Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Kiến thức : 

           + Hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

           + Nêu được một số quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

           - Kĩ năng: 

           + Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở trường học và nơi cư trú.

           + Tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

           - Thái độ: 

           + Đồng tình, ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

           + Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

- TH GDQP – AN: Trách nhiệm và nghĩa cụ của HS trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

           - Năng lực tự học, đọc hiểu: đọc, nghiên cứu nội dung bài học về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

           - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Nêu được một số quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.           

- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận câu hỏi. 

doc 9 trang Khánh Hội 20/05/2023 140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 20-03-2019
Tiết: 32 Tuần: 32
Bài 17:
NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức : 
	+ Hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
	+ Nêu được một số quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
	- Kĩ năng: 
	+ Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở trường học và nơi cư trú.
	+ Tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
	- Thái độ: 
	+ Đồng tình, ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
	+ Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
- TH GDQP – AN: Trách nhiệm và nghĩa cụ của HS trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: đọc, nghiên cứu nội dung bài học về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
	- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Nêu được một số quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.	
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận câu hỏi. 
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, giáo án; Chuẩn KTKN; Tranh về Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Học sinh: ĐDHT, SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở SGK phần Đặt vấn đề và bài tập.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(5p)
- Trách nhiệm của Nhà nước và của công dân về quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: (33p)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (2p)
Mục đích: Biết được lịch sử Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt.
Cách thức tổ chức hoạt động:
- Em hiểu gì về lịch sử của dân tộc Việt Nam?
- KL của GV: Sau bao lần đánh Pháp, đánh Mĩ cùng nhiều bọn thực dân khác, nhân dân ta mới có được nền độc lập như ngày hôm nay. Vì vậy, bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng không thể thiếu đối với mỗi công dân Việt Nam. 
- Suy nghĩ trả lời.
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức. (20p)
Mục đích: Tìm hiểu nội dung Đặt vấn đề; Tìm hiểu nội dung thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Nêu được một số quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
* Kiến thức thứ nhất: Đặt vấn đề. (7p)
Mục đích: Giúp HS Tìm hiểu nội dung Đặt vấn đề.
Cách thức tổ chức hoạt động:
- GV HD HS xem các tranh ở phần Đặt vấn đề.
- GV cho HS xem tranh đã chuẩn bị.
- Cho HS trao đổi ý kiến về các câu hỏi ở SGK.
- Gọi HS trình bày ý kiến.
- Xem tranh.
- Xem tranh.
- Trao đổi ý kiến.
- Các nhóm trình bày ý kiến.
a. Chiến sĩ hải quân bảo vệ vùng biển của Tổ quốc; Dân quân nữ cũng là một trong những lực lượng tham gia bảo vệ Tổ quốc; Những bức ảnh trên giúp chúng ta hiểu được trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của mọi công dân trong chiến tranh cũng như trong thời bình (Của thanh niên, phụ nữ và những người mẹ).
- Các bức ảnh cho thấy bảo vệ tổ quốc bao gồm cả bảo vệ vùng đất liền, vùng biển và vùng trời.
- Lứa tuổi học sinh cũng có thể góp mình vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc bằng những việc làm vừa sức.
b. Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của tất cả công dân.
c.-  Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức.
- Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự
- Tích cực tham gia phòng trào bảo vệ trật tự an ninh trường học và nơi cư trú.
- Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi. Vận động người thân làm tốt nghĩa vụ quân sự.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
* Kiến thức thứ hai: Nội dung bài học.(13p)
Mục đích: Giúp HS hiểu bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Nêu được một số quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Cách thức tổ chức hoạt động:
- Thế nào là bảo vệ Tổ quốc?
- Bảo vệ tổ quốc bao gồm những gì?
- HS tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở trường học và nơi cư trú ntn?
- GV cung cấp một số quy định trong Hiến pháp năm 1992 :
- Điều 13
Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật.
Điều 44
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân.
Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định.
Điều 48
Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân, giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chính sách hậu phương quân đội, xây dựng công nghiệp quốc phòng, bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang, kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ và chiến sĩ, công nhân, nhân viên quốc phòng, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ đất nước.
* Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc:
. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 12
Công dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi”.
- TH GDQP – AN: Trách nhiệm và nghĩa cụ của HS trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
- Thái độ của em ntn với những hành động tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc và những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự?
- Nêu KN.
- Nêu nội dung.
- Khai báo tạm trú, tạm vắng; tham gia giữ trật tự an ninh ở trường, ở địa bàn dân cư khi diễn ra các sự kiện chính trị - XH – văn hóa lớn ở địa phương; báo cho chính quyền địa phương khi phát hiện các hành vi có hại cho trật tự, an ninh của nhà trường, của địa phương và của nhà nước, 
- Theo dõi.
- Tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự, giữ gìn trật tự, an ninh ở địa bàn dân cư, tham gia tốt hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương, 
- Đồng tình, ủng hộ những hành động tốt; phê phán những hành vi trốn tránh.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Khái niệm: 
 Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Nội dung của bảo vệ Tổ quốc:
 Bảo vệ tổ quốc bao gồm: 
+ Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự
+ Bảo đảm trật tự an ninh xã hội.
+ Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
HĐ3: Hoạt động luyện tập. (8p)
Mục đích: Giúp HS làm được BT.
Cách thức tổ chức hoạt động:
- Cho HS thảo luận các bài tập.
- Gọi Hs trình bày.
- GV cùng HS nx.
- Thảo luận.
- Trình bày.
- Nhận xét.
III. BÀI TẬP
1. Các hành vi, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc: a,c,d,đ,e,h,i.
2. Như Bác Hồ đã nói: “Việc nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Do đó, là một học sinh lớp 9, em sẽ có những việc làm riêng để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của mình, cụ thể là:
- Tích cực học tập tốt
- Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn
- Tham gia học quân sự chăm chỉ, rèn luyện thể dục thể thao để có sức khỏe tốt.
- Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an toàn, trị an ở nơi khu vực mình sinh sống và trường học.
- Tuyên truyền và báo cáo ngay với chính quyền khi có những hành động phá hoại.
3. Nếu em là Hòa em sẽ nói với anh trai để cùng động viên mẹ, an ủi mẹ, phân tích rõ cho mẹ hiểu bên cạnh nghĩa vụ của một công dân, đi quân sự còn là một quyền thiêng liêng mà không phải thanh niên nào cũng có được. Anh đi chỉ hai năm, nhưng anh sẽ học được nhiều điều, trưởng thành hơn. Còn ngược lại, nếu anh trai không đi vừa không thực hiện tròn nghĩa vụ công dân, vừa đánh mất đi quyền thiêng liêng mà không phải ai cũng có được.
4. 
a) Tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương em: Hằng năm, theo lệnh của cấp trên, hàng trăm thanh niên đã có giấy triệu tập về khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Mặc dù có những thanh niên làm xa nhà nhưng vẫn tuân thủ và chấp hành đầy đủ. Sau các đợt khám xét tuyển kĩ càng, địa phương đã chọn lựa được những thanh niên trai tráng có đủ sức đủ tài để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tất cả mọi người đều chấp hành rất tốt.
b) Hằng năm, vào các dịp ngày lễ như ngày thương binh liệt sĩ, ngày quốc khánhcác tổ chức chính quyền, trường học đều đến thăm viếng và tặng quà thể thiện tấm lòng thành của mình đối với các gia đình có công với cách mạng. Bên cạnh đó, địa phương còn có các chính sách thăm hỏi lúc đau ốm và hỗ trợ tạo điều kiện phát triển kinh tế đối với các gia đình còn gặp nhiều khó khăn.
c) Tấm gương chiến sĩ (học sinh tự liên hệ thực tiễn với những tấm gương ở địa phương mình). Dưới đây là ví dụ:
Liệt sĩ Nguyễn Vãn Thạc sinh ngày 14 - 10 - 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội trong một gia đình thợ thủ công (dệt), là con thứ 10 trong 14 anh em.
Tuy nhà nghèo nhưng anh học rất giỏi: những năm học phổ thông anh luôn đạt học sinh giỏi toàn diện. Năm lớp 10, anh là người đã đoạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi Văn lớp 10 (lớp 12 ngày nay) toàn miền Bắc năm học 1969 - 1970, khi là học sinh trường cấp ba Yên Hoà B, Hà Nội. Với thành tích đó anh được Ban Tuyển sinh Hà Nội xếp vào diện đi đào tạo tại Liên Xô. Nhưng theo chủ trương chung, phần lớn nam học sinh xuất sắc năm đó đều phải tham gia nhập ngũ. Trong khi chờ nhập ngũ, anh đã thi và đỗ vào khoa Toán — Cơ, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Chỉ trong 1 năm anh đã học và tự học xong chương trình 2 năm, được học thẳng năm 3, anh là sinh viên xuất sắc. Giai đoạn đó là thời điểm ác liệt của chiến tranh nên ngày 6 tháng 9 năm 1971 anh gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau 6 tháng huấn luyện, tháng 4 năm 1972 anh bắt đầu hành quân vào chiến trường. Trong quãng thời gian từ ngày 2 - 10 - 1971 tới ngày 3 — 6 - 1972 anh đã viết cuốn Nhật kí "Chuyện đời" cùng nhiều lá thư và gửi lại cho anh trai từ ngã ba Đồng Lộc để tiếp tục chiến đấu.
6 tháng sau (ngày 30 - 7 - 1972), tại chiến trường Quảng Trị anh đã anh dũng hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.
d) Các hoạt động của đội dân phòng, tổ an ninh địa phương:
Thường xuyên đi tuần tra, kiểm tra xem có hiện tượng gì bất thường hay không, bảo vệ trật tự địa phương.
Tham gia giúp dân trong những hoàn cảnh khó khăn như lũ lụt, chữa cháy, di dời đồ đạc
Kiểm tra việc thực hiện nếp sống văn minh, vệ sinh môi trường, trật tự trị an ở khu phố, làng xóm nơi mình cư trú...
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng. (3p)
Mục đích: Tìm hiểu việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của người thân HS.
Cách thức tổ chức hoạt động:
- Ở gia đình của em có người thân tham gia làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quố không? Nêu việc làm cụ thể.
- KL của GV: Những việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc: đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; lên đường nhập ngũ khi có giấy gọi; hoạt động tuần tra, canh gác bảo vệ trật tự, an ninh ở địa bàn dân cư; các hoạt động thăm viếng, tu sửa nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi, tặng quà, xây nhà tình nghĩa, đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương, 
- HS trình bày.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối:(3p)
- Học bài; hoàn thành bài tập.
- Chuẩn bị: Bài 18.	
IV. Kiểm tra đánh giá bài học: (3p)
- Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Nội dung của bảo vệ Tổ quốc?-
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.
V. Rút kinh nghiệm:
GV:
HS:
Ký duyệt của Tổ trưởng: 26-03-2019 
Bùi Văn Luyện

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_bai_17_nghia_vu_bao_ve_to_qu.doc