Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 36: Thực hành Ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
+ Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
+ Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
+ Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân.
+ Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
+ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
+ Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
- Kĩ năng: Biết nhận xét các nội dung đã học vào thực tế ở địa phương.
- Thái độ: Ý thức tốt khi nhận xét các nội dung bài học vào thực tế đời sống.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 36: Thực hành Ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 36: Thực hành Ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
![Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 36: Thực hành Ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 36: Thực hành Ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã](https://s1.giaoandientu.org/f1klt3onkawb57or/thumb/2023/05/28/giao-an-giao-duc-cong-dan-lop-9-tiet-36-thuc-hanh-ngoai-khoa_XzhDCGtRFI.jpg)
Ngày soạn: 24-03-2019 Tiết: 36 Tuần: 36 THỰC HÀNH – NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ - Kiến thức: + Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. + Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. + Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. + Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. + Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân. + Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. + Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. + Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Kĩ năng: Biết nhận xét các nội dung đã học vào thực tế ở địa phương. - Thái độ: Ý thức tốt khi nhận xét các nội dung bài học vào thực tế đời sống. 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực tự học, đọc hiểu: đọc, hiểu các nội dung đã học ở HKII. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Nêu được vấn đề ở từng bài học gắn liền với thực tế địa phương. - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận câu hỏi. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: SGK, giáo án; Chuẩn KTKN. - Học sinh: ĐDHT, SGK, xem lại các bài đã học ở HKII. III. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ:(2p) - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: (34p) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức HĐ 1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (2p) Mục đích: Nhớ được các bài đã học ở HKII. Cách thức tổ chức hoạt động: - Nhắc lại các chủ đề đã học ở HKII? - KL của GV: Đó là những chủ đề quen thuộc, gần gũi với đời sống hằng ngày. - Suy nghĩ trả lời: + Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại. + Quyền trẻ em; quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân. + Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa, giáo dục và kinh tế. + Nhà nước CHXHCNVN – quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lí nhà nước. HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức. (25p) Mục đích: Liên hệ nội dung các bài đã học ở HKII với thực tế ở địa phương. Cách thức tổ chức hoạt động: - GV phân công các nhóm thảo luận liên hệ nội dung các bài đã học với thực tế địa phương. - Gọi các nhóm trình bày. - GV cùng HS nx, bổ sung. - Thảo luận nhóm. - Trình bày. - Nhận xét. Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân. Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. HĐ3: Hoạt động luyện tập. (5p) Mục đích: Giúp HS biết nêu ý kiến về vấn đề thực tế. Cách thức tổ chức hoạt động: - Bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót đó? - Nêu ý kiến thực tế: * Cụ thể như: - Che dấu khuyết điểm của bạn - Khi làm bải kiểm tra còn xem tài liệu, trao đổi bài với bạn trong những lúc kiểm tra. - Trốn học, rủ bạn bè đi chơi. - Đi xe hàng ba, gây ảnh hưởng đến những người khác. - Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện. * Một số biện pháp khắc phục: - Tự kiểm điểm lại những vấn đề của mình chưa nghiêm túc trong việc học tập cũng như trong các vấn về quy định pháp luật. - Đóng góp ý kiến, khuyên bảo với bạn bè để thực hiện nghiêm túc hơn trong học tập. - Học và nắm vững Luật An toàn giao thông để không vi phạm. HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng. (2p) Mục đích: Giúp HS hiểu và vận dụng các nội dung đã học vào cuộc sống hằng ngày. Cách thức tổ chức hoạt động: - Em sẽ vận dụng những nội dung đã học vào thực tế đời sống ntn? - KL của GV: Hiểu được nội dung, mỗi chúng ta cần biết vận dụng vào đời sống thực tế một cách thiết thực. - Suy nghĩ trả lời: Hiểu và biết nhận xét vào đời sống thực tế ở địa phương. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối:(3p) - Xem lại các nội dung đã học trong chương trình GDCD 9. IV. Kiểm tra đánh giá bài học: (3p) - Nhận xét về việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật của nhân dân ở địa phương? - GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học. V. Rút kinh nghiệm: GV: HS: Ký duyệt của Tổ trưởng: 26-03-2019 Bùi Văn Luyện
File đính kèm:
giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_36_thuc_hanh_ngoai_khoa.doc