cu, Al, Zn..
+ Đơn chất phi kim: Ví dụ: S,P,Cl..
 * Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
+ Hợp chất vô cơ: ví dụ: 
+ Hợp chất hữu cơ: ví dụ: 
 Hai học sinh lên bảng làm bài tập 1,2 sgk
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm phân tử? (10 phút)
- Yêu cầu HS quan sát tranh 1.11 đến 1.13 , chú ý quan sát các phân tử H2 , O2, H2O trong 1 mẫu khí H2 , O2 và H2O g Nhận xét về:
+ Thành phần .
+ Hình dạng.
+ Kích thước của các hạt phân tử hợp thành các mẫu chất trên.
- Đó là các hạt đại diện cho chất, mang đầy đủ tính chất của chất và được gọi là phân tử g Vậy phân tử là gì ?
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.10, em có nhận xét gì về các hạt phân tử hợp thành mẫu kim loại đồng ?
- Đối với đơn chất kim loại: nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử.
- Quan sát tranh vẽ trong SGK/ 23.
g Quan sát, so sánh các phân tử của mỗi mẫu chất với nhau.
- Nhận xét:
Các hạt hợp thành mỗi mẫu chất nói trên đều có số nguyên tử, hình dạng và kích thước giống nhau (các nguyên tử liên kết với nhau theo 1 tỉ lệ và trật tự nhất định)
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- Hạt phân tử hợp thành mẫu chất là nguyên tử.
III. Phân tử
1. Định nghĩa:
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
* Đối với đơn chất kim loại: nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phân tử khối? (20 phút)
- Yêu cầu HS nhắc lại: Nguyên tử khối là gì ?
g Tương tự như vậy, em hãy nêu định nghĩa về phân tử khối.
- Vậy phân tử khối được tính bằng cách nào? g Bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử có trong phân tử chất đó.
Ví dụ 1: Tính phân tử khối của:
 a/ Hiđro: H2 
 b/ Nitơ: N2 
 c/ Nước: H2O
- Hướng dẫn:
? 1 phân tử khí oxi gốm có mấy nguyên tử 
? 1 phân tử nước gồm những loại nguyên tử nào
- Nhận xét và sửa chữa.
Ví dụ 2: Tính phân tử khối của:
a. Đôngsunfat biết phân tử gồm: 1Cu ,1S và 4O.
b. Khí amoniac biết phân tử gồm: 1N và 3H.
c. Canxicacbonat biết phân tử gồm: 1Ca, 1C và 3O.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài tập 
* XS: Cho HS nhắc lại cách tính phân tử khối.
- Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đ.v.C 
- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đ.v.C 
- Nghe, theo dõi bài hướng dẫn của GV.
* Phân tử khối của:
- PTK của Hiđro:
 (NTK của hiđro). 2 = 1. 2 = 2 đ.v.C 
 - PTK của Nitơ:
(NTK của Nitơ).2= 14 . 2 = 28 đ.v.C 
 - PTK của nước: (NTK của Hiđro) .2 + (NTK của Oxi) = 
 1.2 + 16 = 18 đ.v.C 
- HS 1: PTK của đồng sunfat: 64.1 + 32 +16.4 = 160 đ.v.C 
- HS 2: PTK của khí Amoniac:
 14.1 + 1.3 = 17 đ.v.C 
- HS 3: PTK của Canxicacbonat:
 40.1 + 12.1 + 16.3 =100 đ.v.C 
- HS nhắc lại cách tính phân tử khối.
2. Phân tử khối: 
* K/n: Là khối lượng của phân tử tính bằng đ.v.C, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
* Ví dụ: 
- PTK của hiđro: 1. 2 = 2 đ.v.C 
- PTK của Nitơ:
(NTK của Nitơ). 2= 14 . 2 = 28 đ.v.C 
- PTK của nước: (NTK của Hiđro). 2 + (NTK của Oxi) = 1. 2 + 16 = 18 đ.v.C 
- PTK của Đôngsunfat:
 64. 1 + 32 + 16. 4 = 160 đ.v.C 
- PTK của khí Amoniac:
 14.1 + 1.3 = 17 đ.v.C 
- PTK của Canxicacbonat:
 40.1 + 12.1 + 16.3 = 100 đ.v. C
IV. Trạng thái của chất:
(giảm tải)
4. Củng cố: (5 phút)
 Phân tử khối là gì?
 Phân tử khối được tính bằng cách nào?
 Bài tập: Tính phân tử khối các chất sau
FeO = ? d. C12H22O11 = ?
KOH = ? e. Ba(OH)2 = ?
Al2O3 = ? f. Fe2(SO4)3 = ?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút)
 	- Học bài.
 	- Chuẩn bị theo nhóm: bông và chậu nước để làm thực hành.
 	- Bài tập về nhà: 4, 5, 6, 7 SGK/ 26
IV. RÚT KINH NGHIỆM 	
GV: 
HS: 
Ngày soạn: 03/9/2018
Tuần: 5-Tiết: 10	
Bài 7: BÀI THỰC HÀNH 2: SỰ LAN TỎA CỦA CHẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết được:
Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:
	- Sự khuếch tán của các phân tử một chất khí vào trong không khí.
	- Sự khuếch tán của các phân tử thuốc tím hoặc etanol trong nước.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm nêu ở trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét về sự chuyển động khuếch tán của một số phân tử chất lỏng, chất khí.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Thái độ:
- Tạo hứng thú say mê môn học cho học sinh.
- Có ý thức vận dụng kiến thức về chất vào thực tế cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
Thầy:
Hóa chất
Dụng cụ
- Dd Amoniac đậm đặc
- Thuốc tím, giấy quỳ
- Giá và ống nghiệm
- Cốc và đũa thuỷ tinh
- Kẹp gỗ
Trò:
- Tìm hiểu trước nội dung bài thực hành.
- Mỗi nhóm chuẩn bị: chậu nước, ít bông.
- Kẻ bản tường trình vào vở:
STT
Tên thí nghiệm
Hóa chất
Hiện tượng
Kết quả thí nghiệm
01
02
03
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Nội dung bài mới: 
Khi đứng trước một bông hoa có hương, ta ngưởi có mùi thơm, chứng tỏa rằng mùi hương lan tỏa vào không khí. Ở bài thực hành này các em sẽ làm thí nghiệm để chứng minh sự lan tỏa của chất.
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và phòng thực hành. (5 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và thiết bị thí nghiệm.
- Yêu cầu HS đọc SGK, tìm hiểu nội dung các thí nghiệm phải tiến hành trong tiết học.
- Đặt chậu nước, bông lên bàn.
gNhận khay đựng dụng cụ và hóa chất từ GV.
- Đọc SGK/ 28.
* Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm. (20 phút)
1. Thí nghiệm 1: 
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo các bước sau:
+ Nhỏ 1 giọt dung dịch amoniac vào mẩu giấy quì. g Giấy quỳ có hiện tượng gì ? g Kết luận.
+ Đặt giấy quì đã tẩm nước vào đáy ống nghiệm.
+ Đặt miếng bông tẩm dung dịch amoniac đặc ở miệng ống nghiệm.
+ Đậy nút ống nghiệm g Quan sát mẩu giấy quì g Rút ra kết luận và giải thích.
2. Thí nghiệm 2:
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo các bước sau:
- Đong 2 cốc nước.
 + Cốc 1: bỏ 1-2 hạt thuốc tím gkhuấy đều.
 + Cốc 2: bỏ 1-2 hạt thuốc tím – để cốc nước lắng yên.
g Quan sát g Nhận xét.
- Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
+ Nhỏ 1 giọt dd amoniac vào giấy quì g Giấy quỳ chuyển sang màu xanh g Dd Amoniac làm quỳ tím hóa xanh.
Kết luận: Amoniac đã lan toả từ miếng bông ở miệng ống nghiệm sang đáy ống nghiệm g Làm giấy quì hóa xanh.
- Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
+ Cốc 1: Nước trong cốc có màu tím.
+ Cốc 2: Màu tím của thuốc lan tỏa rộng dần ra.
- Cốc 1 có màu tím đậm hơn cốc 2
- Kết luận: Thuốc tím có sự lan tỏa trong nước.
I. Tiến hành thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1:
 Sự lan tỏa của ammoniac
2. Thí nghiệm 2: Sự lan tỏa của kali pemanganat (Thuốc tím) 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bản tường trình. (10 phút)
 - Yêu cầu HS làm bản tường trình thí nghiệm.
 - Thu bài thu hoạch chấm bài thực hành.
Làm bản tường trình theo mẫu đã chuẩn bị.
II. Tường trình
 Mô tả những gì quan sát được ở mỗi thí nghiệm và giải thích.
4. Củng cố: (5 phút)
	- Nhận xét buổi thực hành.
 	- Yêu cầu HS rửa và thu dọn dụng cụ thí nghiệm để trả phòng thí nghiệm.
	- Thu bài thu hoạch.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút)
 - Ôn lại các khái niệm cơ bản ở chương I.
 - Chuẩn bị trước bài luyện tập 1:
	+ Phần kiến thức cần nhớ.
	+ Làm trước một số bài tập: 3, 4/31 (Sgk)
IV. RÚT KINH NGHIỆM 	
GV: 
HS: 
Châu Thới, ngày 08 tháng 9 năm 2018
DUYỆT TUẦN 5:

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_5_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc