Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Kiến thức : 

           + Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật.

           + Kể được các loại vi phạm pháp luật.

           + Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.

           + Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.

           - Không nêu định nghĩa về từng loại trách nhiệm pháp lí hình sự, hành chính, dân sự, kỉ luật. Khi dạy về các loại vi phạm pháp luật thì luôn gắn với các loại trách nhiệm pháp lí tương ứng. 

- Phần bài tập, câu 3/55 không yêu cầu học sinh làm.

           - Kĩ năng: Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lí.

           - Thái độ:

           + Tự giác chấp hành pháp luật củ Nhà nước.

           + Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.

           * TH GDQP – AN: Lấy các ví dụ chứng minh khi công dân vi phạm thì chịu trách nhiệm như thế nào?

doc 6 trang Khánh Hội 20/05/2023 140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 28-02-2019
Tiết: 29 Tuần: 29
Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN
 (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức : 
	+ Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật.
	+ Kể được các loại vi phạm pháp luật.
	+ Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.
	+ Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.
	- Không nêu định nghĩa về từng loại trách nhiệm pháp lí hình sự, hành chính, dân sự, kỉ luật. Khi dạy về các loại vi phạm pháp luật thì luôn gắn với các loại trách nhiệm pháp lí tương ứng. 
- Phần bài tập, câu 3/55 không yêu cầu học sinh làm.
	- Kĩ năng: Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lí.
	- Thái độ:
	+ Tự giác chấp hành pháp luật củ Nhà nước.
	+ Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.
	* TH GDQP – AN: Lấy các ví dụ chứng minh khi công dân vi phạm thì chịu trách nhiệm như thế nào?
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: đọc, nghiên cứu nội dung bài học về trách nhiệm pháp lí và các loại trách nhiệm pháp lí.
	- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Nêu được các loại trách nhiệm pháp lí.	
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận câu hỏi. 
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, giáo án; Chuẩn KTKN.
- Học sinh: ĐDHT, SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở SGK phần bài tập 2,4,5,6.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(5p)
- Thế nào vi phạm pháp luật? Kể các loại vi phạm pháp luật?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: (33p)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (3p)
Mục đích: Thấy được những hành vi vi phạm pháp luật gắn liền với trách nhiệm pháp lí.
Cách thức tổ chức hoạt động:
- Hãy kể môt số hành vi vi phạm pháp luật mà em biết?
- KL của GV: Những hành vi vi phạm pháp luật gắn liền với các loại trách nhiệm pháp lí.
- Suy nghĩ trả lời.
- HS trả lời:
- VPPL hình sự: giết người, cướp của.
- VPPL dân sự: tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình.
- VP hành chính: lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, vi phạm luật giao thông.
- VP kỉ luật: học sinh vi phạm kỉ luật nhà trường như trốn học, đánh nhau...
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức. (13p)
Mục đích: Tìm hiểu nội dung thế nào là trách nhiệm pháp lí, các loại trách nhiệm pháp lí.
* Kiến thức thứ nhất: Trách nhiệm pháp lí. (7p)
Mục đích: Giúp HS biết được thế nào là trách nhiệm pháp lí, các loại trách nhiệm pháp lí.
Cách thức tổ chức hoạt động:
- Thế nào là trách nhiệm pháp lí?
- Kể tên các loại trách nhiệm pháp lí?
- KL của GV: Các loại vi phạm pháp luật luôn gắn với các loại trách nhiệm pháp lí tương ứng. 
- Nêu KN.
- Kể tên 4 loại trách nhiệm pháp lí.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC.
3. Trách nhiệm pháp lí
Là nghĩ vụ mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định.
4. Các loại trách nhiệm pháp lí.
- Trách nhiệm hình sự.
- Trách nhiệm hành chính.
 - Trách nhiệm dân sự.
 - Trách nhiệm kỉ luật.
* Kiến thức thứ hai: Rèn kĩ năng và thái độ cần thiết đối vói bài học. (6p)
Mục đích: Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại vi phạm pháp luật; Biết tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.
Cách thức tổ chức hoạt động:
- Hãy phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lí?
- Thái độ của em như thế nào đối với pháp luật của Nhà nước và các hành vi vi phạm pháp luật?
- KL của GV: 
* Các loại vi phạm pháp luật: 
- VPPL hình sự: VPPL nguy hiểm nhất vì nó xâm phạm tới các quan hệ xã hội quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ và gây nguy hiểm nhất cho xã hội. VD: giết người cướp của. 
- VPPL dân sự: những vi phạm liên quan tới tài sản và quyền tài sản giữa các cá nhân, tổ chức được luật dân sự bảo vệ. VD: tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình. 
- VP hành chính: những vi phạm liên quan đến quá trình quản lí hành chính nhà nước và được luật bảo vệ. VD: lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, vi phạm luật giao thông. 
- VP kỉ luật: những vi phạm liên quan tới nội quy, quy định của các cơ quan nhà nước, đơn vị, trường học. VD: học sinh vi phạm kỉ luật nhà trường như trốn học, đánh nhau... 
* Trách nhiệm pháp lí 
a. TNPL hình sự: chỉ dành cho VPPL hình sự, nghiêm khắc nhất và nặng nhất. Hiện nay hệ thống này được chia thành 
- Hệ thống hình phạt chính: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. 
- Hệ thống hình phạt bổ sung: phạt tiền, cấm cư trú tại địa phương trong một thời gian, cấm đảm nhiệm hoặc giữ các chức vụ trong một khoảng thời gian nhất định. 
VD: A đánh người bị thương (thương tích nặng đã được giám định, xếp vào vi phạm hình sự) thì ngoài hình phạt chính là phạt tù có thời hạn, A có thể còn phải chịu hình phạt bổ sung là bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. 
b. Trách nhiệm dân sự: áp dụng với vi phạm dân sự, chủ yếu là phạt tiền, bồi thường thiệt hại. 
VD: A xây nhà, cố ý lấn chiếm sang đất của B, làm cho nhà của B bị hư hỏng, thiệt hại. Khi đó, A sẽ phải bồi thường cho B theo luật định, đồng thời phải phá dỡ khu vực đã lấn chiếm. 
c. Trách nhiệm hành chính: áp dụng với các hành vi vi phạm hành chính, chủ yếu là phạt tiền, buộc tháo dỡ các công trình vi phạm. 
VD: B vượt đèn đỏ thì buộc phải nộp phạt. 
d. Trách nhiệm kỉ luật: áp dụng với các vi phạm kỉ luật, chủ yếu là cảnh cáo, thuyên chuyển công tác, hạ bậc lương, buộc thôi việc. 
VD: A thường xuyên bỏ học, quay cóp trong kì thi, bị giáo viên nhắc nhở nhiều lần. Khi sự sai phạm xảy ra nhiều lần, vượt quá giới hạn quy định, hội đồng kỉ luật nhà trường sẽ đưa trường hợp của A ra xem xét và có quyết định kỉ luật. Có thể là phê bình hoặc cảnh cáo trước toàn trường hoặc buộc thôi học có thời hạn hoặc đuổi học. 
* Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước ở mọi lúc, mọi nơi; không đồng tình, phê phán các hành vi vi phạm Hiến pháp và các quy định trong các VB pháp luật của Nhà nước.
- Suy nghĩ trả lời.
- HS phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại vi phạm pháp luật; Biết tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.
HĐ3: Hoạt động luyện tập. (12p)
Mục đích: Giúp HS xác định và làm được các BT2,4,5,6.
Cách thức tổ chức hoạt động:
- Đọc và trả lời câu hởi ở các BT2,4,5,6.
- Suy nghĩ, trả lời các bài tập.
III. BÀI TẬP
Bài 2: Trường hợp (b) không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình; vì em bé mới 5 tuổi (chưa đến tuổi quy định pháp luật), do đó không coi là vi phạm pháp luật, nên không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình.
Bài 4: Hành vi của Tú là sai trái đối với quy định của pháp luật.
* Các vi phạm pháp luật mà Tú mắc phải:
- Đi xe máy khi chưa đủ tuổi quy định;
- Vượt đèn đỏ -» gây hậu quả: ông Ba bị thương nặng.
* Trách nhiệm của Tú trong sự việc này:
- Tú và gia đình Tú phải xin lỗi ông Ba và có trách nhiệm bồi dưỡng, chăm sóc ông Ba;
- Bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Bài 5: 
- Ý kiến đúng: (c), (e)
- Ý kiến sai: (a), (b), (d), (đ)
Bài 6: 
-  Vi phạm đạo đức không phải là vi phạm pháp luật.
-   Giống nhau:
+ Là những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội này được pháp luật điều chỉnh, nhằm làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng tốt đẹp, công bằng, trật tự, kĩ cương.
+ Mọi người đều phải hiểu biết và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và pháp luật đưa ra.
-  Khác nhau:
+ Trách nhiệm đạo đức:
   Bằng tác động của dư luận, xã 
hội tự giác thực hiện; Lương tâm 
cắn rứt
+ Trách nhiệm pháp lí: Bắt buộc thực hiện; Phương pháp cưỡng chế của Nhà nước.
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng. (5p)
Mục đích: Tham khảo thêm các Điều 6 và 7 Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính năm 2000 và Điều 12, 13 Bộ luật hình sự năm 1999.
Cách thức tổ chức hoạt động:
- Nêu các Điều 6 và 7 Pháp lệnh Xủ lí vi phạm hành chính và Điều 12, 13 Bộ luật hình sự năm 1999?
- GV KL: Tư liệu tham khảo giúp chúng ta biết và thực hiện tốt các Điều được quy định ở Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính năm 2000 và Điều 12, 13 Bộ luật hình sự năm 1999.
- Đọc các Điều ở SGK.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối:(3p)
- Học bài; hoàn thành các bài tập.
- Chuẩn bị: Bài 16.	
IV. Kiểm tra đánh giá bài học: (3p)
- Thế nào là trách nhiệm pháp lí? Nêu các loại trách nhiệm pháp lí?
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.
V. Rút kinh nghiệm:
GV:
HS:
Ký duyệt của Tổ trưởng: 5-03-2019 
Bùi Văn Luyện

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_bai_15_vi_pham_phap_luat_va.doc