Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

      - HS hiểu thế nào là hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.

      - Nắm được cách phân loại hợp chất hữu cơ.

2.Kĩ năng: Phân biệt được các hợp chất hữu cơ thông thường với các hợp chất vô cơ.

3.Thái độ: Có thái độ tích cực trong học tập môn hóa học

II. Chuẩn bị:

  1. Thầy:     

       - Tranh màu về các loại thức ăn, hoa, quả, và các đồ dựng quen thuộc.

       - Hoá chất: Bông, nến, nước vôi trong.

       - Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh.

2. Trò:  Đọc trước bài ở nhà.

III. Các bước lên lớp.

1. Ổn định lớp:  (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung bài mới.

doc 6 trang Khánh Hội 22/05/2023 200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày Soạn: 08-01-2019
Tiết số: 45 Tuần: 23
CHƯƠNG IV. HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU
Bài 34: KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HOÁ HỌC HỮU CƠ.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - HS hiểu thế nào là hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.
 - Nắm được cách phân loại hợp chất hữu cơ.
2.Kĩ năng: Phân biệt được các hợp chất hữu cơ thông thường với các hợp chất vô cơ.
3.Thái độ: Có thái độ tích cực trong học tập môn hóa học
II. Chuẩn bị:
Thầy: 
 - Tranh màu về các loại thức ăn, hoa, quả, và các đồ dựng quen thuộc.
 - Hoá chất: Bông, nến, nước vôi trong.
 - Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh.
2. Trò: Đọc trước bài ở nhà.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1.Tìm hiểu khái niệm về hợp chất hữu cơ.(12 phút)
- GV treo tranh H 4.1 có chứa các hợp chất hữu cơ .
Yêu cầu HS tả lời các câu hỏi:
+ Hợp chất hữu cơ có ở đâu?
+ Số lượng và tầm quan trọng của hợp chất hữu cơ?
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
- GV làm TN đốt cháy bông, úp ống nghiệm phía trên ngọn lửa sau đó rót dung dịch Ca(OH) 2 vào ống ngiệm
+ Hãy nêu hiện tượng xảy ra?
+ Em có nhận xét gì về nước vôi trước và sau khi rót vào ống nghiệm? Hãy giải thích?
+ Từ hiện tượng trên hãy dự đoán sản phẩm tạo thành khi đốt cháy bông?
- GV yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm với nến.
+ Từ kết quả thí nghiệm GV yêu cầu HS rút ra định nghĩa về các chất hữu cơ.
- GV lưu ý HS: Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cácbon( trừ cacbon oxit, CO2, muối cácbonat, axit cácbonic).
- HS quan sát tranh.
- Cá nhân HS trả lời.
 - HS hoàn thiện kiến thức.
- HS quan sát thí nghiệm.
- HS: Có những giọt nước nhỏ đọng trên ống nghiệm, nước vôi trong vẩn đục vì bông cháy sinh ra khí CO2.
- HS: Sản phẩm tạo ra khi đốt cháy bông ngoài không khí là khí CO2 và hơi nước.
- HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm với nến từ đó rút ra kết luận.
- 1 HS trả lời.
- HS ghi nhận.
I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ.
1.Hợp chất hữu cơ có ở đâu?
* Kết luận:
Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh chúng ta , trong cơ thể sinh vật và lương thực thực phẩm, rau quả, củ và đồ đựng ...
2. Hợp chất hữu cơ là gì?
*Kết luận:
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cácbon ( TRừ CO, CO2, H2CO3, các muối cacbonat của kim loại)
Hoạt động 2 .Tìm hiểu về sự phân loại hợp chất hữu cơ. .(10 phút)
Bài tập: Hãy phân loại các hợp chất vô cơ sau:CH4, C2H5OH, C2H4, CH3Br, C6H6.CH3Cl, C2H5O2N.
Dựa vào đâu mà em có cách phân loại đó. Hãy thử đặt tên cho mỗi loại
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm bàn.
- Gọi đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận.
- HS đọc đề và nghiên cứu đề.
- HS hoạt động theo nhóm bàn.
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS hoàn thiện kiến thức.
3. Các hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào?
- Hiđrôcacbon: Phân tử chỉ có 2 nguyên tố cacbon và hidro
VD: CH4, C6H6, C2H2
- Dẫn xuất hiđrôcacbon: ngoài cacbon và hidro trong phân tử còn có các nguyên tố khác: oxi, nitơ, clo
VD: CH3Cl, C2H5O2N, CH3Br, C2H5OH
Hoạt động3: Tìm hiểu về ngành hoá học hữu cơ. .(10 phút)
GV giới thiệu:Trong hoá học có nhiều ngành khác nhau như: Hoá vô cơ, hoá phân tích, hoá lý, hoá hữu cơ...mỗi chuyên ngành có một đối tượng riêng và mục đích nghiên cứu khác nhau.
+ Hãy cho biết mục đích , đối tượng của ngành hóa học hữu cơ?
+ Tầm quan trọng của hoá học hữu cơ?
- GV chuẩn kiến thức.
- HS ghi nhận.
- 1 HS trả lời.
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.
II. Khái niệm về hoá học hữu cơ.
* Kết luận: Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ và những chuyển đổi của chúng.
 4.Củng cố. .(10 phút)
 GV cho HS dùng bảng con làm bài tập1, 2 SGK108.
 Bài 1: Phương án d	Bài 2: Phương án c.
 5.Hướng dẫn học sinh tự học,làm bài tập và soan bài mới ở nhà. .(2 phút)
 - BTVN: 3,4,5. Nghiên cứu bài :Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 	
GV:
HS:.
Ngày Soạn: 08-01-2019
Tiết số: 46 Tuần: 23
Bài 35. CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
 - HS hiểu được trong các hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị ( C(IV), H(I) ,O(II)...)
 - HS hiểu được mỗi chất hữu cơ có 1 công thức cấu tạo tương ứng với 1 trật tự liên kết xác định, các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch cácbon.
2. Kĩ năng: Viết được CTCT của một số chất đơn giản , phân biệt được các chất khác nhau qua CTCT.
3.Thai độ: Có ý thức tích cực học tập tốt môn hóa học
II.Chuẩn bị:
1. Thầy: Quả cầu cácbon, oxi, hiđro, có lỗ khoan sẵn và các thanh nối.
2. Trò: Đọc trước bài ở nhà
III. Các bước lên lớp.
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS làm bài tập 4.
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1.Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo phân tử HCHC. ( 10 phút)
- GV yêu cầu HS cho biết hoá trị có thể có của :C, H,O trong các hợp chất vô cơ đã học?
- GV thông báo hoá trị của C, H, O trong các hợp chất hữu cơ.
- GV hướng dẫn HS biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
+ Hãy biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử CH4, CH3Cl, C2H5OH
- GV thực hiện trên mô hình và yêu cầu Hs làm theo
- Từ đó yêu cầu HS rút ra kết luận về sự liên kết giữa các nguyên tử.
- GV kết luận.
- 1 HS trả lời dựa vào các kiến thức đã học.
- HS ghi nhận.
- HS ghi nhận.
- 3 HS lên bảng thực hiện, HS khác làm vào vở nháp sau đó nhận xét.
- HS biểu diễn trên mô hình.
- HS rút ra nhận xét.
- HS hoàn thiện kiến thức.
I. Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
1.Hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử.
* Trong các hợp chất hữu cơ , các bon luôn có hoá trị IV , hiđro có hoá trị I và oxi có hoá trị II.
* Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị của chúng .Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một nét gạch nối giữa hai nguyên tử.
 ê 
 - C - O - H - 
 ê 
VD: Phân tử CH4:
 H
 ê 
 H - C - H
 ê 
 H
Phân tử CH3Cl:
 H
 ê 
 H - C - Cl
 ê 
 H
Phân tử rượu etylic:
 H H
 ê ê 
H - C - C - O - H
 ê ê 
 H H
Hoạt động 2.Tìm hiểu về mạch cácbon. (10 phút)
+ Hãy tính hoá trị của cacbon trong CTHH sau: C2H6, C3H8.
+ Có phải trong các hợp chất hữu cơ nguyên tử cacbon có hoá trị khác IV?
- GV giới thiệu cách biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử trong công thức: C2H6
- GV: Ngoài việc cácbon có khả năng liên kết với nguyên tố khác nó còn có thể liên kết giữa các nguyên tử cacbon với nhau.
Bài tập: Hãy biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử trong công thức C4H10. Ngoài cách biểu diễn đó em hãy thử biểu diễn bằng cách khác không (Hoặc có thể hỏi: C4H10 có những cách biểu diễn nào thể hiện sự liên kết giữa các nguyên tử?)
+ Các em hãy đặt tên cho các loại mạch đó?
- GV nhận xét và kết luận.
GV đặt vấn đề :hợp chất có CTPT:C2H6O có hai loại chất khác nhau:
 H H
 ê ê 
H - C - C - O - H
 ê ê 
 H H
(Rượu etylic).
 H H
 ê ê 
H - C - O - C - H
 ê ê 
 H H
(Đi mêtyl ete).
+ Hãy cho biết trong CT của hai chất trên khác nhau ở điểm nào?
+ Qua đó em có nhận xét gì về trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử của hợp chất hữu cơ?
- GV nhận xét và kết luận.
- HS tính toán và trả lời.
- HS ghi nhận.
- HS ghi nhận.
- HS thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời vào bảng phụ.
- Các nhóm kiểm tra chéo.
- HS hoàn thiện kiến thức
- HS quan sát và ghi nhận
- Khác nhau ở trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
- 1 HS trả lời.
- HS hoàn thiện kiến thức
2.Mạch cạc bon
* Những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếo với nhau tạo thành mạch cacbon.
VD: C2H6:
 H H
 ê ê 
H - C - C - H
 ê ê 
 H H
( Mạch thẳng )
* Có 3 loại mạch các bon:
Mạch thẳng.
VD:
 H H H
 ê ê ê 
H - C - C - C - H
 ê ê ê 
 H H H
Mạch nhánh.
VD: H H H
 ê ê ê
H - C - C - C- H
 ê ê ê
 H H - C - H H
 ê
 H
Mạch vòng.
VD:
 H2C - CH2
 ê ê 
 H2C - CH2
3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
* Kết luận: Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử.
* Ví dụ: SGK110.
Hoạt động 3.Tìm hiểu công thức cấu tạo. (10 phút)
GV yêu cầu hS Tìm hiểu SGK .
+ Hãy cho biết ý nghĩa của công thức phân tử?
+ C2H6O là chất gì?
- GV: Vậy muốn biết tính chất của một chất hữu cơ cần phải biết rõ công thức cấu tạo.
+ Công thức cấu tạo có ý nghĩa gì?
* Bài tập: viết công thức cấu tạo của metan CH4, C2H6
- GV nhận xét và kết luận.
- HS nghiên cứu thông tin SGK.
+ HS: Cho biết số nguyên tử của mỗi 
nguyên tố.
- 1 HS trả lời.
- HS ghi nhận.
- 1 HS trả lời.
- 2 HS lên bảng thực hiện, HS khác nhận xét và bổ sung.
- HS hoàn thiện kiến thức
II. Công thức cấu tạo
 Công thức biểu diển đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là công thức cấu tạo
VD:
 H H
 ê ê 
H - C - C - H
 ê ê 
 H H
Hay: CH3 - CH3.
 H
 ê 
 H - C - H
 ê 
 H
Hay:CH4.
Công thứ cấu tạo cho biết thành phần của phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
4.Củng cố. (7 phút)
 GV yêu cầu HS làm bài tập 1,2 tại lớp.
5. Hướng dẩn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mói ở nhà. (2 phút)
 GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập : 3,4,5.(SGK- 112).
Bài 5: ( Hướng dẫn )
- Biện luận để viết phương trình tổng quát.
- Tìm nA dựa vào MA = 30g
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 	
GV:
HS:. 
Châu Thới, ngày...tháng...năm 2019
TRÌNH DUYỆT TUẦN 22

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_khoi_9_tuan_23_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc