Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Kiến thức : 

           + Nêu được thế nào là quyền  tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

           + Nêu được các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. 

           + Nêu được trách nhiệm của Nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

           + Nêu được ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

           Phần bài tập: câu 4 và câu 6/trang 60 không yêu cầu học sinh làm.

           - Kĩ năng: Biết thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

           - Thái độ: Tích cực tham gia công việc của trường, của lớp, của cộng đồng phù hợp với khả năng.

           * TH GDQP – AN: Lấy các ví dụ về dân chủ của công dân trong đó có học sinh.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

           - Năng lực tự học, đọc hiểu: đọc, nghiên cứu nội dung bài học về trách nhiệm pháp lí và các loại trách nhiệm pháp lí.

           - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Nêu được các loại trách nhiệm pháp lí.           

- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận câu hỏi. 

doc 5 trang Khánh Hội 20/05/2023 140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 6-03-2019
Tiết: 30 Tuần: 30
Bài 16:
QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức : 
	+ Nêu được thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
	+ Nêu được các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. 
	+ Nêu được trách nhiệm của Nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
	+ Nêu được ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
	Phần bài tập: câu 4 và câu 6/trang 60 không yêu cầu học sinh làm.
	- Kĩ năng: Biết thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
	- Thái độ: Tích cực tham gia công việc của trường, của lớp, của cộng đồng phù hợp với khả năng.
	* TH GDQP – AN: Lấy các ví dụ về dân chủ của công dân trong đó có học sinh.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: đọc, nghiên cứu nội dung bài học về trách nhiệm pháp lí và các loại trách nhiệm pháp lí.
	- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Nêu được các loại trách nhiệm pháp lí.	
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận câu hỏi. 
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, giáo án; Chuẩn KTKN.
- Học sinh: ĐDHT, SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở SGK phần bài tập 2,4,5,6.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(5p)
- Thế nào trách nhiệm pháp lí? Kể các loại trách nhiệm pháp lí?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: (33p)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (3p)
Mục đích: Thấy được những hành vi vi phạm pháp luật gắn liền với trách nhiệm pháp lí.
Cách thức tổ chức hoạt động:
- Theo em, bản chất của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là của ai?
- KL của GV: Nhà nước ta là nhà nước của ND, do ND lập nên, hoạt động vì lợi ích của ND, vì thế ND có quyền, có trách nhiệm giám sát hoạt động của các đại biểu và cơ quan đại diện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ cơ quan nhà nước và giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ công chức nhà nước thực thi công vụ.
- Suy nghĩ trả lời.
- HS trả lời: Là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức. (20p)
Mục đích: Tìm hiểu nội dung Đặt vấn đề; Tìm hiểu nội dung thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân; các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
* Kiến thức thứ nhất: Đặt vấn đề. (7p)
Mục đích: Giúp HS Tìm hiểu nội dung Đặt vấn đề.
Cách thức tổ chức hoạt động:
- Gọi HS đọc nội dung của phần Đặt vấn đề.
- Cho HS trao đổi ý kiến về các câu hỏi ở SGK.
- Gọi HS trình bày ý kiến.
- Kết luận của GV:
+ Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và Nhà nước ta là Nhà nước của ND, do ND xây dựng nên để phục vụ lợi cihs của mình;
+ ND có quyền, có trách nhiệm giám sát các hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước; đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách và pháp luật của Nhà nước, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức nhà nước thực thi công vụ.
- Đọc.
- Trao đổi ý kiến.
- Các nhóm trình bày ý kiến.
a. + Tham gia góp ý kiến dự thảo, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992;
     + Tham gia bàn bạc và quyết định các công việc của xã hội.
b. Những quy định đó là để xác định quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước trên mọi lĩnh vực.
c. - Đối với em.
     + Góp ý kiến về vấn đề giải quyết tình trạng ách tắc giao thông sau những giờ tan học ở cổng trường;
     + Tham gia ý kiến trong những giờ sinh hoạt lớp; tham gia ý kiến trong những buổi gặp mặt ban cán sự lớp với Ban giám hiệu nhà trường, với thầy cô giáo.
     + Góp ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của Đội; kế hoạch tuần của lớp...
- Đối với gia đình em ở địa phương:
     + Chất vấn đại biếu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân về các lĩnh vực trong đời sống, xã hội;
      + Tham gia bàn bạc, quyết định chủ trương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng;
     + Tham gia xây dựng các quy ước của xã về nếp sông văn minh và chống tệ nạn xã hội...
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
* Kiến thức thứ hai: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.(6p)
Mục đích: Giúp HS biết thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
Cách thức tổ chức hoạt động:
- Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân?
- TH GDQP – AN: Lấy các ví dụ về dân chủ của công dân trong đó có học sinh: Là HS sẽ thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội như thế nào?
- KL của GV: Tham gia góp ý về việc xây dựng các khu vui chơi cho trẻ em ở địa phương; tham gia góp ý về việc xây dựng các trường học, về môi trường sống, về an toàn giao thông ở địa phương; những hiện tượng bạo hành đối với trẻ em, lạm dụng sức lao động, lạm dụng tình dục trẻ em ở địa phương, 
- Nêu KN.
- Nêu các quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH phù hợp với lứa tuổi.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC.
1. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
Là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động của Nhà nước và xã hội.
Kiến thức thứ ba: Các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH của công dân. (6p)
Mục đích: Giúp HS biết các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH của công dân. 
- Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH bằng những cách nào?
- HS sẽ tham gia công việc của trường, của lớp, của cộng đồng như thế nào là đúng? 
- KL của GV: Tích cực tham gia tuyên truyền, cổ động người dân đi bầu cử Quốc hội, Hội đồng ND; tích cực thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật; tích cực tham gia xây dựng nội quy trường lớp; kiến nghị về việc thực hiện quyền trẻ em ở lớp, trường, địa phương, ...
- có 2 cách: trực tiếp và gián tiếp.
- Nêu các công việc phù hợp với khả năng.
2. Các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
- Trực tiếp tham gia vào các công việc của Nhà nước, bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động.
- Gián tiếp tham gia thông qua đại biểu của nhân dân.
HĐ3: Hoạt động luyện tập. (10p)
Mục đích: Giúp HS làm được các BT1,2,3.
- Yêu cầu HS làm các BT1,2,3.
- Gọi HS trình bày.
- Gv nhận xét.
- Đọc và làm BT.
- Trình bày BT.
- Theo dõi.
III. BÀI TẬP
1. Các quyền: a,c,đ,h.
2. Em tán thành với quan điểm (c), bởi vì công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội và công dân có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan, tố chức nhà nước.
3. Hình thức trực tiếp: a,b,c,d.
 Hình thức gián tiếp: đ,e.
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng. (3p)
Mục đích: Tìm hiểu việc HS thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Cách thức tổ chức hoạt động:
- Bản thân em đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội ntn?
- GV KL: Những việc đó thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội phù hợp với lứa tuổi.
- Nêu những việc đã làm.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối:(3p)
- Học bài; 
- Chuẩn bị: Nội dung bài học mục 3 và BT5 ở SGK.	
IV. Kiểm tra đánh giá bài học: (3p)
- Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân? Có mấy hình thức tham gia?
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.
V. Rút kinh nghiệm:
GV:
HS:
Ký duyệt của Tổ trưởng: 12-03-2019 
Bùi Văn Luyện

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_bai_16_quyen_tham_gia_quan_l.doc