Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân (Tiết 1) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

- Kiến thức : 

           + Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật.

           + Kể được các loại vi phạm pháp luật.

           + Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.

           + Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.

           - Không nêu định nghĩa về từng loại trách nhiệm pháp lí hình sự, hành chính, dân sự, kỉ luật. Khi dạy về các loại vi phạm pháp luật thì  luôn gắn với các loại trách nhiệm pháp lí tương ứng. 

- Phần bài tập, câu 3/55 không yêu cầu học sinh làm.

           - Kĩ năng: Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lí.

           - Thái độ:

           + Tự giác chấp hành pháp luật củ Nhà nước.

           + Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.

           * TH GDQP – AN: Lấy các ví dụ chứng minh khi công dân vi phạm thì chịu trách nhiệm như thế nào?

doc 5 trang Khánh Hội 17/05/2023 1520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân (Tiết 1) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân (Tiết 1) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân (Tiết 1) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 21-02-2020
Tiết thứ: 27 Tuần: 28
Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN
 (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức : 
	+ Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật.
	+ Kể được các loại vi phạm pháp luật.
	+ Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.
	+ Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.
	- Không nêu định nghĩa về từng loại trách nhiệm pháp lí hình sự, hành chính, dân sự, kỉ luật. Khi dạy về các loại vi phạm pháp luật thì luôn gắn với các loại trách nhiệm pháp lí tương ứng. 
- Phần bài tập, câu 3/55 không yêu cầu học sinh làm.
	- Kĩ năng: Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lí.
	- Thái độ:
	+ Tự giác chấp hành pháp luật củ Nhà nước.
	+ Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.
	* TH GDQP – AN: Lấy các ví dụ chứng minh khi công dân vi phạm thì chịu trách nhiệm như thế nào?
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
	- Năng lực tự học, đọc hiểu: Đọc, nghiên cứu phần đặt vấn đề; Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật. Kể được các loại vi phạm pháp luật.
	- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Nêu được các loại ví dụ vi phạm pháp luật.
 - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận câu hỏi. 
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, giáo án; Chuẩn KTKN.
- Học sinh: ĐDHT, SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở SGK.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(2p)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: (35p)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (3p)
 Mục đích: Tìm hiểu về sự hiểu biết của HS về khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
 Cách thức tổ chức hoạt động:
- Em hiểu gì về khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”?
- KL của GV: “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” không chỉ là quan hệ giữa các công dân trong một quốc gia mà còn là quan hệ giữa các quốc gia với quốc gia vì sự bình đẳng, chủ quyền, tôn trọng lẫn nhau để gìn giữ hòa bình, ổn định và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn một bộ phận người vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân.
- Suy nghĩ trả lời.
- Nghe.
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức. (23p)
* Kiến thức thứ nhất: Đặt vấn đề (13p)
 Mục đích: Đọc phần đặt vấn đề và trả lời câu hỏi.
 Cách thức tổ chức hoạt động
- Gọi HS đọc nội dung của phần Đặt vấn đề.
- Cho HS trao đổi ý kiến về các câu hỏi ở SGK.
- Gọi HS trình bày ý kiến.
- GV kết luận:
a. Nhận xét:
- Hành vi (1): Xây nhà cao tầng, không giấy phép -> Xây nhà trái phép; đổ phế thải xuống cống thoát nước.
-  Hành vi (2): Đua xe, vượt đèn đỏ -> Vi phạm Luật An toàn giao thông
-  Hành vi (3): Tâm thần, đập phá -> Mắc lỗi nhưng không vi phạm pháp luật
-  Hành vi (4): Cướp giật dây chuyền, túi xách -> Tội trộm, cướp.
- Hành vi (5): Vay tiền dây dưa không trả -> Xâm phạm tài sản của người khác.
-  Hành vi (6): Chặt cây, tỉa cành không đặt điểm báo -> Vi phạm nội quy an toàn lao động.
b.  Những hành vi đó đã gây hậu quả:
-  Hành vi (1): Xây nhà cao tầng, không giấy phép, đổ phế thải xuống
cống thoát nước -> Gây tắc cống, ngập nước, vi phạm quy định về xây dựng.
- Hành vi (2): Đua xe, vượt đèn đỏ -> Gây thiệt hại về người và của.
- Hành vi (3): Tâm thần, đập phá -> Làm hỏng mất tài sản quý.
- Hành vi (4): Cướp giật dây chuyền, túi xách -> Gây tổn thất tài chính cho người khác.
- Hành vi (5): Vay tiền dây dưa không trả -> Gây tổn thất tiền bạc của người khác.
- Hành vi (6): Chặt cây, tỉa cành không đặt điểm báo -> Làm cho người đi đường bị thương.
c.  Các hành vi trên (trừ hành vi (3) phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình.
- Đọc.
- Trao đổi ý kiến.
- Các nhóm trình bày ý kiến.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
* Kiến thức thứ hai: Khái niệm thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật. (10p)
 Mục đích: Nắm được khái niệm thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật.
 Cách thức tổ chức hoạt động:
- Thế nào là vi phạm pháp luật?
- KL của GV: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí.
- Kể tên các loại vi phạm pháp luật? Lấy VD.
- KL của GV: có 4 loại vi phạm pháp luật.
+ Vi phạm pháp luật hình sự: giết người, cướp tài sản, 
+ Vi phạm pháp luật hành chính: ăn cắp giấy tờ, 
 + Vi phạm pháp luật dân sự: bắt cóc, 
 + Vi phạm kỉ luật: đi làm muộn, vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng, 
- Suy nghĩ trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC.
1. Vi phạm pháp luật: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí.
2. Các loại vi phạm pháp luật
- Vi phạm pháp luật hình sự.
- Vi phạm pháp luật hành chính.
 - Vi phạm pháp luật dân sự.
 - Vi phạm kỉ luật.
HĐ3: Hoạt động luyện tập. (6p)
 Mục đích: Giúp HS xác định các hành vi vi phạm pháp luật ở BT1.
 Cách thức tổ chức hoạt động:
- Xác định các hành vi vi phạm pháp luật ở BT1.
- KL của GV:
+ Đánh dấu X vào ô: Vi phạm pháp luật hành chính với các hành vi (4), (7)
+ Đánh dấu X vào ô: Vi phạm pháp luật hình sự với hành vi (3).
+ Đánh dấu X vào ô: Vi phạm pháp luật dân sự với các hành vi (1), (2).
+ Đánh dấu X vào ô: Vi phạm kỉ luật với các hành vi (5), (6).
- Suy nghĩ, trả lời.
III. BÀI TẬP
1. Các hành vi vi phạm pháp luật:
- Vi phạm pháp luật hành chính: (4), (7)
- Vi phạm pháp luật hình sự: (3).
- Vi phạm pháp luật dân sự: (1), (2).
- Vi phạm kỉ luật: (5), (6).
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng. (2p)
 Mục đích: Tránh các hành vi vi phạm pháp luật trong đời sống. 
 Cách thức tổ chức hoạt động:
- Theo em, mỗi chúng ta cần làm gì để tránh các hành vi vi phạm pháp luật?
- GV KL: Con người luôn có các mối quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật. Trong quá trình thực hiện các quy định, quy tắc, nội dung của nhà nước đề ra thường có những vi phạm. Những vi phạm đó sẽ có những ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và xã hội. Xem xét các hành vi vi phạm pháp luật giúp chúng ta tránh xa các tệ nạn xã hội.
- Nêu ý kiến.
- Nghe.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối:(3p)
- Học bài.
- Chuẩn bị bài : Xem tiếp phần trách nhiệm pháp lí và làm các bài tập.	
IV. Kiểm tra đánh giá bài học: (3p)
- Em hãy kể tên các loại vi phạm pháp luật và lấy VD cho từng loại?
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.
V. Rút kinh nghiệm:
GV:
HS:
Ký duyệt của Tổ trưởng: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_bai_15_vi_pham_phap_luat_va.doc