Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: 

     - HS nắm được axitcabonic là axit yếu,  không bền

     - Muối cacbonat có những tính chất hóa học của muối, và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Giải phóng khí cacbonic

     - Ứng dụng của muối cacbonac trong sản xuất , đời sống.

2. Kĩ năn : 

     - Rèn kĩ năng thực hành quan sát , tư duy.

3. Thái độ:

    -  Giaó dục học sinh lòng yêu thích bộ môn

II. Chuẩn bị : 

1. Thầy:  - Hóa chất: * TN1: NaHCO3 , Na2CO3 , HCl

                            * TN2 : K2CO3 , Ca(OH)2 , 

                            * TN3: Na2CO3 , CaCl2

               - Dụng cụ: Ống nghiệm, ống thủy tinh, đèn cồn

2. Trò:  Xem trước nội dung bài học

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: 

3. Nội dung bài mới:

doc 6 trang Khánh Hội 22/05/2023 160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn :	20-12-2018	
Tiết :	39 Tuần : 20
Bài 29: AXÍT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
 - HS nắm được axitcabonic là axit yếu, không bền
 - Muối cacbonat có những tính chất hóa học của muối, và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Giải phóng khí cacbonic
 - Ứng dụng của muối cacbonac trong sản xuất , đời sống.
2. Kĩ năn : 
 - Rèn kĩ năng thực hành quan sát , tư duy.
3. Thái độ:
 - Giaó dục học sinh lòng yêu thích bộ môn
II. Chuẩn bị : 
1. Thầy: - Hóa chất: * TN1: NaHCO3 , Na2CO3 , HCl
	 * TN2 : K2CO3 , Ca(OH)2 , 
	 * TN3: Na2CO3 , CaCl2
	 - Dụng cụ: Ống nghiệm, ống thủy tinh, đèn cồn
2. Trò: Xem trước nội dung bài học
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Axit cacbonic: (7p)
GV: Khí CO2 có hòa tan trong nước không ? với tỉ lệ thể tích là bao nhiêu?
GV: dd H2CO3 có bền không?
- Tính axit ra sau ?
HS: Tan à H2CO3
VCO2 : V H2O 
 9: 100
HS: Theo dõi
.
I. Axit cacbonic : ( H2CO3)
1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí 
 Dẫn khí CO2 qua nước à dd H2CO3
2. Tính chất hóa học :
 - H2CO3 : axit yếu à quỳ tím hóa đỏ
 - Không bền: à bị nhiệt phân hủy
 H2CO3 to CO2 + H2O
Hoạt động 2: Muối cacbonac (28p)
- Muối cacbonac được phân loại như thế nào?
GV: Y/cầu HS nhắc lại tính tan của muối cacbonac.
- Phân làm 2 loại : Muối cacbonac trung hòa và muối cacbonac axit.
- Các muối cacbonac kiềm, muối axit tan trong nước
HS: Tác dụng với axit, kiềm, muối
HS: Thực hành, quan sát , nhận xét, rút kết luận
HS: Tiến hành thí nghiệm-> kết luận
HS: Tiến hành, kết luận
HS: Nung nóng đá vôi
- Viết các PTHH
Sản xuất ximăng, vôi; nấu xà phòng, thủy tinh; dược phẩm , hóa chất.
 II. Muối cacbonac:
 1. Phân loại:
* Muối cacbonac trung hòa: Na2CO3 ...
* Muối Hiđro cacbonac ( muối axit) : NaHCO3 
 2. Tính chất :
 a. Tính tan:
 - Gồm các muối cacbonac kiềm, muối axit tan trong nước
 b.Tính chất hóa học: 
* Tác dụng với axit: => muối mới + CO2 + H2O
Na2CO3 + HCl à 2 NaCl +CO2 + H2O
NaHCO3 + HCl à NaCl +CO2 + H2O
* Tác dụng với dd kiềm: => muối mới + bazơ mới
K2CO3 + Ca(OH)2 à CaCO3 + 2KOH
* Lưu ý: dd muối hiđrocabonac + dd bazơ -> muối trung hòa và nước
VD: 
NaHCO3 + NaOH -> Na2CO3+ H2O
* Tác dụng với dd muối: => 2 muối mới 
Na2CO3 + CaCl2 à CaCO3 + 2 NaCl
* Muối cacbonac bị nhiệt phân hủy:
CaCO3 to CO2 + H2O
2NaHCO3 to Na2CO3 + CO2 + H2O
 3. Ứng dụng:
 - CaCO3 : sản xuất ximăng, vôi
 - Na2CO3 : nấu xà phòng, thủy tinh
 - NaHCO3 : dược phẩm , hóa chất
- Nêu TCHH của muối cacbonat.
TN1: dd Na2CO3 , NaHCO3 tác dụng với dd HCl
TN2: dd K2CO3 , Ca(OH)2
TN3: dd Na2CO3 , CaCl2
- Muối cacbonac có khả năng bị nhiệt phân hủy không ?
- Viết được các PTHH khác thể hiện TCHH của muối cacbonat.
- Nêu ứng dụng của muối cacbonac. 
4. Củng cố: (7p) Cho học sinh làm bài tập:
 1. trang 91:
 - HCl tác dụng với muối cacbonac tạo thành axit cacbonic:
2HCl + Na2CO3 à 2 NaCl + H2CO3
 - H2CO3 không bền ị nhiệt phân hủy ngay thành CO2 và H2O:
H2CO3 	CO2 + H2O
 2. trang 91:
 MgCO3 có tính chất của muối cacbonac:
- T/d với dd axit: 2HCl + MgCO3 à MgCl2 + CO2 + H2O
- MgCO3 không tan trong nước nên không t/d với dd muối và dd kiềm
- Dễ bị nhiệt phân hủy : MgCO3 to MgO + CO2 
5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2p)
	- Học bài. Soạn trước bài 30
- Làm bài tập: ,3,5 SGK
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 	
GV:
HS:. 
Ngày soạn :	20-12-2018	
Tiết :	40; Tuần : 20
BÀI 30: SILIC – CÔNG NGHIỆP SILICAC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - HS nắm được silic là phi kim, SiO2 là oit axit
 - Biết được thế nào là công nghiệp silicat
 - Hiểu được cơ sở khoa học của quá trình sản uất đồ gốm, xi măng, thủy tinh
2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng viết phương trình, thu thập thông tin thực tế.
3.Thái độ: Hứng thú với công nghiệp hóa học
II. Chuẩn bị : 
1. Thầy: - Tranh giới thiệu một số sản phẩm: sứ, gốm, gạch, ngói
- Sơ đồ lò quay sản xuất clanke
2. Trò: Xem bài trước ở nhà
III. Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (6p)
HS1: làm bài tập 3(tr 91) 
HS2: làm bài tập 5 (tr 91) 
3. Nội dung bài mới:
Mục 3b các công đoạn chính không dạy PTHH
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (5p)
GV: y/cầu HS nêu kí hiệu hóa học, nguyên tử khối của silic
GV: Thông báo: Silic chiếm ¼ khối lượng vỏ trái đất.
HS: Trả lời
KHHH: Si
NTK: 28
I. Silic:
1. Trạng thái tự nhiên:
Si tồn tại dạng hợp chất
- Yêu cầu HS nêu TCHH của Si
HS: Nêu tính chất
2. Tính chất:
- Si : Chất rắn
- Si : Tinh khiết là chất bán dẫn
- Phi kim: si < C, Cl
- Tác dụng với oxi ở nhiệt đô cao: 
 Si + O2 to SiO2 
Hoạt động 2: Silic đioxit: (SiO2) (6p)
- Si là phi kim nên oxit tương ứng của nó thuộc loại gì?
- SiO2 là oxit axit nên có những tính chất hóa học gì? Viết PTHH
- Viết các PTHH khác thể hiện TCHH của SiO2.
HS: là oxit axit vì axit tương ứng là H2SiO3
- Thực hiện Viết PTHH
- Viết các PTHH
II. Silic đioxit: (SiO2)
1. Tác dụng với kiềm:
SiO2 + 2NaOH à Na2SiO3 + H2O
 Natri silicat
2. Tác dụng với oxit bazơ:
SiO2 + CaO à CaSiO3 
 Canxi silicat
SiO2 không phản ứng với nước
Hoạt động 3: Sơ lược về công ngiệp silicat: (20p)
- Công nghiệp silicat gồm những ngành nào
HS: Thủy tinh, đồ gốm, ximăng, gạch ngói, sành, sứ
III. Sơ lược về công ngiệp silicat:
GV: Hãy nêu vài sản phẩm của đồ gốm đã gặp trong thực tế
Giải thích: fenpat (SGK)
- Sản xuất đồ gốm gồm những giai đoạn nào?
- Ở nước ta có cơ sở sản xuất ở đâu?
- Chậu , bình hoa, tách ,gạch ngói
HS: Nguyên liệu + nước nhào nhuyễn -> tạo hình
HS: Bát tràng, Hải Dương
1. Sản xuất đồ gốm, sứ:
 a. Nguyên liệu chính:
Đất sét, thạch anh, fenpat
 b. Các công đoạn chính:
- Nhào nguyên liệu
- Tạo hình
- sấy khô
- nung to cao phù hợp
 c. Cơ sở sản xuất: SGK
- Sản xuất xi măng gồm những giai đoạn nào?
- Ở nước ta có cơ sở sản xuất ở đâu?
HS: Trả lời
HS: Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Tiên
2. Sản xuất xi măng:
 a. Nguyên liệu chính:
Đất sét, đá vôi, cát
 b. Các công đoạn chính:
- Nghiền nhỏ hỗn hợp -> dạng bùn
- Nung hỗn hợp trong lò quay
- Nghiền clanke nguội thành và phụ gia 
-> xi măng
 c. Cơ sở sản xuất: SGK
- Sản thủy tinh gồm những giai đoạn nào?
- Ở nước ta có cơ sở sản xuất ở đâu?
HS: Trả lời
HS: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh
3. Sản xuất thủy tinh :
 a. Nguyên liệu chính: Cát thạch anh, đá vôi và sô đa.
 b. Các công đoạn chính:
- Trộn hỗn hợp theo tỉ lệ thích hợp
- Nung hỗn hợp trong lò nung
- Làm nguội từ từ , ép thổi thành đồ vật
c. Cơ sở sản xuất: SGK
4. Củng cố: (5p) Hướng dẫn HS sữa bài tập cuối bài
 * Những cặp chất nào phản ứng với nhau?
a. SiO2 + CO2 à không phản ứng
b. SiO2 + CaO to CaSiO3
c. SiO2 + NaOH to Na2SiO3 + H2O
d. SiO2 + H2O à không phản ứng 
5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2p)
	Xem trước bài 31 mục I và II
	Chuẩn bị mỗi em 1 bảng hệ thống tuần hoàn
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 	
GV:
HS:. 
Châu Thới, ngày...tháng...năm 2018
TRÌNH DUYỆT TUẦN 20

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_khoi_9_tuan_20_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc