Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 

 Kiến thức: 

Sau khi học bài này HS cần đạt được những yêu cầu sau:

- Mối liên hệ giữa các chất: ancol etylic, axit axetic, este etylaxetat. 

 Kỹ Năng:

Sau khi học bài này học sinh có thể:

- Thiết lập được sơ đồ mối liên hệ giữa quen, ancol etylic, axit axetic, este etyl axetat.

- Viết các PTHH minh họa cho các mối liên hệ

- Tính hiệu suất phản ứng este hóa, tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp lỏng.

 Thái độ: 

Sau khi học bài này học sinh có ý thức: Giáo dục cho HS ý thức làm việc theo nhóm.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực tự học.

- Năng lực hợp tác

- Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học           

II. CHUẨN BỊ: 

1. GV: - Bảng phụ, phiếu học tập.

2. HS: Xem trước bài.

doc 8 trang Khánh Hội 22/05/2023 240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 13-3-2019
Tuần: 30 - tiết: 59
Bài 46: MỐI LIÊN HỆ GIỮA ETILEN, RƯỢU ETYLIC VÀ 
AXIT AXETIC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
 Kiến thức: 
Sau khi học bài này HS cần đạt được những yêu cầu sau:
- Mối liên hệ giữa các chất: ancol etylic, axit axetic, este etylaxetat. 
 Kỹ Năng:
Sau khi học bài này học sinh có thể:
- Thiết lập được sơ đồ mối liên hệ giữa quen, ancol etylic, axit axetic, este etyl axetat.
- Viết các PTHH minh họa cho các mối liên hệ
- Tính hiệu suất phản ứng este hóa, tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp lỏng.
 Thái độ: 
Sau khi học bài này học sinh có ý thức: Giáo dục cho HS ý thức làm việc theo nhóm.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác
- Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học 	
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: - Bảng phụ, phiếu học tập.
2. HS: Xem trước bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( phút)
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức 
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)
a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài .....
Nội dung:
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Các em đã học hiđro cacbon, rượu, axit. Vậy, các hợp chất trên có mối quan hệ với nhau như thế nào ? Chúng có thể chuyển đổi cho nhau được không ? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức.
Kiến thức 1: Sơ đồ liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic: (10 phút )
 a) Mục đích hoạt động: 
- Hình thành cho học sinh các năng lực:
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
+ Năng lực hợp tác.
+ Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
GV: Treo bảng phụ có sơ đồ:
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành nội dung:
 + Điền tên (công thức hóa học) vào sơ đồ sao cho phù hợp.
 + Viết PTPƯ.
GV: Cho HS đọc tên sản phẩm.
HS: Thảo luận nhóm Đại diện nhóm trả lời:
CH4 (etilen)
b/ C2H5OH (rượu etylic)
c/ CH3COOH(axit axetic)
 d/ CH3COOC2H5 (etyl axetat)
PTHH:
CH4 + H2O C2H5OH
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O 
CH3COOH+C2H5OH 
CH3COOC2H5+H2O
- HS: Đọc tên theo yêu cầu của giáo viên.
I. Sơ đồ liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic:
* C2H4 + H2O axit C2H5OH
* 2 C2H5OH + O2 men giấm CH3COOH + 2H2O
*CH3- C - OH + HO- CH2 – CH3
 O H2SO4 đ to
CH3 C O – CH2– CH3+ H2O
 O (etylaxetac) - este
Kiến thức 2: Bài tập: (26 phút )
a) Mục đích hoạt động: 
- Hình thành cho học sinh các năng lực:
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
+ Năng lực hợp tác.
+ Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học.
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
Bài tập 1:
GV: Treo bảng phụ có nội dung bài tập số 1 SGK.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm chọn các chất thích hợp thay vào các chữ cái ở dãy chuyển hóa.
Bài tập 2:
GV: Treo bảng phụ có nội dung bài tập số 2 SGK.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm Nêu 2 phương pháp khác nhau đẻ phân biệt C2H5OH và CH3COOH 
 Bài tập 3:
GV: Treo bảng phụ có nội dung bài tập số 5 SGK.
GV: Hướng dẫn:
 + Viết PTPƯ.
 + Tính 
 + Dựa vào thực tế và lí thuyết tính hiệu suất phản ứng.
GV: Gọi 1 HS khá, giỏi lên bảng làm bài, lớp chú ý theo dõi.
GV: Nhận xét cho điểm.
HS: Đọc xác định yêu cầu đề bài.
HS: Tiến hành thảo luận nhóm Đại diện ghi kết quả lên bảng, nhóm khác nhận xét. 
HS: Đọc xác định yêu cầu đề bài.
HS: Tiến hành thảo luận nhóm Đại diện nêu ý kiến, nhóm khác nhận xét:
 + Cách 1: Nhúng quì tím quì tím chuyển sang màu đỏ C2H5OH không làm quì tím chuyển màu.
 + Cách 2: Cho Na2CO3 vào lọ CH3COOH xuất hiện sủi bọt khí CO2 C2H5OH không phản ứng.
HS: Đọc xác định yêu cầu đề bài.
HS: Hoàn thành bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
II. Bài tập
Bài tập 1:
a. C2H4 (A) ; C2H5OH (B)
b. C2H4Br2 (D)
- CH2 - CH2- CH2- CH2 - (E)
Bài tập 2:
a. Dùng quỳ tím
- Axit axetic đổi màu
- Rượu etylic thì không
b. Dùng NaOH : 
(có phenolphtalein nhỏ vào từng )
- Axit : Màu hồng mất 
Rượu : Màu hồng còn
Bài tập 3:
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm ( 0 phút)
a) Mục đích hoạt động: 
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (0 phút) 
a) Mục đích hoạt động: 
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- Các em về nhà học bài, làm các bài tập số 3, 4 SGK.
- Chuẩn bị bài mới ( Bài 47 Chất béo)
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (4 phút) 
- Hãy nêu mối liên hệ giữa C2H4, C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5
Viết PTPƯ minh họa cho mối liên hệ trên ?
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học:
V. RÚT KINH NGHIỆM	
GV:..
	HS:. 
Ngày soạn: 13-3-2019
Tuần: 30 - tiết: 60
Bài 47: CHẤT BÉO
 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: 
 Kiến thức: Sau khi học bài này HS cần đạt được những yêu cầu sau:
- Khái niệm chất béo, trạng thái thiên nhiên, công thức tổng quát của chất béo đơn giản là (RCOO)3C3H5 ' đặc niêm cấu tạo.
- Tính chất vật lí: trạng thái, tính tan
- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân trong môi trường axit và trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa)
- ứng dụng : Là thức ăn quan trọng của người và động vật, là nguyên liệu trong công nghiệp.
 Kỹ Năng: Sau khi học bài này học sinh có thể:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh ...rút ra được nhận xét về công thức đơn giản, thành phần cấu tạo và tính chất của chất béo.
- Viết được PTHH phản ứng thủy phân của chất béo trong môi trường axit, môi trường kiềm
- Phân biệt chất béo (dầu ăn, mỡ ăn) với hiđrocacbon (dầu, mỡ công nghiệp)
- Tính khối lượng xà phòng thu được theo hiệu suất
 Thái độ: Sau khi học bài này học sinh có ý thức: Giúp cho HS có thể giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác
- Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học	
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: Tranh vẽ một số loại thức ăn (đậu, thịt, . . .)
	 Ống nghiệm, bảng phụ, phiếu học tập
2. HS: Tìm hiểu trước bài. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( phút)
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức 
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)
GV đặt vấn đề: Chất béo là một thành phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Vậy chất béo là gì ? thành phần và tính chất của nó như thế nào ? Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. 
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức.
Kiến thức 1: Chất béo có ở đâu ? (5 phút )
a) Mục đích hoạt động: 
- Hình thành cho học sinh các năng lực:
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
+ Năng lực hợp tác.
+ Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
GV: Cho HS quan sát tranh vẽ một số loại thức ăn có chứa chất béo và thông báo: dầu thực vật và mỡ động vật là các chất béo.
Hỏi: Chất béo có ở đâu?
GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
HS: Quan sát tranh vẽ lắng nghe giới thiệu, ghi nhớ kiến thức.
HS: Suy nghĩ trả lời.
I. Chất béo có ở đâu ?
 Chất béo có nhiều trong mô mỡ động vật, trong một số loại quả và hạt.
Kiến thức 2: Chất béo có những tính chất vật lí quan trọng nào ? (5 phút )
a) Mục đích hoạt động: 
- Hình thành cho học sinh các năng lực:
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
+ Năng lực hợp tác.
+ Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
GV: Cho HS quan sát lọ đựng dầu ăn.
GV: Tiến hành làm thí nghiệm: nhỏ vài giọt dầu ăn vào 2 ống nghiệm đựng nước và benzen rồi lắc nhẹ.
Hỏi: Hãy dự đoán một số lí tính của chất béo?
GV: Nhận xét và kết luận.
HS: Quan sát.
HS: Theo dõi HS làm thí nghiệm.
HS: Trả lời.
II. Chất béo có những tính chất vật lí quan trọng nào?
 Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan trong benzen.
Kiến thức 3: Chất béo có thành phần và cấu tạo như thế nào? (8phút )
a) Mục đích hoạt động: 
- Hình thành cho học sinh các năng lực:
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
+ Năng lực hợp tác.
+ Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
GV: Cho HS đọc thông tin mục III SGK.
GV: Khi đun chất béo với nước (nhiệt độ, áp suất cao) ta thu được glixerol (glixerin) C3H5 (OH)3 và các axit béo như C17H35COOH, C17H33COOH, C15H31COOH . . . 
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm câu hỏi sau:
 + Chất béo là hỗn hợp thuộc loại nào ? Tại sao ?
 + Viết một công thức chất béo.
GV: Nhận xét và thông báo: các axit hữu cơ viết dưới dạng chung là R – COOH (R-: có thể là C17H35, C17H33, C15H31, . . .)
Hỏi: Như thế nào là chất béo ?
GV: Nhận xét và kết luận.
GV: Treo bảng phụ có nội dung bài tập 1/147 SGK.
 Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
GV: Nhận xét, kết luận.
HS: Thu thập thông tin.
HS: Lắng nghe giới thiệu.
HS:Thảo luận nhóm Đại diện báo cáo, nhóm khác bổ sung.
 + Chất béo là hỗn hợp thuộc este, vì thủy phân chất béo thu được rượu và axit hữu cơ.
 + (C17H35COO)3C3H5
HS: Suy nghĩ trả lời.
HS: Đọc xác định yêu cầu bài tập.
 Thảo luận nhóm trả lời: câu đúng là d.
III. Chất béo có thành phần và cấu tạo như thế nào ?
 Chất béo là hỗn hợp và este của glixerol với các axit béo có công thức chung là (R-COO)3C3H5
* Kiến thức 4: Chất béo có tính chất hóa học quan trọng nào? (13 phút )
a) Mục đích hoạt động: 
- Hình thành cho học sinh các năng lực:
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
+ Năng lực hợp tác.
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
Hỏi: Cơ thể chúng ta hấp thụ chất béo như thế nào ?
GV: khi đun nóng chất béo với H2O (xt axit) chất béo tác dụng với H2O tạo glixerol và các axit béo.
GV: Yêu cầu HS viết PTHH 
(RCOO)3C3H5 + H2O- 
Hỏi: Phản ứng trên gọi là gì ?
GV: Khi đun chất béo với dd kiềm chất béo cũng bị thủy phân tạo ra glixerol và muối của axit béo.
GV: Yêu cầu HS viết PTHH :
(RCOO)3C3H5 + NaOH ---
GV: Thông báo: Hỗn hợp muối natri của các axit béo là thành phần chính của xà phòng. Vậy phản ứng này còn gọi là phản ứng xà phòng hóa.
Hỏi: Chất béo có những tính chất hóa học quan trọng nào ?
GV: Chốt kiến thức.
GV: Treo bảng phụ có nội dung bài tập 3/147 SGK.
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời.
HS: Suy nghĩ trả lời.
HS: Lắng nghe, ghi nhớ.
HS: 
RCOO)3C3H5 + 3H2O 3RCOOH +C3H5(OH)3
HS: Phản ứng thủy phân.
HS: Lắng nghe, ghi nhớ.
HS: Viết PTPƯ
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 
3RCOONa + C3H5(OH)3
HS: Lắng nghe, ghi nhớ.
HS: Đọc xác định yêu cầu đề bài.
 Đại diện báo cáo nhóm khác nhận xét.
 + Phương pháp: b, c, e là đúng.
 + Giải thích: Xà phòng, cồn 960, xăng hòa tan được dầu ăn.
IV. Chất béo có tính chất hóa học quan trọng nào ?
Chất béo bị thủy phân trong dd axit hoặc dd kiềm.
PTPƯ:
RCOO)3C3H5+3H2O 3RCOOH+C3H5(OH)3
(RCOO)3C3H5+3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm ( 3 phút)
a) Mục đích hoạt động: Khắc sâu kiến thức vế thành phần cấu tạo, tính chất hóa học của chất béo.
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Chất béo có thành phần và cấu tạo như thế nào?
- Chất béo có tính chất hóa học quan trọng nào ?
- HS nêu lại thành phần cấu tạo, tính chất hóa học của chất béo.
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (2 phút) 
a) Mục đích hoạt động: HS nắm được sự biến đổi của chất báo trong cơ thể người.
Nội dung: 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Chất béo biến đổi như thế nào trong cơ quan tiêu hóa của con người.
- Dưới tác dụng của enzim chất báo biến đổi thành axit báo và glixegin.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài ở nhà, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- Các em về nhà học bài, Làm bài tập số 4/147 SGK.
- Chuẩn bị bài “Luyện tập”
- GV hướng dẫn các bước giải bài 4 SGK.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (4 phút) 
- Cho hs làm bài tập số 2/147 SGK.
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học:
V. RÚT KINH NGHIỆM	
GV:..
HS:. 
Châu Thới, ngày ... tháng 03 năm 2019
DUYỆT TUẦN 30:

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_khoi_9_tuan_30_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc