Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:  Khắc sâu tính chất hoá học của nhôm, sắt

2. Kĩ năng :  Rèn kĩ năng làm thí nghiệm với lượng hoá chất nhỏ

3. Thái độ:  Giáo dục tính cẩn thận, tiết kiệm…trong học tập và thực hành hoá học

II. CHUẨN BỊ :

1. Thầy: - Dụng cụ : đèn cồn, giá, kẹp sắt; Bộ ống nghiệm , muỗng hút, nam châm

   - Hoá chất: Bột nhôm , sắt, lưu huỳnh, dd NaOH

2. Trò: Ôn lại tính chất hoá học chung của  nhôm ,sắt 

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: 

3. Nội dung bài mới:

doc 5 trang Khánh Hội 22/05/2023 140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 12 -11- 2018
Tiết: 29 - Tuần: 15
Bài 23: Thực hành:
Tính chất hoá học của nhôm và sắt
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Khắc sâu tính chất hoá học của nhôm, sắt
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng làm thí nghiệm với lượng hoá chất nhỏ
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, tiết kiệmtrong học tập và thực hành hoá học
II. CHUẨN BỊ :
1. Thầy: - Dụng cụ : đèn cồn, giá, kẹp sắt; Bộ ống nghiệm , muỗng hút, nam châm
 - Hoá chất: Bột nhôm , sắt, lưu huỳnh, dd NaOH
2. Trò: Ôn lại tính chất hoá học chung của nhôm ,sắt 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (2p) Kiểm tra tình hình chuẩn bị :
GV: Nhắc nhở HS tính cẩn thận. Chú ý hiện tượng quan sát, liều lượng các chất trong quá trình tiến hành thí nghiệm
HS : Ổn định tổ chức theo yêu cầu
Hoạt động 2 : (26p) Tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm 1: 5p 
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm
Dùng ống hút nhỏ giọt hút bột nhôm -> rắc lên ngọn lửa đèn cồn
Lưu ý: Bột nhôm rơi vào ngọn lửa nhưng không rơi vào bấc đèn cồn
HS: làm thí nghiệm.
Nhôm cháy sáng
HS: thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên
I. Tiến trình thí nghiệm:
1. TN1: tác dụng của nhôm với oxi
 Al + O2 Al2O3
Thí nghiệm 2: 10p
GV: Hướng dẫn:
 - Trộn bột Fe + S với 
tỉ lệ 3: 1
- Cho một ít hỗn hợp vào ống nghiệm kẹp trên giá -> đốt trên đèn cồn -> đốm sáng đỏ xuất hiện
Lưu ý: Có thể cho HS dùng nam châm hút trước và sau phản ứng
HS: Quan sát hiện tượng, rút kết luận
2. TN 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh;
 Fe + S FeS
Thí nghiệm 3: 13p
GV: Nêu vấn đề: có 2 lọ không dán nhãn đựng 2 kimloại riêng biệt là : Al và Fe. Em hãy nêu cách nhận biết
GV: Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm từng bước như SGK
* Lưu ý: hướng dẫn HS nhớ lại phản ứng đặc trung của 2 kim loại:
 Al + NaOH
 Fe + NaOH : không phản ứng
HS: Thực hành theo nhóm
 3. TN3: Nhận biết mỗi kim
 loại nhôm, sắt được đựng
 trong 2 lọ không dán nhãn
Hoạt động 2: Viết bản tường trình (10p)
GV yêu cầu HS viết bảng tường trình
Nhận xét ý thức thái độ HS và kết quả giờ thực hành
Hướng dẫn HS thu hồi hoá chất, vệ sinh
HS: Hoàn thành tường trình
II. Viết bản tường trình :
4. Củng cố: (5p)
	Qua bài trên có tất cả mấy thí nghiệm? 3 thí nghiệm
	Đó là nhứng thí nghiệm nào? Tác dụng của nhôm với oxi, sắt với lưu huỳnh và nhận biết kim loại nhôn, kim laoij muối.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ,làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1p)
	 Xem trước bài tính chất hoá học của phi kim
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 	
GV:
HS:.
Ngày soạn: 12 -11- 2018
Tiết: 30 - Tuần: 15
	Chương 3: PHI KIM
 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
Bài 25: Tính chất hóa học của phi kim
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- HS nắm được tính chất vật lí của phi kim
- Tính chất hoá học của phi kim: Tác dụng với kim loại, với hiđro và với oxi.
- Sơ lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh , yếu của một số phi kim.
2. Kĩ năng : 
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của phi kim
- Viết một số phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hoá của phi kim
- Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập, ý thức tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ :
1. Thầy:
Dụng cụ thí nghiệm: khí clo, khí hiđro
Hoá chất: điều chế khí clo, khí hiđro, quỳ tím
2. Trò: xem trước nội dung bài học
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Tính chất vật lý của phi kim (5 phút)
GV: Đặt vấn đề: Phi kim có những t/chất vật lý nào ?
GV: Dẫn ra một số phi kim và yêu cầu HS cho biết trạng thái và tính chất của phi kim
GV: Nhận xét và kết luận.
HS: Rút ra nhận xét về tính chất vật lý của phi kim.
I. Tính chất vật lý của phi kim 
- Ở điều kiện thường phi kim tồn tại ở 3 trạng thái: rắn (C, S.) ; lỏng ( Br2 ) ; khí ( O2, Cl2..) phần lớn phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp
HĐ 2: ITính chất hoá học của phi kim (23 phút)
GV: Ta biết kim loại tác dụng được với phi kim ( Tính chất HH của KL ). Các em cho một số ví dụ, viết PTHH ? 
Phi kim tác dụng được với KL muối hoặc oxit.
2Na + Cl2 2NaCl 
2Al + 3S Al2S3 
Oxi tác dụng với hiđro: 
GV: Nhắc lại t/chất HH của Hiđrô và yêu cầu HS viết PTHH
 2H2 + O2 2H2O 
GV: Cho HS quan sát tranh vẽ H3.1/Sgk và mô tả TN clo tác dụng với Hiđrô. 
GV: Gọi HS nhận xét hiện tượng.
 H2 + Cl2 2HCl 
- P/kim tác dụng với hiđrô hợp chất khí
GV: Các em đã nghiên cứu TN: S, C cháy trong oxi ở lớp 8. Hãy nhớ lại và viết PTHH ?
GV: N/xét và kết luận về phản ứng của p/kim với oxi.
- P/kim tác dụng với oxi è oxit axit
 S ( r ) + O2 ( k ) SO2 ( k )
- Hãy nêu TCHH chung của phi kim?
HS: Trao đổi, tìm các ví dụ, viết các PTHH 
HS: Rút ra nhận xét.
HS: Thực hiện theo lệnh
HS: Quan sát tranh vẽ H3.1/sgk
HS: Nêu hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận.
HS: Nêu ví dụ, viết PTHH và nhận xét .
HS: Nhận kiến thức từ Gv
Nêu TCHH chung của phi kim
II. Tính chất hoá học của phi kim 
1. Phi kim tác dụng với kim loại 
Phi kim tác dụng được với KL muối hoặc oxit.
2Na + Cl2 2NaCl 
2Al + 3S Al2S3 
2. Phi kim tác dụng với hiđro:
 - Oxi tác dụng với hiđro: 
 2H2 + O2 2H2O (
- P/kim tác dụng với hiđrô hợp chất khí
H2 + Cl2 2HCl 
3. Tác dụng với oxi:
- P/kim tác dụng với oxi oxit axit
 S + O2 SO2 
HĐ 4: Mức độ hoạt động của phi kim : (7 phút)
GV: Thuyết trình về mức độ hđHH của p/kim và dẫn chứng bằng các PTHH minh hoạ.
Mức độ ph/ứng của các phi kim với kim loại và hiđro là khác nhau. Căn cứ vào đó người ta đánh giá :
- Phi kim mạnh: F, Cl, O, ( F là phi kim mạnh nhất ).
- Phi kim yếu: S, c, Si .
GV: Dẫn chứng bằng các PTHH
HS: Đọc TT trong Sgk
HS: Nhận TT của Gv
HS: Ghi bài vào vở
III. Mức độ hoạt động của phi kim :
- Phi kim mạnh: F, Cl, O, ( F là phi kim mạnh nhất ).
- Phi kim yếu: S, c, Si .
4. Củng cố: (7 phút)
GV: Tóm tắt nội dung chính của bài học Sgk 
GV: Yêu cầu HS vận dụng để giải bài tập 3, 5 Sgk.
GV: Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức
GV: Dặn dò HS về nhà
Học bài củ, làm bài tập/ sgk/76
BT 3: 
	H2 + Cl2 2HCl
	H2 + S H2S
	H2 + Br2 2HBr
BT 5: 
	S SO2 SO3 H2SO4 Na2SO4 BaSO4
	S + O2 SO2
	SO2 + O2 SO3
	SO3 + H2O H2SO4
	H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + H2O 
Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl 
5. Hướng dẫn học sinh tự học ,làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2p)
	- Học thuộc tính chất hoá học và hoàn thành bài tập 4,5 – tr76 – SGK
	- Xem tính chất đặc biệ của khí clo
	- Nhận xét giờ học của HS
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 	
GV:
HS:. 
Châu Thới, ngày...tháng...năm 2018
TRÌNH DUYỆT TUẦN 15

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_khoi_9_tuan_15_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc