Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Biết được:
- CTPT,CTCT, đặc điểm cấu tạo của metan
- Tính chất vật lí: trạng thái , màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với kk.
- Tính chất hóa học: tác dụng với clo, với oxi
- Được dùng làm nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và sản xuất.
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm
- Viết được PTHH dạng CTPT và CTCT
- Phân biệt khí metan với vài khí khác.
3. Thái độ: Giúp HS có thái độ học tập tích cực và yêu thích môn hoá.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Mô hình phân tử CH4, bình đựng khí metan, bình đựng khí clo, ống thuỷ tinh vuốt nhọn, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, diêm.
2. Trò: Đọc trước bài ở nhà.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Soạn ngày: 15- 01-2019 Tiết: 47, Tuần: 24 Bài 36. MÊTAN. CTPT: CH4; PTK: 16 đ.v.C I. Mục tiêu: 1. Kiến thức Biết được: - CTPT,CTCT, đặc điểm cấu tạo của metan - Tính chất vật lí: trạng thái , màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với kk. - Tính chất hóa học: tác dụng với clo, với oxi - Được dùng làm nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và sản xuất. 2. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm - Viết được PTHH dạng CTPT và CTCT - Phân biệt khí metan với vài khí khác. 3. Thái độ: Giúp HS có thái độ học tập tích cực và yêu thích môn hoá. II. Chuẩn bị: 1. Thầy: Mô hình phân tử CH4, bình đựng khí metan, bình đựng khí clo, ống thuỷ tinh vuốt nhọn, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, diêm. 2. Trò: Đọc trước bài ở nhà. III. Các bước lên lớp. 1. Ổn định tổ chức. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút) Hs làm bài tập 5 ( SGK) 3. Nội dung bài mới. Bài trước, chúng ta đã tìm hiểu chung về hợp chất hữu cơ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một hợp chất cụ thể thuộc loại hiđrocacbon đó là mêtan. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1. Tìm hiểu tính chất vật lý và trạng thái thiên nhiên. (10 phút) - GV giới thiệu CTPT và yêu cầu HS tính PTK của mêtan. + Em thường gặp khí metan ở đâu trong tự nhiên? - GV hướng dẫn HS quan sát ống nghiệm đựng CH4 + Em có nhận xét gì về trạng thái màu sắc, mùi vị, tỉ khối( so với không khí) của khí metan? - GV nhận xét và kết luận. - HS ghi nhận. - Mêtan có trong khí thiên nhiên, khí dầu mỏ, khí mỏ than - HS quan sát ống nghiệm đựng CH4 . - HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét và bổ sung. - HS hoàn thiện kiến thức. CTPT: CH4. PTK: 16. I. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí. 1. Trạng thái tự nhiên: Mêtan có trong khí thiên nhiên, khí dầu mỏ, khí mỏ than 2. Tính chất vật lí: Là chất khí , không màu , không mùi ,ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí. Hoạt động 2.Tìm hiểu CTPT,CTCT của mêtan. (9 phút) - GV chia nhóm HS - Hướng dẫn lắp mô hình của phân tử mêtan. - GV yêu cầu HS lên bảng viết CTCT của phân tử mêtan. - GV: CH4 có cấu tạo tứ diện đều tâm tứ diện là đỉnh C, 4 đỉnh tứ diện là 4 nguyên tử H. Góc hoá trị HCH = 1090 28'. - Em có nhận xét gì về số liên kết giữa nguyên tử cacbon và nguyên tử hiđro? + Em hãy thử đặt tên cho loại liên kết này? + Trong phân tử metan có mấy liên kết đơn? - GV nhận xét và kết luận. - Thảo luận nhóm: - HS lắp mô hình của phân tử mêtan. - 1 HS lên bảng viết CTCT của phân tử mêtan. - HS ghi nhận. - HS: Giữa nguyên tử cacbon và nguyên tử hiđro chỉ có 1 liên kết. - HS: đặt tên là liên kết đơn. - Trong phân tử metan có 4 liên kết đơn. - HS hoàn thiện kiến thức. II. Cấu tạo phân tử. * Công thức cấu tạo: H ê H - C - H ê H * Nhận xét: - Nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử H tạo thành một tứ diện đều. - Trong CH4 có 4 liên kết đơn. Hoạt động 3.Tìm hiểu tính chất hoá học của mêtan. (8 phút) - CH4 cháy có nghĩa là tác dụng với chất nào? - GV làm TN đốt cháy mêtan trong không khí. + Nêu hiện tượng đã xảy ra khi đốt metan? + Tạo sao ống nghiệm khi có nước vôi trong trở nên vẩn đục? + Hãy giải thích hiện tượng xảy ra? Viết PTHH? - GV: Hỗn hợp gồm 1 thể tích metan và 2 thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh. - Yêu cầu HS quan sát lọ đựng clo(về màu sắc) . + Clo có màu gì? CH4 có màu gì? Nhận xét màu cua rhỗn hợp CH4 và Cl2 trước phản ứng? + Dưới tác dụng của ánh sáng sẽ có hiện tượng gì? - GV làm TN biểu diễn thí nghiệm: úp 2 bình vào nhau, bình đựng clo ở trên, chia làm 2 nửa, 1 bình bọc giấy đen kín, 1 bình đưa ra ngoài ánh sáng=> đổ nước vào bình. + Hãy nhận xét màu của quỳ tím?điều đó chứng tỏ được gì? - GV hướng dẫn HS viết phương trình. + Em có nhận xét gì về vị trí của nguyên tử clo và nguyên tử hiđro trước và sau phản ứng? - GV: Trong phản ứng trên, nguyên tử hiđro của mêtan đã thay thế bởi nguyên tử clo=> Phản ứng thế. - Hãy nêu tính chất hóa học của mêtan? - GV mở rộng: Trong điều kiện ánh sáng khuếch tán , dư clo thì clo thế lần lượt 4 nguyên tử H trong phân tử metan. CH3Cl + Cl2 ® CH2Cl2 + HCl CH2Cl2 + Cl2 ® CHCl3 + HCl CHCl3 + Cl2 ® CCl4 + HCl - Tác dụng với khí oxi. - HS quan sát thí nghiệm. + Trên thành ống nghiệm có đọng những giọt nước + Vì sản phẩm sinh ra có khí CO2. + 1 HS trả lời và lên bảng viết PTHH. - HS ghi nhận. - HS quan sát lọ đựng khí clo. - Hỗn hợp trong bình có màu vàng. - Dự đoán dựa vào hình vẽ: Mất màu. - HS quan sát thí nghiệm. + Quỳ chuyển màu đỏ chứng tỏ có axit sinh ra. - 1 HS viết PTHH trên bảng. - 1 HS trả lời. - HS ghi nhận. - HS ghi nhận. III. Tính chất hoá học. 1. Tác dụng với oxi. * CH4 cháy trong không khí tạo ra CO2, H2O và toả nhiều nhiệt. PTHH: CH4(k) + 2O2(k) ® 2H2O(h) + CO2(k) + Q. 2. Tác dụng với clo. H ê H - C - H + Cl -Cl ® ê H H ê H - C - Cl + HCl ê H Viết gọn: CH4 +Cl2 ® CH3Cl + HCl * Nhận xét: - Các nguyên tử H trong phân tử CH4 được thay thế bởi các nguyên tử clo. - Phản ứng thế đặc trưng cho liên kết đơn. Hoạt động 4.Tìm hiểu ứng dụng của mêtan. (5 phút) + Từ tính chất hoá học , Hãy cho biết có thể ứng dụng mêtan vào những lĩnh vực gì? GV: Ngoài ra CH4 cũng là nguyên liệu trong công nghiệp. Một HS trả lời các HS khác nhận xét và bổ sung. - HS ghi nhận. IV. Ứng dụng: * Kết luận: Làm nhiên liệu. Làm nguyên liệu dùng trong công nghiệp.( SX hiđro; muội than...). 4. Củng cố: (5 phút) HS làm bài tập sau vào bảng con. Chọn câu trả lời đúng: a.Mê tan là chất khí không màu , không mùi, ít tan trong nước. b.Hỗn hợp 2 thể tích CH4 : 1 thể tích oxi là hỗn hợp nổ. c.Trong phân tử CH4 có 4 liên kết đơn. d. Phản ứng thế là phản ứng đặc trưng cho liên kết đơn 5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) BTVN:1,2 3,4(SGK116) Bài 3: (Hướng dẫn ) - Tìm nCH4 =? - Viết PTHH xảy ra. - Dựa vào PTHH và dựa vào nCH4 => nCO2 và nO2? - Tìm VCO2 và VO2 dựa vào CT: V = n. 22,4 * N/c bài etilen. IV. RÚT KINH NGHIỆM: GV: HS:. Soạn ngày: 15-01-2019 Tiết: 48, Tuần: 24 Bài 37. ETILEN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được: - CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của etilen - Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với kk. - Tính chất hóa học: Phản ứng cộng brom trong dd, phản ứng trùng hợp tạo PE, phản ứng cháy - Ứng dụng : làm nghuyên liệu điều chế nhựa PE, ancol, etilic 2. Kĩ năng: Quan sát TN, mô hình - Viết PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn - Phân biệt khí etilen với khí metan bằng pp hóa học. 3. Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học.Hăng say , thích thú khi học hoá học. II. Chuẩn bị: 1. Thầy: - Dụng cụ: Đèn cồn, ống nghiệm, giá đỡ, cốc thuỷ tinh, ống dẫn và nút cao su. - Hoá chất: C2H5OH; H2SO4 đặc; 1 ít cát; dd brôm. 2. Trò: Chuẩn bị bài ở nhà III. Các bước lên lớp. 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút) HS1: Làm bài tập 4. HS2:Trình bày tính chất vật lý và tính chất hoá học của mêtan. 3.Nội dung bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1. Tìm hiểu tính chất vật lý của mêtan (5 phút) - GV giới thiệu CTPT và yêu cầu HS tính PTK của etilen. - GV cho HS quan sát lọ đựng khí C2H4 và yêu cầu nêu những tính chất vật lý của etilen mà em có thể quan sát được. + Etilen nặng hơn hay nhẹ hơn không khí? Vì sao? + So sánh tính chất vật lý của mê tan với etilen, em có nhận xét gì? * Với thành phần phân tử như vậy thì etilen sẽ có cấu tạo như thế nào? Ta sẽ n/c phần tiếp theo của bài. - HS tính PTK của etilen. - Cả lớp quan sát và nhận xét về tính chất vật lý của etilen - Nhẹ hơn không khí. vì d = 28/29 < 1. - 1 HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung. CTPT: C2H4 PTK = 28 đ.vC. I. Tính chất vật lý. * Kết luận: etilen là chất khí, không màu, không mùi,ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. Hoạt động 2.Tìm hiểu cấu tạo của etilen. (10 phút) - GV phát cho mỗi nhóm 2 quả cầu màu đen và 4 quả cầu màu trắng các thanh nối (chỉ 2 nguyên tử C, 4 nguyên tử H, các liên kết) - GV hướng dẫn HS lắp ráp mô hình cấu tạo phân tử etilen. - Cho các nhóm nhận xét mô hình lẫn nhau và đưa ra mô hình đúng. - GV gọi 1 HS lên bảng viết CTCT của etilen. + Em có nhận xét gì về sự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử etilen? - HS nhận dụng cụ. - HS lắp ráp mô hình cấu tạo phân tử etilen. - Các nhóm nhận xét mô hình lẫn nhau và đưa ra mô hình đúng. - 1 HS lên bảng viết CTCT của etilen. - 1 HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung. II. Cấu tạo phân tử. CTCT: H H C = C H H CT thu gọn: H2C =CH2 hay CH2 =CH2. * Trong phân tử etilen có 4 liên kết đơn, một liên kết đôi( trong liên kết đôi có một liên kết kém bền...) Hoạt động 3:Tìm hiểu tính chất hoá học của etilen. (13 phút) - GV đưa ra câu hỏi dẫn: + Etilen có cháy không? - GV làm thí nghiệm đốt cháy etilen trong bình thu sẵn khí etilen. + Vậy etilen có cháy không? Khi etilen cháy sẽ cho ta sản phẩm gì? Vì sao? + Viết PTHH? - GV củng cố. - GV: Etilen có làm mất màu dung dịch brom không? - GV biểu diễn TN dẫn khí etilen qua dung dịch nước brom: yêu cầu HS chú ý quan sát màu của dd brôm trước và sau phản ứng. + Nêu hiện tượng xảy ra? - GV minh hoạ bằng phương trình. - GV yêu cầu 1 HS lên bảng viết PTHH thu gọn. - Phản ứng giữa etilen và dd brom về bản chất có giống với phản ứng giữa mêtan với clo không? Vì sao? - Phản ứng trên gọi là phản ứng cộng? - GV: Ngoài dd brôm , etilen cũng tham gia phản ứng cộng với hiđro và clo( trong điều kiện có nhiệt độ thích hợp và có chất xúc tác). - GV thông báo : Ở điều kiện thích hợp có chất xúc tác, các phân tử etilen kết hợp với nhau tạo thành phân tử có kích thước và khối lượng phân tử rất lớn( do một liên kết kém bền trong phân tử etilen bị đứt ra) tạo thành sản phẩm là polietilen(PE). - GV hướng dẫn HS viết PTHH minh hoạ. - Nhựa PE là nguồn nguyên liệu quan trọng trong SXCN. - Hãy nêu tính chất hóa học của etilen? - HS dự đoán. - HS quan sát thí nghiệm. - 1 HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung. - 1 HS lên bảng viết PTHH. - HS hoàn thiện kiến thức - HS dự đoán. - HS quan sát hiện tượng xảy ra. - 1 HS nêu hiện tượng. - HS viết PTHH dưới sự hướng dẫn của GV. - 1 HS lên bảng viết PTHH thu gọn. - 1 HS trả lời. - Phản ứng trên là phản ứng cộng - HS ghi nhận. - HS ghi nhận. - HS viết PTHH minh hoạ. - HS ghi nhận. III. Tính chất hoá học. 1. Etilen có chảy không? PTHH: C2H4 + 3O2 ® 2H2O + 2CO2 + Q. 2. Etilen có làm mất màu dung dịch brôm hay không? PTHH: H H ê ê C = C + Br - Br ê ê H H ® H H ê ê Br - C - C - Br ê ê H H Viết gọn: CH2 = CH2 + Br2 ® BrCH2 - CH2Br. đi brôm etan. * Phản ứng trên là phản ứng cộng - đặc trưng cho liên kết đôi( hay những chất có liên kết đôi tương tự etilen dễ tham gia phản ứng cộng). 3. Các phân tử etilen có kết hợp với nhau được không? (CH2=CH2)n®(-CH2-CH2-)n. poli etilen. Hoạt động 4.ứng dụng. (4 phút) - GV treo sơ đồ ứng dụng của etilen. - GV gọi 1 HS lên bảng trình bày. - HS nghiên cứu. - 1 HS lên bảng trình bày. IV. Ứng dụng SGK118. 4. Củng cố: (5 phút) - HS đọc mục em có biết. - GV cho HS làm bài tập 2 theo nhóm. Có liên kết đôi Làm mất màu dung dịch brom Phản ứng trùng hợp Tác dụng với oxi Metan Không không không Có Etilen Có Có Có Có 5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) + BTVN: 1,3,4(119). + Bài 4( Hướng dẫn ) - Viết PTHH. - Dựa vào VC2H2 = 4,48l => nC2H4 = ? - Dựa vào PTHH và nC2H4 => nO2 => VO2 = ? - Dựa vào VO2 => Vkk =? + Chuẩn bị bài : axeilen. IV. RÚT KINH NGHIỆM: GV: HS:. Châu Thới, ngày...tháng...năm 2019 TRÌNH DUYỆT TUẦN 24
File đính kèm:
giao_an_hoa_hoc_khoi_9_tuan_24_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc