Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức: 

- HS biết được những tính chất chung của CaO

- Biết được ứng dụng của CaO trong đời sống và trong sản xuất 

- Biết được phương pháp điều chế CaO trong công nghiệp và PƯHH làm cơ sở

2. Kĩ năng: 

- Rèn kĩ năng viết phương trình , vận dụng lí thuyết làm bài tập

- Biết giải thích hiện tượng thực tế có liên quan đến bài học

3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn.

II. CHUẨN BỊ

- Thầy: Hoá chất : CaO , HCl , nước cất + Dụng cụ : ống nghiệm, cốc thuỷ tinh…

- Trò: Tìm hiểu kỹ trước nội dung bài học.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: (1phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)

HS1: làm bài tập 1 (sgk)

HS2: làm bài tập 2 (sgk)

HS3: TCHH của oxit. Viết PTHH.

doc 5 trang Khánh Hội 22/05/2023 260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 16/8/2018
Tuần: 2 – Tiết: 3	
Bài 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG 	 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- HS biết được những tính chất chung của CaO
- Biết được ứng dụng của CaO trong đời sống và trong sản xuất 
- Biết được phương pháp điều chế CaO trong công nghiệp và PƯHH làm cơ sở
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng viết phương trình , vận dụng lí thuyết làm bài tập
- Biết giải thích hiện tượng thực tế có liên quan đến bài học
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: Hoá chất : CaO , HCl , nước cất + Dụng cụ : ống nghiệm, cốc thuỷ tinh
- Trò: Tìm hiểu kỹ trước nội dung bài học.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
HS1: làm bài tập 1 (sgk)
HS2: làm bài tập 2 (sgk)
HS3: TCHH của oxit. Viết PTHH.
3. Nội dung bài mới:
A. CANXI OXIT: CaO (vôi sống)
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
Nội dung cơ bản
HĐ1: Canxi oxit có những tính chất nào? (20 phút)
GV: Giới thiệu sơ bộ canxi oxit
- Trạng thái , màu sắc của vôi sống?
(GV giới thiệu: CaO có nhiệt độ nóng chảy rất cao: 25850C)
TN1 : GV giới thiệu TN -> cho vài giọt phenolphtalien vào dd Ca(OH)2 thu được
Lưu ý: CaO hút ẩm mạnh.
TN 2: GV biểu diễn
- Cho HS lên bảng viết PTHH của phản ứng.
- Phản ứng này có ứng dụng gì ?
- Cho HS viết pt CaO phản ứng với axit khác.
- Vôi sống để lâu ngoài kk có hiện tượng gì ?
(khắc phục: tôi vôi ngay sau khi nung )
- Cho HS viết pt CaO phản ứng với oxit axit khác.
- SX: Cho HS nhắc lại TCHH của CaO.
HS : rắn , trắng
HS: dd toả nhiệt, có màu đỏ , -> thu được dd bazơ
HS: Theo dõi 
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
HS: Khử chua đất trồng , xử lí nước thải
- HS lên bảng viết pt.
HS: Hoá cứng
(giảm chất lượng)
- HS lên bảng viết pt.
- HS nhắc lại TCHH của CaO.
I. Canxi oxit có những tính chất nào ? 
1) Tính chất vật lí :
CaO là : - chất rắn,
 - màu trắng
CaO có nhiệt độ nóng chảy rất cao: 25850C
2) Tính chất hoá học :
a. Tác dụng với nước: phản ứng toả nhiệt.
VD: CaO + H2O → Ca(OH)2
Ca(OH)2 : 
- Tan ít trong nước.
- Phần tan → dd bazơ
b. Tác dụng với axit :
VD: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
c. Tác dụng với oxit axit :
VD: CaO + CO2 → CaCO3
KL: Canxi oxit là một oxit bazơ
HĐ2: Caxi oxit có ứng dụng gì ? (4 phút)
Canxi oxit có ứng dụng gì trong đời sống và SX? 
- Trả lời
II. Caxi oxit có ứng dụng gì? (SGK)
HĐ3: Sản xuất Canxi oxit như thế nào? (6 phút)
GV: Giới thiệu nguyên liệu và các phản ứng hoá học xảy ra. Kết hợp sơ đồ
- HS theo dõi.
III. Sản xuất Canxi oxit như thế nào?
1. Nguyên liệu : SGK
2. Các phản ứng hoá học:
a. Than cháy :
 C + O2 t CO2 
b. Phân huỷ đá vôi (9000C)
CaCO3 t CaO + CO2 
4. Củng cố: (5 phút)
Hãy chọn câu đúng nhất
1. Ứng dụng nào sau đây không phải của canxi oxit ?
a. Công nghiệp luyện kim	
b. Sản xuất đồ gốm
c. Công nghiệp xây dựng , khử chua cho đất 
d. Sát trùng , diệt nấm, khử độc môi trường
2. Canxi oxit có thể tác dụng với chất nào sau đây ?
a. H2O, CO2, HCl, H2SO4.
b. CO2, H2O, NaOH, HCl.
c. H2O, CO2, HCl, Na2SO4.
d. H2O, CO2, HCl, NaCl.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 4 trang 3
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
- Học tính chất vật lí, hoá học của CaO
- Làm bài tập 1, 2a , 4 (HS giỏi làm thêm bt 3) SGK trang 9
- Xem trước phần B: SO2.
+ TC vật lý và hóa học của SO2.
+ SO2 được điều chế như thế nào? 
IV. RÚT KINH NGHIỆM
GV:.................................................................................................................................HS:...................................................................................................................................
Ngày soạn: 16/8/2018
Tuần: 2 – Tiết: 4	
Bài 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG (Tiếp theo)	 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- HS biết được những tính chất chung của SO2 , viết đúng PTHH
- Biết được ứng dụng của SO2 trong đời sống và trong sản xuất (đồng thời biết được tác hại của chúng đối với môi trường và sức khoẻ con người )
- Biết được phương pháp điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp và PƯHH làm cơ sở
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng viết phương trình, vận dụng lí thuyết làm bài tập
- Biết giải thích hiện tượng thực tế có liên quan đến bài học
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ
	- Thầy: Tham khảo SGV+SGK.
	- Trò: Tìm hiểu kỹ trước nội dung bài học.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
HS1: Nêu tính chất hoá học của oxit axit ?
HS2 : làm bài 4 (SGK)
n CO= = = 0,1mol
a) Phương trình:
	CO2 + Ba(OH)2 à BaCO3 + H2O
Theo phương trình:
n Ba(OH)= n BaCO = n CO= 0,1mol
b) CM= = = 0,5M
c) m BaCO= n xM = 0,1 x 197 = 19,7 g
3. Nội dung bài mới: 
Sự phát triển trong công nghiệp nếu không quan tâm đến bảo vệ môi trường sẽ gây hâụ quả xấu. Điển hình là mưa axit, cây cối, cá trong ao hồ bị chết, các công trình xây dựng bị phá huỷ. Hoá chất nào là thủ phạm gây ra mưa axit? (HS: Lưu huỳnh đioxit do các nhà máy nhiệt điện thải ra khí quyển). Vậy, ngoài tác hại, lưu huỳnh đioxit còn có tính chất và ứng dụng gì? Đó là nội dung của bài lưu huỳnh đioxit.
B. LƯU HUỲNH ĐIOXIT (Khí sunfurơ): SO2
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
Nội dung cơ bản
HĐ1 : Lưu huỳnh đi oxit có những tính chất nào? (15 phút)
GV: Cho HS quan sát lọ SO2
- Nhận xét màu sắc, mùi?
( SO2 là chất khí độc gây ho, viêm đường hô hấp, sát trùng , diệt nấm mốc)
GV: y/cầu HS nhắc lại t/c hoá học của oxit axit-> SO2 là 1 oxit axit
GV: SO2 là chất gây ô nhiễm không khí, là một trong những nguyên nhân gây mưa axit.
GV: Mô tả hiện tượng hình 1.7
GV: thông báo
- Cho HS viết pt SO2 tác dụng với dd bazơ khác. 
- Cho HS viết pt SO2 tác dụng với oxit bazơ khác. 
* SX: Cho HS nhắc lại TCHH của của SO2.
HS : Chất khí, không màu
- Mùi hắc
HS: nhắc lại
HS: Rút kết luận -> viết phương trình
HS: Rút kết luận -> viết phương trình
- HS lên bảng viết pt.
HS theo dõi
HS: Viết phương trình
- HS lên bảng viết pt.
- HS nhắc lại:
+ Tác dụng với nước
+ Tác dụng với dd bazơ
+ Tác dụng với oxit bazơ
I. Lưu huỳnh đi oxit có những tính chất nào? 
1. Tính chất vật lí :
 - Là chất khí, không màu, độc,
nặng gấp 2,2 lần không khí
2. Tính chất hoá học:
a. Tác dụng với nước: 
SO2 + H2O → H2SO3
 	Axit sunfuarơ
b. Tác dụng với dd bazơ:
VD: SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
c. Tác dụng với oxit bazơ: → muối sunfit
VD: SO2 + Na2O -> Na2SO3
=> KL: Lưu huỳnh đioxit là oxit axit
HĐ2: Lưu huỳnh đioxit có ứng dụng gì? (7 phút)
- Từ tính chất của SO2 
-> nêu tác hại của nó ?
II. Lưu huỳnh đioxit có ứng dụng gì? (SGK)
Tính chất SO2
Ứng dụng
Tác hại
1. Là chất khí độc, diệt trùng, nấm mốc
- Bảo quản dược liệu hàng mây, tre xuất khẩu
- Căn phòng lâu ngày bị ẩm mốc → đốt 1 lượng nhỏ S để tạo SO2 sát trùng
2. SO2 → SO3 → H2SO4
- Sản xuất H2SO4
3. Tác dụng với nước
- SO2 do nhà máy nhiệt điện thải bay xa hàng trăm km + H2O → mưa axit
HĐ3: Điều chế lưu huỳnh đioxit (8 phút)
GV: Hướng dẫn HS hoàn thành bảng
III. Điều chế lưu huỳnh đioxit
Điều chế SO2 trong PTN
Sản xuất SO2 trong công nghiệp
Quy mô
Điều chế lượng nhỏ SO2 
Sản xuất lượng lớn SO2 
Thiết bị
Đơn giản , rẻ tiền
Phức tạp , đắt tiền
PTHH của phản ứng
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
1. Đốt lưu huỳnh trong không khí :
S + O2 → SO2
2. Đốt quặng pirít -> SO2
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
4. Củng cố: (4 phút)
1. Khi cho SO2 vào nước ta thu được: 
a. dd SO2 ;	 b. dd H2SO4; 	c. SO2 không tan trong nước;	d. dd H2SO3
2. Điền từ có vào các ô trống trong bảng sau :
Tác dụng với 
nước (H2O)
T/d với khí 
cacbonic (CO2)
t/d với natrihidroxit
Với khí oxi, có xúc tác
CaO
có
có
SO2
có
có
có
CO2
có
có
	HS giỏi: hướng dẫn bài 6* tr.11
	m CaSO3 = 0,6g, m Ca(OH)2 dư = 0,148g
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút)
- Nắm t/c hoá học và phương trình điều chế SO2
- Bài tập 1, 2 ,5 (SGK); HS giỏi làm thêm bt 6 (SGK)	
- Chuẩn bị trước bài: TCHH của axit.
+ Xem axit có những TCHH nào?
+ Độ mạnh, yếu của axit.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
GV:.................................................................................................................................HS:...................................................................................................................................
Châu Thới, ngày 18 tháng 8 năm 2018
DUYỆT TUẦN 02:

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_2_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc