Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết được:
- Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n) và khối lượng (m)
2. Kĩ năng:
- Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức.
3. Thái dộ:
- Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ
- GV: Một số bài tập để hình thành công thức hóa học tính số mol cho HS.
- HS: Đọc bài 19 sgk/66
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Ngày soạn: 06/11/2018 Tuần: 14 - Tiết: 27 Bài 19: CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG – THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết được: - Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n) và khối lượng (m) 2. Kĩ năng: - Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức. 3. Thái dộ: - Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ - GV: Một số bài tập để hình thành công thức hóa học tính số mol cho HS. - HS: Đọc bài 19 sgk/66 III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) NỘI DUNG ĐÁP ÁN 1. Nêu khái niệm mol, khối lượng mol. Áp dụng làm bài tập: Tính khối lượng mol của: a. 0,5 mol H2SO4 b. 0,1 mol NaOH 2. Nêu khái niệm thể tích mol của chất khí. Áp dụng làm bài tập: Tính thể tích (đktc) của: a. 0,5 mol H2 b. 0,1 mol O2 - Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. - Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khói lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó. a. = 98g =0,5. 98 = 49g b. mNaOH = 0,1.40 = 4g - Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất đó. a. b. 3. Nội dung bài mới: Trong tính toán hóa học, chúng ta thường chuyển đổi giữa lượng chất với khối lượng, thể tích của chất khí thành số mol và ngược lại. Các em hãy theo dõi sự chuyển đổi này qua bài học này. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất. (15 phút) - Hướng dẫn HS quan sát lại bài tập 1 phần kiểm tra bài cũ g Muốn tính khối lượng của 1 chất khi biết lượng chất (số mol) ta phải làm thế nào? - Nếu đặt: + n là số mol (lượng chất) + m là khối lượng chất. g Hãy rút ra biểu thức tính khối lượng chất ? - Ghi lại công thức bằng phấn màu. g Hướng dẫn HS rút ra biểu thức tính số mol (lượng chất). - Cho hs làm bài tập cuối mục I. - Nhận xét, công bố kết quả. - A là chất gì? - Quan sát lại bài tập 1 và trả lời: Muốn tính khối lượng chất: ta lấy số mol (lượng chất) nhân với khối lượng mol. - Biểu thức tính khối lượng chất: m = n . M (g) - Biểu thức tính số mol (lượng chất) (mol) - Thảo luận nhóm (5’) để làm - Đại diện 2 hs lên bảng - Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung. A = 98 => là H2SO4 I. Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào? Công thức: (mol) Trong đó: + n là số mol (lượng chất) + m là khối lượng chất. Chú ý: Công thức tính khối lượng chất: m = n . M (g) Công thức khối lượng mol : VD - nCu= - MA= Hoạt động 2: Làm bài tập vận dụng. (15 phút) - Cho hs làm 2 bài tập: - Gọi đại diện 4 hs lên bảng, yêu cầu lớp lấy nháp ra làm. - Gọi hs nhận xét. - Nhận xét, công bố kết quả đúng. - Yêu cầu hs làm: + Bài tập 3 sgk/67, câu a + Bài tập 4 sgk/67, câu b - Nhận xét, công bố kết quả đúng. 1.a. b. mMgO = 0,75 . 40 = 30g 2. a. nCuO = 2:80 = 0,025 (mol) b. nNaOH = 10:40 = 0,25 (mol) - Họp nhóm thảo luận làm bài tập (tổ 1,2 làm bài 3; tổ 3,4 làm bài 4) - Đại diện 2 nhóm lên bảng. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. * Bài tập: Bài 1. Tính khối lượng của : a. 0,15 mol Fe2O3 b. 0,75 mol MgO Bài 2. Tính số mol của: a. 2g CuO b. 10g NaOH. Bài 3. (sgk/67) a. nFe= nCu= nAl= Bài 4. (sgk/67) b. m N= n . M = 0,5 . 28 = 14 (g) m Cl= n . M = 0,1 . 71 = 7,1 (g) m O= n. M = 3 . 32 = 96 (g) 4. Củng cố: (4 phút) GV: Hệ thống sơ lược lại nội dung của bài. HS: Đọc phần kết luận (1) Trả lời câu hỏi bài tập 1 sgk/67 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút) - Học bài. - Làm bài tập 4 sgk/67 - Xem trước mục II. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích khí như thế nào? IV. RÚT KINH NGHIỆM GV:... HS:.... Ngày soạn: 06/11/2018 Tuần: 14 - Tiết: 28 Bài 19. CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG – THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT (tt) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Biết được: Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m) và thể tích (V). 2. Kĩ năng: - Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn khi biết các đại lượng có liên quan. 3. Thái dộ: - Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ - GV: Một số bài tập để hình thành công thức hóa học tính thể tích cho HS. - HS: Đọc mục II bài 19 sgk/66 III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) NỘI DUNG ĐÁP ÁN Hãy viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng? Hãy tính khối lượng của: + 0,8 mol H2SO4 + 0,5 mol CuSO4 m = n . M g + (g) + (g) 3. Nội dung bài mới: Ở tiết học trước chúng ta đả tìm hiểu cách chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng, tiết này chúng ta tiếp tục tìm hiểu cách chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích của chất khí và ngược lại. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích khí (12 phút) - Giới thiệu nội dung ví dụ cho hs nắm. - Để tính thể tích của một chất khí (đktc) ta phải làm thế nào? - Giới thiệu các kí hiệu - Gọi hs viết công thức - Cho hs làm bài tập cuối mục II. - Gọi 2 hs lên bảng. - Nhận xét, công bố kết quả. - Chú ý theo dõi - Muốn tính thể tích của 1 lượng chất (số mol) khí ở đktc ta lấy số mol nhân với 22,4 - Biểu thức tính thể tích chất khí (đktc): V = n . 22,4 (l) - Biểu thức tính số mol: (mol) - Thảo luận nhóm (3’) VO= 22,4 . n = 22,4 . 0,2 = 4,48(l) nA = = 0,05 (mol) II. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích khí như thế nào? VD: 0,25 mol O2 ở đktc có thể tích bằng bao nhiêu? = 0,25 . 22,4 = 5,6(l) Ta đặt: - n là số mol chất khí - V là thể tích của chất khí (ở đktc) Ta có công thức: V = 22,4 x n (l) rút ra: (mol) Hoạt động 2: Làm bài tập vận dụng. (20 phút) - Cho hs làm 2 bài tập: - Gọi đại diện 4 hs lên bảng, yêu cầu lớp lấy nháp ra làm. - Gọi hs nhận xét. - Nhận xét, công bố kết quả đúng. - Yêu cầu hs làm bài tập 3c sgk/67 - Gọi 3 hs lên bảng - Nhận xét, công bố kết quả đúng. - Cho hs hoạt động nhóm làm bài tập 5 (HS yếu cần gợi ý) - Gọi đại diện nhóm lên bảng. Thể tích của hỗn hợp khí - Nhận xét, công bố kết quả đúng. 1. a. (l) b. VCO = 0,625 . 22,4 = 14(l) 2. a. nCH= = 0,125 (mol) b. nCO= = 0,15 (mol) - Đại diện 3 hs lên bảng, lớp lấy nháp ra làm. - Thảo luận nhóm (5/) - Đại diện nhóm lên bảng giải. - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. * Bài tập: Bài 1. Tính thể tích (đktc) của: a. 0,25 mol khí Cl2 b. 0,625 mol khí CO Bài 2. Tính số mol của: a. 2,8l khí CH4 (đktc) b. 3,36l khí CO2 (đktc) Bài 3. sgk/67 c. Thể tích hỗn hợp khí là: (0,01+0,02+0,02)x 22,4 = 1,12 (l) Bài 5. sgk/67 - Số mol khí O2 và CO2: nO= = nCO= = 2,273(mol) - Thể tích của hỗn hợp khí ở 20oC và 1 atm là: Vhh = nhh .24 =(3,125+2,273).24 = 129,552(l) 4. Củng cố: (5 phút) GV: Hệ thống sơ lược lại nội dung của bài. HS: Đọc phần kết luận (2) Trả lời câu hỏi bài tập 2 sgk/67 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút) - Học bài. - Làm bài tập 6 sgk/67 - Xem trước bài 20: + Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B? + Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí không khí? IV. RÚT KINH NGHIỆM GV:.. HS:... Châu Thới, ngày 10 tháng 11 năm 2018 DUYỆT TUẦN 14:
File đính kèm:
giao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_14_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc