Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được: CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của axetilen.
- Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với kk.
- Tính chất hóa học: Phản ứng cộng brom trong dd, phản ứng cháy.
- Ứng dụng: làm nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp.
2. Kĩ năng:
- Quan sát TN, hình ảnh
- Viết PTHH dạng CTPT, CTCT thu gọn
- Phân biệt khí axetilen với metan bằng PPHH
- Cách điều chế axetilen từ CaC2 và CH4
3. Thái độ: Có thái độ tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị.
1. Thầy: Đồ dùng. Bảng phụ để củng cố + Mô hình phân tử axetilen, tranh vẽ các sản phẩm ứng dụng của axetilen, đất đèn, nước, duntg dịch brôm, bình cầu, phễu chiết, chậu thuỷ tinh, ống dẫn khí, bình thu khí.
2. Trò: - Đọc trước bài ở nhà.
- Ôn lại kiến thức về etilen, metan.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Soạn ngày: 20- 01-2019 Tiết: 49, Tuần: 25 Bài 38. AXETILEN. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được: CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của axetilen. - Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với kk. - Tính chất hóa học: Phản ứng cộng brom trong dd, phản ứng cháy. - Ứng dụng: làm nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp. 2. Kĩ năng: - Quan sát TN, hình ảnh - Viết PTHH dạng CTPT, CTCT thu gọn - Phân biệt khí axetilen với metan bằng PPHH - Cách điều chế axetilen từ CaC2 và CH4 3. Thái độ: Có thái độ tích cực trong học tập. II. Chuẩn bị. 1. Thầy: Đồ dùng. Bảng phụ để củng cố + Mô hình phân tử axetilen, tranh vẽ các sản phẩm ứng dụng của axetilen, đất đèn, nước, duntg dịch brôm, bình cầu, phễu chiết, chậu thuỷ tinh, ống dẫn khí, bình thu khí. 2. Trò: - Đọc trước bài ở nhà. - Ôn lại kiến thức về etilen, metan. III. Các bước lên lớp. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. (7 phút) HS1: Viết CTCT, tính chất hoá học của etilen. HS2: Bài tập 4: SGK119 3. Nội dung bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất vật lí của axetilen (7 phút) - GV cho HS cả lớp quan sát lọ có thu khí axetilen. + Trong điều kiện thường axetilen tồn tại ở trạng thái gì?có màu sắc như thế nào? + Nặng hay nhẹ hơn không khí? Vì sao? + Tại sao lại thu axetilen bằng cách đẩy không khí? + Kết hợp với SGK Hãy nhận xét về tính chất vật lý của axetilen. - GV lưu ý: không cho HS ngửi axetilen vì lẫn tạp chất. - HS quan sát lọ có thu khí axetilen. - 1 Hs trả lời. HS trả lời dựa vào dC2H2/kk = 26/29 - 1 HS trả lời dựa vàoH4.9 SGK120 - 1 HS trả lời. I. Tính chất vật lý của axetilen Axetilen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. Hoạt động 2.Tìm hiểu về cấu tạo phân tử của axetilen (7 phút) - GV yêu cầu HS nêu thành phần phân tư của axetilen - GV cùng HS lắp ráp mô hình phân tử axetilen (dạng rỗng) - GV cho HS quan sát mô hình của phân tử axetilen (dạng rỗng) để nhận xét về liên kết. + Hãy cho biết trong phân tử axetilen có mấy loại liên kết? GV chỉ lên mô hình cho HS thấy liên kết ba (xoay cho HS nhìn rõ). - GV yêu cầu HS dựa vào mô hình để viết CTCT. - GV nhấn mạnh tính chất kém bền của liên kết ba. - HS nêu thành phần phân tư của axetilen. - HS lắp ráp mô hình phân tử axetilen (dạng rỗng) - HS quan sát mô hình của phân tử axetilen (dạng rỗng) để nhận xét về liên kết. - 1 HS đưa ra nhận xét. - 1 HS lên bảng viết CTCT. - HS ghi nhận. II. Cấu tạo phân tử. CTCT: H - C º C - H. Viết gọn : HC º CH. * Nhận xét: - Giữa 2 nguyên tử cacbon có 3 liên kết=> liên kết ba. - Trong liên kết ba có hai liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hoá học. Hoạt động 3.Tìm hiểu tính chất hoá học của axetilen. (13 phút) - GV yêu cầu HS nhận xét về thành phần, cấu tạo của metan, etilen. + Theo các em axetilen có cháy không? - GV tiến hành thí nghiệm phản ứng cháy của axetilen. + Hãy nêu hiện tượng xảy ra khi đốt axetilen? Sản phẩm nào sẽ sinh ra? - GV gọi 1 HS lên bảng viết PTHH xảy ra. - GV dẫn vào mục 2: Vậy axetilen có làm mất màu dung dịch brom không? - GV tiến hành thí nghiệm axetilen tác dụng với dung dịch brom. + Nêu hiện tượng xảy ra khi dẫn axetilen đi qua dung dịch brom? - Phản ứng hóa học trên gọi là gì?à khái quát Ankin. - GV hướng dẫn HS viết PTHH xảy ra. - Nhận xét liên kết: C - C trong sản phẩm? - GV: PƯ giữa axetilen và dd brôm chậm hơn so với phản ứng của etilen với dd brôm vì phản ứng thường dừng lại ở nấc 1. - GV: Trong những điều kiện thích hợp axetilen cũng tham gia PƯ cộng với H2 và một số chất khác. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK. + Hãy nêu những ứng dụng của axetilen ? - GV nhận xét và bổ sung. - 1 HS trả lời. - HS đưa ra dự đoán. - HS quan sát thí nghiệm xảy ra. + Axetilen cháy với ngọn lửa màu xanh. - 1 HS lên bảng viết PTHH xảy ra. - HS quan sát thí nghiệm xảy ra. - Dung dịch brom mất màu. - 1 HS trả lời. - 1 HS lên bảng viết PTHH xảy ra. - 1 HS trả lời. - HS ghi nhận. - HS ghi nhận. - HS đọc SGK. - 1 HS trả lời. - HS hoàn thiện kiến thức. I. Tính chất hoá học. 1. Axetilen có cháy không? Axetilen cháy trong không khí tạo thành CO2 và H2O đồng thời toả nhiều nhiệt. PTHH: 2CH º CH + 5O2 ® 4CO2 +2 H2O + Q 2. Axetilen có làm mất màu dd brôm không? * KL: axetilen tham gia phản ứng cộng với dd brôm. PTHH: CH º CH + Br - Br(dd) ® HBrC =CHBr. Vì sản phẩm cũng liên kết đôi nên có khả năng cộng thêm một phân tử brôm nữa. PTHH: HBrC =CHBr + Br2 ®CHBr2 -CHBr2. (Sản phẩm không tan trong nước). IV. Ứng dụng: SGK/121 Hoạt động 5.Tìm hiểu về cách điều chế và thu khí axetilen. ( 4 phút) - GV yêu cầu HS quan sát H4.12 và dụng cụ lắp ráp trên bàn GV. + Hãy nêu nguyên liệu để điều chế axetilen? + Có mấy cách thu khíC2H2? Hãy kể tên cách thu đó? Giải thích vì sao ta có các cách thu đó? - GV làm thí nghiệm điều chế và thu khí axetilen cho HS quan sát. - GV hướng dẫn HS viết PTHH điều chế khí axetilen? - HS quan sát. - HS: Canxi cacbua (đất đèn - CaC2) và nước - Thu khí C2H2 bằng cách đẩy nước vì C2H2 ít tan trong nước. - HS quan sát thí nghiệm. - 1 HS lên bảng viết PTHH. V. Điều chế. PTHH: CaC2 + 2H2O ® C2H2 + Ca(OH)2 4. Củng cố. (5 phút) GV treo bảng phụ , yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm ( điền vào bảng theo nhóm). Mê tan etilen axetilen - Loại liên kết - Tính chất vật lý - Tính chất hoá học đặc trưng 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà. (2 phút) - Bài tập về nhà: 1,2,3,4,5 SGK122 Bài 5: (Hướng dẫn) - Viết PTHH : C2H4 + Br2 ® C2H4Br2 a mol a mol C2H2 + 2Br2 ® C2H2Br4 b mol 2b mol - Tìm số mol Br2 và nhh - Gọi số mol của C2H4 là a mol, C2H2 là b mol => Ta có hệ phương trình: a + b = nBr2 a + 2b = nhh - Giải hệ tìm được a và b. => Dựa vào a tìm được VC2H4 = ? => %VC2H4 = ? Dựa vào btìm được VC2H2 = ? => %VC2H2 = ? * Nhắc HS chuẩn bị nội dung để giờ sau kiểm tra một tiết. IV. RÚT KINH NGHIỆM: GV: HS:. Soạn ngày: 20- 01-2019 Tiết: 50, Tuần: 25 Bài 39. BENZEN. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức Biết được: - CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của axetilen. - Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với kk - Tính chất hóa học: Phản ứng cộng brom trong dd, phản ứng cháy - Ứng dụng: làm nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp. 2. Kĩ năng: Quan sát TN, hình ảnh - Viết PTHH dạng CTPT, CTCT thu gọn - Tính khối lượng Benzen tham gia phản ứng 3.Thái độ: Có ý thức tích cực trong học tập. II. Chuẩn bị: 1. Thầy: Đồ dùng: +Tranh vẽ mô tả TN của ben zen với brôm. +Ben zen , dầu ăn , dd brôm, nước , ống ngiệm, ống hút + Mô hình phân tử benzen dạng rỗng, dạng đặc. 2. Trò: Đọc trước bài ở nhà. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút) Hãy trình bày CTCT và tính chất hoá học của axêtilen? Viết PTHH minh hoạ? 3. Nội dung bài mới: - Benzen là hiđrocacbon có cấu tạo khác với metan, etilen, axetilen, vậy benzen có cấu tạo và tính chất như thế nào? Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất vật lý của benzen. (7 phút) GV giới thiệu CTPT, yêu cầu HS tính PTK của benzen PTK - GV yêu cầu HS quan sát ống nghiệm đựng benzen để: nhận xét về trạng thái , màu sắc của ben zen. - GV làm TN 1 và 2: Cho benzen vào nước và trong dầu ăn: hướng dẫn HS nhận xét tính tan của ben zen trong nước và khả năng hoà tan các chất của ben zen. - GV chuyển tiếp sang CTCT. - 1 HS thực hiện. - HS quan sát ống nghiệm đựng benzen và đưa ra nhận xét. - HS quan sát thí nghiệm, từ đó rút ra nhận xét. CTPT:C6H6. PTK: 78. Tính chất vật lý. + Là chất lỏng , không màu, nhiệt độ sôi :800C. + Nhẹ hơn nước , không tan trong nước . + Là dung môi hoà tan nhiều chất khác:cao su, dầu ăn,iôt, rất độc. Hoạt đông 2. Tìm hiểu cấu tạo phân tử của benzen (7 phút) - GV phát dụng cụ để lắp mô hình cho các nhóm và yêu cầu HS nghe hướng dẫn để tiến hành lắp mô hình phân tử benzen. - GV đưa ra mô hình mẫu và yêu cầu các nhóm nhận xét về thành phần các nguyên tố hoá học và các loại liên kết. - GV yêu cầu 1HS lên bảng viết CTCT của ben zen. - GV nhấn mạnh về đặc điểm liên kết của ben zen. - HS lắp mô hình theo nhóm. - HS hoàn thiện kiến thức - 1 HS lên bảng viết CTCT - HS ghi nhận. II: Cấu tạo phân tử. CTCT CH HC CH HC CH CH - Nhận xét: Trong phân tử ben zen: Có 6 nguyên tử C liên kết với nhau tạo thành vòng 6 cạnh hình lục giác đều có 3 liên kết đơn xen kẽ 3 liên kết đôi. Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hoá học của benzen. (13phút) - GV cho HS liên hệ với các hợp chất đã học và CTCT của ben zen để dự đoán tính chất hóa học của ben zen. + Hãy dự đoán sản phẩm khi đốt cháy benzen.--> nhiên liệu là gì? - GV làm thí nghiệm đốt cháy benzen trong không khí. + Giải thích nguyên nhân hình thành muội than. - GV gọi 1 HS lên bảng viết PTHH minh hoạ - GV treo tranh vẽ thí nghiệm benzen tác dụng với brôm có mặt bột sắt. - Gọi 1 HS lên mô tả thí nghiệm trên hình vẽ. - GV hướng dẫn HS viết PTHH bằng CTCT. GV: Quay trở lại thí nghiệm benzen cho vào dung dịch brôm ta thấy có phản ứng hoá học xảy ra không? - GV: Trong đk thích hợp benzen có phản ứng cộng với một số chất khác . - GV giới thiệu phản ứng cộng của benzen với hiđro. - GV khắc sâu kiến thức: do phân tử có cấu tạo đặc biệt nên benzen vừa có phản ứng thế (tương tự như metan ) vừa có phản ứng cộng ( tương tự như etilen, axetilen ). Tuy nhiên phản ứng cộng của benzen xảy khó khăn hơn. - HS dự đoán tính chất hoá học của benzen. - HS dự đoán sản phẩm. - HS quan sát thí nghiệm. - 1 HS trả lời. - 1 HS viết PTHH minh hoạ trên bảng. - HS quan sát tranh vẽ minh hoạ và phân tích. - 1 HS lên mô tả thí nghiệm trên hình vẽ. - 1HS lên bảng viết PTHH - 1 HS trả lời. - HS ghi nhận. - HS viết PTHH theo sự hướng dẫn của HS. - HS ghi nhận. II. Tính chất hoá học . 1. Benzen có cháy không? Ben zen cháy trong không khí tạo thành khí cacbonnic, hơi nước, muội than và toả nhiều nhiệt. PTHH: 2C6H6 + 15O2 ® 12CO2 + 6H2O + Q. 2. Ben zen có phản ứng thế với brôm không? PTHH Viết gọn: C6H6(l) + Br2(l)® C6H5Br(l) + HBr(k). Brombenzen (Chất lỏng không màu) 3. Ben zen có phản ứng cộng không? - Benzen kho tham gia phản ứng cộng hơn so với etilen và axetilen. PTHH: C6H6 + 3H2 ® C6H12. (xiclohexan) * Kết luận: Ben zen vừa có pư thế vừa có pư cộng , pư cộng xảy ra khó khăn hơn so vơi etlen và axêtilen. Hoạt động 4. Tìm hiểu ứng dụng của benzen. (4 phút) - Nêu những ứng dụng của ben zen? - GV bổ sung. - 1 HS trả lời. - HS hoàn thiện kiến thức. IV: Ứng dụng - SX chất dẻo , thuốc nhuộm và thuốc trừ sâu. - Làm dung môi hoà tan các chất. 4. Củng cố: (5 phút) - Nêu đặc điểm cấu tạo của ben zen . So sánh với cấu tạo của mêtan , etilen, axêtilen . Từ đó nêu t/c hóa học đặc trưng của benzen. 5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) - Học bài và làm bt 1,2,3,4,SGK. IV. RÚT KINH NGHIỆM: GV: HS:. Châu Thới, ngày...tháng...năm 2019 TRÌNH DUYỆT TUẦN 25
File đính kèm:
giao_an_hoa_hoc_khoi_9_tuan_25_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc