Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Kiến thức:
Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, tính chất hoá học và ứng dụng của glucozơ.
- Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật,... rút ra nhận xét về tính chất của glucozơ.
- Viết được PTHH của phản ứng tráng bạc, phản ứng lên men của glucozơ.
- Phân biệt dd glucozơ với rượu etylic và axit axetic
- Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng lên men khi biết hiệu suất của quá trình
- Thái độ: Có ý thức học tập tốt
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: sử dụng đúng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống
- Năng lực tính toán: giải bài tập về hiệu suất
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn: 24/ 3/2019 Tiết 62 đến 63; Tuần 34 Bài 50: GLUCOZƠ CTPT: C6H12O6 PTK: 180 I. Mục tiêu: 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ: - Kiến thức: Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, tính chất hoá học và ứng dụng của glucozơ. - Kỹ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật,... rút ra nhận xét về tính chất của glucozơ. - Viết được PTHH của phản ứng tráng bạc, phản ứng lên men của glucozơ. - Phân biệt dd glucozơ với rượu etylic và axit axetic - Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng lên men khi biết hiệu suất của quá trình - Thái độ: Có ý thức học tập tốt 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: sử dụng đúng ngôn ngữ hóa học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống - Năng lực tính toán: giải bài tập về hiệu suất II. Chuẩn bị : - Thầy: Dụng cụ - hoá chất: ống nghiệm, đèn cồn, dung dịch Glucôzơ, dung dịch AgNO3, dung dịch NH3. Tranh ảnh một số loại hoa quả có chứa đường glucôzơ. - Trò: soạn bài trước. III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: 1p Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới. 39P Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động: 1 Tìm hiểu trạng thái tự nhiên. 5p * Mục đích: Cho biết công thức phân tử, trạng thái tự nhiên của glucozơ. * Nội dung: Cho Hs quan sát một số hình ảnh trái cây chín để giới thiệu. - Trong tự nhiên glucozơ có ở đâu? (HS-Y) - Em hãy kể tên một số loại quả chín có chứa glucozơ ? * Kết luận: Glucozơ có hầu hết ở các bộ phận của cây, nhiều nhất trong quả chín ( đặc biệt là nho). glucozơ cũng có trong cơ thể người và động vật. Hoạt động 2: Tính chất vật lý: 5p * Mục đích: Tìm hiểu về tính chất vật lí. * Nội dung: Lấy một ít glucozơ cho vào ống nghiệm, yêu cầu HS quan sát - Cho vào ống nghiệm một ít glucozơ, cho thêm nước lắc nhẹ. - Em có nhận xét gì về khả năng hoà tan của glucôzơ? * Kết luận: Glucozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. Hoạt động 3: Tính chất hóa học . 24P * Mục đích: Tìm hiểu về tính chất hóa học. * Nội dung: Làm thí nghiệm biểu diễn tính oxi hoá của glucozơ và yêu cầu các nhóm HS quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra , viết PTHH? - Phản ứng này dùng để nhận biết dd glucozơ. - Yêu cầu HS nhắc phương pháp sản xuất rượu etylic từ tinh bột và đường? Thông báo: Lên men glucozơ Lưu ý: Tinh bột men Enzim Glucozơ men Rượu Enzim Nhấn mạnh khi có điều kiện thích hợp và có men rượu sẽ xảy ra phản ứng lên men rượu. - Phản ứng lên men glucozơ : Để giảng phần này - có thể nêu câu hỏi yêu cầu HS nhớ lại phương pháp sản xuất rượu etylic .sau đó - giải thích quá trình chuyển hoá của glucozơ thành rượu etylic. Cần lưu ý là từ tinh bột có thể chế thành rượu bằng quá trình lên men, khi đó có sự chuyển hoá liên tiếp từ tinh bột sang glucozơ sau đó sang rượu. Các quá trình trên đều diễn ra dưới tác dụng của các loại enzim khác nhau có trong men rượu. Yêu cầu một HS lên bảng viết PTHH của phản ứng. * Kết luận: Phản ứng oxi hoá glucozơ, Phản ứng lên men rượu. Hoạt động 4: Ứng dụng của glucozơ. 5P * Mục đích: Tìm hiểu về ứng dung của glucozơ * Nội dung: Dựa vào sơ đồ sgk GV yêu cầu HS nêu ứng dụng của glucozơ - Hãy cho biết ứng dụng của glucozơ? - Bằng PP hóa học, hãy nêu cách nhận biết 3 dd sau: glucozơ, rượu etylic và axit axetic? (HS-K-G) * Kết luận: - Pha huyết thanh - Tráng gương, tráng ruột phích. - Sản xuất vitamin C. - Y/c hs đọc thông tin Quan sát Trả lời - Glucozơ có hầu hết ở các bộ phận của cây, nhiều nhất trong quả chín ( đặc biệt là nho). glucozơ cũng có trong cơ thể người và động vật. - Nho, chuối, đu đủ, gạo, măng cụt - Quan sát: trạng thái, màu sắc của glucozơ. - Nêu nhận xét về tính tan của glucozơ và nêu tính chất vật lý của glucozơ. Trả lời: - Kết tinh, không màu - Dễ tan Nhận xét hiện tượng và PTHH Nhận xét: có chất màu xám bám trên thành ống nghiệm Nhắc lại cách điều chế rượu etlyc từ tinh bột và đường. Nghiên cứu SGK và bằng những hiểu biết thực tế, nêu ứng dụng của glucozơ. Nhận biết: I. Trạng thái tự nhiên Glucozơ có hầu hết ở các bộ phận của cây, nhiều nhất trong quả chín ( đặc biệt là nho). glucozơ cũng có trong cơ thể người và động vật. II. Tính chất vật lý Glucozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. III. Tính chất hóa học 1. Phản ứng oxi hoá glucozơ * Thí nghiệm (SGK) * Hiện tượng: Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm. * Nhận xét: Có phản ứng hoá học xảy ra: Phản ứng này dùng để nhận biết dd glucozơ. C6H12O6 + Ag2O NH3 to C6H12O7 + 2Ag Axit gluconit Đây là phản ứng tráng gương. 2. Phản ứng lên men rượu Men rượu C6H12O6 2C2H5OH + 30-35oC 2CO2 IV- GLUCOZƠ có những ứng dụng gì? - Pha huyết thanh - Tráng gương, tráng ruột phích. - Sản xuất vitamin C 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p Hướng dẫn học sinh học bài, Soạn bài 51: Saccarozơ - Làm bài tập 2, 3, 4(trang 152). Hướng dẫn sữa bài tập Bài 2(tr125) a) Dùng AgNO3 trong dd NH3 à phản ứng tráng gương C6H12O6 b) Dùng Na2CO3 à khí bay lên là CH3COOH Bài 4 (tr125) nCO2 = 11,2 = 0,5 mol 22,4 C6H12O6 men 2C2H5OH + 2CO2 30oC- 32oC a) n C2H5OH = n CO2 = 0,5 => m C2H5OH = 0,5 x 46 = 23g b) n glcozơ = n CO2/ 2 = 0,5/2 = 0,25 mol Với hiệu suất 90%: khối lượng glucozơ cần lấy : 0,25 x 180 . 100 = 50g 90 IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: - Kiểm tra: theo từng nội dung - Đánh giá giờ học: V. Rút kinh nghiệm: Tiết: 63; Tuần : 34 Bài 51: Saccarozơ CTPT: C16H22O11 I. Mục tiêu 1. Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ: - Kiến thức: + Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, t/c vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi, vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy) + Tính chất hoá học: phản ứng thuỷ phân có xúc tác axit hoặc enzim + Ứng dụng : là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật; nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp thực phẩm - Kĩ năng : + Quan sát thí nghiệm, mẫu chất và rút ra nhận xét về tính chất của saccarozơ + Viết được phương trình phản ứng (dạng công thức phân tử) minh hoạ tính chất hoá học của saccarozơ + Phân biệt dd saccarozơ vớiglucozơ và etanol + Tính thành phần phần trăm về khối lượng của saccarozơ trong mẫu nước mía - Thái độ: Giáo dục HS yêu thích bộ môn, hiểu thêm về thiên nhiên 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống - Năng lực tự học II. Chuẩn bị : - Thầy: + Đường saccarozơ . dd AgNO3 , dd NH3 , dd H2SO4 + Ống nghiệm, nước, đèn cồn. - Trò: Xem trước nội dung bài III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: 1P Kiểm tra sĩ số Kiểm tra bài cũ: không Bài mới: 39p Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên. 5p * Mục đích: Tìm hiểu về công thức phân tử, trạng thái tự nhiên của Saccarozơ. * Nội dung: Yêu cầu hs đọc thông tin sgk và quan sát H 5.12 trả lời câu hỏi: - Loại nào dùng để sản xuất ra đường? Mía, củ cải đường, thốt nốt đều chứa saccarozơ. * Kết luận: - Saccarozơ có nhiều trong thực vật như: mía, củ cải đường, thốt nốt... - Nồng độ saccarozơ trong nước mía có thể đạt tới 13%. Đọc thông tin sgk và quan sát H 5.12 trả lời câu hỏi: - Mía, thốt nốt I. Trạng thái tự nhiên: - Saccarozơ có nhiều trong thực vật như: mía, củ cải đường, thốt nốt... - Nồng độ saccarozơ trong nước mía có thể đạt tới 13%. Hoạt động 2: (5p) * Mục đích: Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi, vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy) * Nội dung: Nhỏ nước vào đường saccarozơ trong ống nghiệm. à quan sát hiện tượng ? Bổ sung: - ở 250C: 100g nước -> hoà tan 24g saccarozơ - ở 1000C: 100g nước -> hoà tan 147g saccarozơ à Chứng tỏ đều gì? (HS- K-G) * Kết luận: Saccarozơ chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, tan nhiều trong nước nóng. Tan trong nước - Tan nhiều trong nước nóng. II. Tính chất vật lí Saccarozơ chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, tan nhiều trong nước nóng. Hoạt động 3: Tính chất hoá học: 24p * Mục đích: Tìm hiểu về tính chất hoá học của saccarozơ * Nội dung: Biểu diễn thí nghiệm: cho dd saccarozơ vào dd AgNO3 (trong NH3) => Rút kết luận * Tiếp tục: cho dd saccarozơ + 1 giọt H2SO4 đ to rồi cho NaOH vào tiếp - Hảy giải thích và viết phương trình? Thông báo: - Fructozơ có cấu tạo khác glucozơ và ngọt hơn glucozơ. - Phản ứng thuỷ phân này cũng xảy ra ở nhiệt độ thường dưới tác dụng của enzim. * Kết luận: Thí nghiệm 1 Saccarozơ không có phản ứng tráng gương Thí nghiệm 2: Đã xảy ra Phản ứng tráng gương Chưa có hiện tượng Có kết tủa bạc xuất hiện Theo dõi và ghi nhận III. Tính chất hoá học: Thí nghiệm 1: Nhận xét: Không có hiện tượng gì xảy ra, chứng tỏ saccarozơ không có phản ứng tráng gương. Thí nghiệm 2: Đã xảy ra Phản ứng tráng gương axit C12H22O11 + H2O -> C6H12O6 (saccarozơ) to (Glucozơ) + C6H12O6 (Fructozơ) Hoạt động 4: Ứng dụng: (5p) * Mục đích: Tìm hiểu accarozơ có những ứng dụng gì. * Nội dung: Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu ứng dụng của saccarozơ ? * Kết luận: - Thức ăn cho người. - Nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. - Nguyên liệu pha chế thuốc. Quan sát tranh trả lời IV. Ứng dụng: - Thức ăn cho người. - Nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. - Nguyên liệu pha chế thuốc. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: 5p - Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập 2,4,5,6 sgk/ 155 - Đọc mục “ECB”; Xem tiếp bài 52: Tinh bột và xenlulozơ - Tóm tắt nội dung - Hướng dẫn (HS- Y) 4 (tr155) - Dùng AgNO3 trong dd NH3 à vào C6H12O6 (tráng gương) - Nhỏ thêm H2SO4 đ à kết tủa là saccarozơ - Không hiện tượng là rượu etylic 5 (tr155) 1 tấn mía (13%) saccarozơ : 1000 x 13 = 130 kg 100 Với hiệu suất 80%: thì saccarozơ thu được là : 130 . 80 = 104kg 100 IV. Kiểm tra, đánh giá bài học: - Kiểm tra: theo từng nội dung - Đánh giá giờ học: V. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tổ trưởng ký duỵệt tuần 34 Ngày: / / 2019 Lê Thị Thoa
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_34_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc