Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của metan (có chứa liên kết 3).
- Nắm được tính chất vật lí, tính chất hóa học của axetilen (phản ứng cộng đặc trưng).
- Biết trạng thái, ứng dụng và điều chế axetilen.
2. Kỹ năng:
- Quan sát mô hình, thí nghiệm rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của axetilen
- Viết PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn
- Phân biệt khí axetilen với khí metan bằng phương pháp hóa học, tính % về thể tích của khí axetilen trong hỗn hợp hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở đktc.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Mô hình cấu tạo phân tử các hợp chất hữu cơ.
+ Bộ mô hình phẳng cấu tạo phân tử các hợp chất hữu cơ.
+ Thí nghiệm của axetilen tác dụng với brom.
- Trò: xem trước nội dung bài học
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thạnh
Ngày soạn : 13 /01/2019 Tiết : 47; Tuần : 25 Bài 38: Axetilen CTPT: C2H2 PTK: 26 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của metan (có chứa liên kết 3). - Nắm được tính chất vật lí, tính chất hóa học của axetilen (phản ứng cộng đặc trưng). - Biết trạng thái, ứng dụng và điều chế axetilen. 2. Kỹ năng: - Quan sát mô hình, thí nghiệm rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của axetilen - Viết PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn - Phân biệt khí axetilen với khí metan bằng phương pháp hóa học, tính % về thể tích của khí axetilen trong hỗn hợp hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở đktc. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học II. Chuẩn bị: - Thầy: Mô hình cấu tạo phân tử các hợp chất hữu cơ. + Bộ mô hình phẳng cấu tạo phân tử các hợp chất hữu cơ. + Thí nghiệm của axetilen tác dụng với brom. - Trò: xem trước nội dung bài học III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1p): Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (5p) Nêu đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học etilen và viết phương trình phản ứng? 3. Nội dung bài mới: 32p Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản * Hoạt động 1: ( 5p) Tìm hiểu tính chất vật lý Yêu học sinh đọc thông tin và H4.9 sgk . Trả lời câu hỏi: - Nêu tính chất vật lý của axetilen? (HS- Y) - Tính tỉ khối của C2H2/không khí? Nhận xét, kết luận Đọc thông tin và quan sát H 4.9 trả lời I. Tính chất vật lý: Axetilen là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước. d = 26/29 * Hoạt động 2: (5p) Tìm hiểu cấu tạo phân tử Cho HS quan sát mô hình cấu tạo phân tử axetilen ở dạng đặc và rỗng. - Nêu đặc điểm cấu tạo của axetilen, viết công thứ cấu tạo phân tử axetilen? Nhận xét. Trả lời Lên bảng viết công thức cấu tạo II. Cấu tạo phân tử : - CTCT: H - C = C - H Viết gọn: HC = CH * Đặc điểm: - Giữa 2 nguyên tử cacbon có 3 liên kết gọi đó là liên kết 3. - Trong liên kết 3, có 2 liên kết kém bền, dễ dứt lần lượt trong các phản ứng hóa học. * Hoạt động 3: (14p) Tính chất hóa học Qua công thức cấu tạo dự đoán tính chất hóa học của axetilen. Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Thông báo tương tự như metan và etilen khi đốt cháy tạo ra khí cacbonic, hơi nước và tỏa nhiệt. Kết luận * Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Quá trình phản ứng xảy ra: liên kết kém bền trong phân tử axetilen đứt ra và mỗi phân tử axetilen liên kết thêm với hai nguyên tử brôm. Phản ứng trên gọi phản ứng cộng. Giống như etilen ngoài phản ứng cộng với Br, axetilen cũng tham gia phản ứng cộng với nhiều hợp chất khác: Hiđro, clo, HCl - Viết phương trình hóa học minh họa. - Phản ứng cộng là phản ứng đặc trưng cho những phân tử hữu cơ có liên kết kém bền. Kết luận Quan sát thí nghiệm Nêu hiện tượng, nhận xét và viết PTHH. Quan sát thí nghiệm H 4.11 SGK Nêu hiện tượng, nhận xét và viết PTHH. III. Tính chất hóa học: 1. Axetilen có cháy không? 2C2H2(k)+5O2(k)t0 4CO2(k)+ 2H2O(h) Axetilen cháy trong không khí với ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt. 2. Axetilen có làm mất màu dung dịch nước brom không? - Thí nghiệm: - Nhận xét: Axetilen đã phản ứng với brom trong dung dịch CH = CH+ Br - Br Br - CH = CH - Br Sản phẩm mới sinh ra có liên kết đôi trong phân tử nên có thể cộng tiếp với một phân tử brom nữa. Br - CH = CH -Br + Br -Br Br2CH - CHBr2 Viết gọn: CH = CH + 2Br2 Br2CH - CHBr2 Tetrabrom etan + Phản ứng trên là phản ứng cộng. + Trong điều kiện thích hợp, axetilen cũng có phản ứng cộng với hiđro và một số chất khác. * Hoạt động 4: (3 phút) Ứng dụng Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk trả lời câu hỏi axetilen có những ứng dụng gì? Nhận xét, kết luận Đọc thông sgk trả lời nêu ứng dụng IV. Ứng dụng: - Nhiên liệu trong đèn xì oxi, hàn cắt kim loại. - Axetilen là nguyên liệu để sản xuất poli(vinyl clorua) PVC, cao su, axit axetic và nhiều hóa chất khác. * Hoạt động 5: (5 phút) Điều chế Thông báo các cách điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệpà viết phương trình minh họa (HS K-G) giới thiệu thêm phương trình điều chế aetilen 2CH4 C2H2 + 3H2 làm lạnh nhanh Kết luận Theo dõi Viết phương trình V- Điều chế: Trong phòng thí nghiệm dùng canxi cacbua CaC2 (đất đèn) CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2 4. Củng cố: (5p) HS đọc phần kết luận. Làm bài tập : 1, 4 SGK -Tr 122 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và chuẩn bị bài mới ở nhà: (2p) - Học bài, làm bài tập 2, 3, 5 sgk/ 122 - Xem trước bài 39: Benzen IV. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn : 15 /01/2019 Tiết : 48- Tuần : 25 Bài 39: Benzen CTPT: C6H6 PTK: 78 I- Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của benzen - Tính chất vật lí, tính chất hóa học của benzen (vừa có khả năng cộng, vừa có khả năng thế) - Biết được một số ứng dụng của benzen 2. Kỹ năng: - Quan sát mô hình, thí nghiệm rút ra nhận xét về cấu tạo và t/c của benzen - Rèn kỹ năng viết CTCT, PTHH của benzen - Tính khối lượng bezen đã phản ứng để tạo thành sản phẩm trong phản ứng thế theo hiệu suất phản ứng 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học II. Chuẩn bị: - Thầy: Mô hình cấu tạo Phân tử hợp chất hữu cơ - Trò: Xem trước nội dung bài học III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: Ổn định lớp: 1p Kiểm tra sĩ số Kiểm tra bài cũ: 5p Nêu tính chất vật lí và tính chất hóa học của Axetilen? Nội dung bài mới: 32p Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nôi dung cơ bản Hoạt động 1: (5p) Tính chất vật lí. Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk, làm thí nghiệm, học sinh quan sát, trả lời câu hỏi. Nêu đặc điểm tính chất vật lí của benzen thông qua thí nghiệm? Nhận xét, kết luận Quan sát thí nghiệm trả lời câu hỏi Rút ra tính chất vật lí của benzen I- Tính chất vật lí : Benzen là chất lỏng, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, hòa tan nhiều chất như: dầu ăn, nến, cao su, iốt, benzen độc. Hoạt động 2: (7p) Cấu tạo phân tử Cho HS quan sát mô hình phân tử benzen, viết công thức cấu tạo của benzen? Hướng dẫn HS-Y Nhận xét, bổ sung Quan sát mô hình viết công thức cấu tạo II- Cấu tạo phân tử: CTCT: Đặc điểm: Sáu nguyên tử cacbon liên kết với nhau tạo thành vòng sáu cạnh đều,có 3 liên kết đôi xen kẻ 3 liên kết đơn tạo thành vòng khép kín bền vững. H H C H C C C C H C H H Viết gọn: Hoạt động 3: (15p) Tính chất hóa học Tiến hành thí nghiệm (HS- K-G): Giới thiệu PTPƯ cháy: C6H6 + 7,5O2 6CO2 + 3H2O Hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm SGK- chú ý điều kiện phản ứng. Lưu ý: benzen chỉ tác dụng với brom nguyên chất có xúc tác Fe, to nhưng không làm mất màu dd brôm. - Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi. - Benzen có tham gia phản ứng cộng không? - Viết phương trình hóa học? Nhận xét, kết luận Benzen cháy, có nhiều khói, mụi than( do lượng oxi tiếp xúc với bezen thiếu) viết PTHH Học sinh đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi Viết phương trình hóa học III- Tính chất hóa học: 1. Benzen có cháy không? Benzen khi cháy tạo thành CO2 , nước và muội than. 2. Benzen có phản ứng thế với brom không? C6H6(l) + Br2(l) Fe, C6H5Br(l) to brombenzen + HBr(k) => Benzen tham gia pư thế với brom. 3. Benzen có phản ứng cộng không? C6H6(l) + 3H2(k) Ni, to C6H12 Xiclohexan => Khó tham gia phản ứng cộng hơn etilen và ãetilen Hoạt động 4: (5p) - Ứng dụng Yêu cầu học sinh đọc thông tin và nêu ứng dụng benzen? - Giới thiệu thêm một số thông tin. GDMT: Là chất độc dễ bay hơi gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho sức khỏe con người, động vật. Nhận xét, kết luận Đọc thông tin trả lời IV. Ứng dụng: - Benzen là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp để sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, dược phẩm - Benzen dùng làm dung môi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm. 4. Củng cố: (5p) Hdẫn HS làm bài tập SGK Bài tập: Cho biết chất nào sau đây có thể làm mất màu dd Brôm? Giải thích? a, b, CH2 = CH – CH = CH2 c, CH3 – CH = CH d, CH3 – CH3 * Làm bài tập 3- trang 125 SGK 5. Hướng dẫn tự học, làm bài tập và chuẩn bị bài mới ở nhà:2p - Học bài và làm bài tập: 1, 2, 4 sgk/ 125 - Xem trước bài 49: Dầu mỏ và khí thiên nhiên IV. Rút kinh nghiệm: Tổ trưởng ký duyệt tuần 25 Ngày: / / 2019 Lê Thị Thoa
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_25_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc