Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đông dân cư - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu: Giúp HS 

 1. Về kiến thức:

   - Hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

   - Hiểu nội dung ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

   - Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

  - THGDMT: Thế nào là xây dựng nếp sống vh ở cộng đồng dân cư? Trách nhiệm của HS trong việc góp phần xd nếp sống vh ở cộng đồng dân cư.

  - THNGLL: Chủ điểm tháng 12. 

 2. Về kĩ năng :

   - HS biết phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng theo yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hoá tại cộng đồng dân cư.

 3. Về thái độ:

   - Đồng tình, ủng hộ các chủ trương xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và các hoạt động thực hiện chủ trương đó.

   - HS có tình cảm gắn bó với cộng đồng nơi ở.

   -Tích hợp GDMT.

doc 4 trang Khánh Hội 20/05/2023 60
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đông dân cư - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đông dân cư - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đông dân cư - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn :09/10/2017
TIẾT: 10
TUẦN: 10
BÀI 9: GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HOÁ 
Ở CỘNG ĐÔNG DÂN CƯ
I. Mục tiêu: Giúp HS 
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
 - Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
 - THGDMT: Thế nào là xây dựng nếp sống vh ở cộng đồng dân cư? Trách nhiệm của HS trong việc góp phần xd nếp sống vh ở cộng đồng dân cư.
 - THNGLL: Chủ điểm tháng 12. 
 2. Về kĩ năng :
 - HS biết phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng theo yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hoá tại cộng đồng dân cư.
 3. Về thái độ:
 - Đồng tình, ủng hộ các chủ trương xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và các hoạt động thực hiện chủ trương đó.
 - HS có tình cảm gắn bó với cộng đồng nơi ở.
 -Tích hợp GDMT.
II. Chuẩn bị:
 GV : SGK, giáo án và TLTK
 HS : SGK và vở ghi
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
3. Nội dung bài mới: (33p)
Hoạt động : Thầy
Hoạt động: Trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động1: (10p) I. Đặt vấn đề
GV cho HS đọc mục I
H: Theo em những biểu hiện ở mục 1 có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của người dân ?
GV giảng đó là tác hại của tập quán lạc hậu hoặc các tệ nạn xã hội và sự cần thiết phải xoá bỏ những biểu hiện tiêu cực đó và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
H: Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hoá?
H: Những thay đổi ở làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của mỗi người dân và cả cộng đồng ?
GV chốt lại vấn đề.
HS đọc mục I
 - sự phát triển về kiến thức, về sức khỏe của phụ nữ.
- sự phát triển chung về kinh tế cả nước. 
- Có những biểu hiện tốt, đúng và tiến bộ :
+Vệ sinh sạch sẽ
(Có ý thức trong việc chăn nuôi
Sống sinh hoạt ăn uống sạch, biết lấy nước giếng thay nước nóng )
+ Trẻ em đến tuổi đều được đi học 
+ Không mê tín dị đoan 
+ Sống đoàn kêt, tương trợ giúp đở lẫn nhau cùng tiến bộ. 
+ An ninh được giữ gìn trật tự 
+ Xóa bỏ những tập tục lạc hậu.
-HS thảo luận (3p)
Đại diện nhóm lên trả lời:
 Làm cho đời sống văn hóa ngày càng lành mạnh, phong phú, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và cộng đồng, giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc ta.
I. Đặt vấn đề:
 1.Có ảnh hưởng đến :
 - Sự phát triển về kiến thức, về sức khỏe của phụ nữ. 
 - Sự phát triển chung về kinh tế cả nước. 
2. Làng Hinh có những biểu hiện tốt (những việc làm tiến bộ ) ?
Hoạt động 2: (13p) Nội dung bài học:
THGDMT:
H: thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ? 
GV rèn cho HS kĩ năng (tìm những biểu hiện thể hiện xây dựng nếp sống văn hóa )
H: Em hãy kể những việc làm thể hiện xây dựng nếp sống văn hóa ở trường học, ở gia đình ?
GV chốt lại vấn đề : Vậy việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư có ý nghĩa nth ?
THGDMT:
GV giáo dục thái độ của HS: Việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy các em phải đồng tình, ủng hộ các quy định, các chủ trương của nhà nước nhằm xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. Vì đó là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Là học sinh thì phải tích cực hơn.
THNGLL: chủ điểm tháng 12:
Tìm hiểu về người con anh hùng của quê hương đất nước.
- Là toàn thể sống trong một khu vực gắn bó với nhau về tinh thần, lợi ích . (Làng Hinh)
Hs trả lời 
Cho đời sống văn hoá tinh thần ngày càng phát triển lành mạnh  
- Dọn vệ sinh trường học, lớp học.
- Trồng và chăm sóc các cây kiển trong trường học.
- Tích cực phòng chống các tệ nạn trong trường học (hút thuốc, đánh bài, )
- Đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.
- Nói lời hay, ý đẹp.
- Tuyên truyền và vận động l thân giữ gìn vệ sinh nơi ở, giúp nhau làm kinh tế,
-HS bộc lộ 
- Có thái độ đồng tình, ủng hộ.
- Tuyên truyền, vận động mọi l tham gia.
HS trình bày theo nhóm (3p)
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
- Cộng đồng dân cư là toàn thể sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính gắn bó với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
- Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hoá tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú như:
 + Giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở. 
 + Bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp.
 + Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng.
 + Bài trừ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan.
 + Tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội.
3.Ý nghĩa : 
 Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và cộng đồng.
4. Trách nhiệm của HS:
Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của mỗi công dân. Học sinh cần tránh những việc làm xấu, tham gia những hoạt động vừa sức, tuyên truyền và vận động gia đình, hàng xóm cùng thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
Hoạt động 3 :(10p) Luyện tập:
GV hướng dẫn HS làm bài tập 
HS làm bài 1 
HS làm bài 2 
GV cho HS làm theo nhóm
HS lên bảng làm 1 em
HS lên bảng làm 1 em
HS làm theo nhóm
III.Luyện tập:
Bài 1: HS tự nhận xét
Bài 2: Những biểu hiện: Xây dựng nếp sống văn hoá :
a, c, d, đ, g, i, k, o, 
Các câu còn lại là không có nếp sống văn hoá :
b, e, h, l, m, n.
BT3, 4 : HS làm theo nhóm
 4. Củng cố: (3p)
 -Cộng đồng dân cư là gì? Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?
 -Ý nghĩa và trách nhiệm của hs.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3p)
 Học kỉ bài và làm bài tập còn lại
IV. Rút kinh nghiệm:
GV..HS................................................................................................
 Tổ duyệt: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_9_gop_phan_xay_dung_nep.doc