Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
Hiểu nội dung , ý nghĩa và những yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
2. Về kĩ năng:
Phân biệt hành vi đúng hoặc sai trong việc học hỏi các dân tộc khác; tiếp thu một cách có chọn lọc ; tích cực học tập nâng cao hiểu biết và tham gia các hoạt động xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc.
3. Về thái độ:
Có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác ,có nhu cầu tìm hiều và học tập những điều tốt đẹp trong nền văn hoá của các dân tộc .
II. Chuẩn bị
Thầy : SGK, SGV, tranh ảnh,
Trò : SGK, đọc trước bài .
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp. (1p)
2. Kiểm tra bài cũ. (5p)
- Cho biết những hoạt động chính trị – xã hội của lớp, trường và địa phương em ?
- Ý nghĩa của việc tham gia tốt các hoạt động chính trị – xã hội là gì ?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 26/9/2017 Tiết 8 Tuần 08 BÀI 8: TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: Hiểu nội dung , ý nghĩa và những yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. 2. Về kĩ năng: Phân biệt hành vi đúng hoặc sai trong việc học hỏi các dân tộc khác; tiếp thu một cách có chọn lọc ; tích cực học tập nâng cao hiểu biết và tham gia các hoạt động xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc. 3. Về thái độ: Có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác ,có nhu cầu tìm hiều và học tập những điều tốt đẹp trong nền văn hoá của các dân tộc . II. Chuẩn bị Thầy : SGK, SGV, tranh ảnh, Trò : SGK, đọc trước bài . III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp. (1p) 2. Kiểm tra bài cũ. (5p) - Cho biết những hoạt động chính trị – xã hội của lớp, trường và địa phương em ? - Ý nghĩa của việc tham gia tốt các hoạt động chính trị – xã hội là gì ? 3. Nội dung bài mới. (33p) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (10p) I. Đặt vấn đề: GV mời 3 học sinh có giọng đọc tốt đọc 3 nội dung của phần đặt vấn đề . GV đàm thoại cùng học sinh tìm hiểu những biểu hiện của tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác - Vì sao Bác Hồ của chúng ta được coi là danh nhân văn hoá thế gíới ? - Việt Nam đã có những đóng góp gì đáng tự hào vào nên văn hoá thế gíới ? Em hãy nêu thêm một vài ví dụ khác ? - Lý do nào khiến nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ ? - Nước ta có tiếp thu và sử dụng những thành tựu mọi mặt của thế gíới không ? Nêu ví dụ ? Qua phần đặt vấn đề trên chúng ta rút ra đựơc bài học gì ? Hs đọc - Bác Hồ suốt 30 năm bôn ba học hỏi kinh nghiệm đấu tranh tìm đường cứu nước. - Bác là hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của toàn dân tộc. - Bác đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và hoà bình, tiến bộ thế giới . *Việt Nam đã có những đóng góp : Cố Đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Phong Nha Kè Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế, văn hoá ẩm thực ba miền, áo dài Việt Nam *Trung Quốc đã mở rộng quan hệ - Học tập kinh nghiệm các nước khác - Phát triển các ngành công nghiệp mới - Hợp tác TQ- VN phát triển tốt. *Việt Nam đi tắt đón đầu tích cực tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới. VD: Máy vi tính, điện tử viễn thông, ti vi màu, điện thoại di động........ Hs trả lời I. Đặt vấn đề: * Bài học: - Phải biết tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Học tập những giá trị văn hoá của các dân tộc khác trên thế giới để xây dựng , bảo vệ tổ quốc. Hoạt động 2: (12p) Nội dung bài học: - Việt Nam đã có những đóng góp gì đáng tự hào vào nên văn hoá thế gíới ? Em hãy nêu thêm một vài ví dụ khác ? - Em hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác ? - Nêu các biểu hiện: GV gợi ý: Biết học hỏi, tiếp thu tinh hoa, k/n qua việc học tập các môn có liên quan trong nhà trường ; qua đọc sách, tài liệu, xem ti vi, giao lưu với thanh thiếu nhi q/tế. Tôn trọng ngôn ngữ, trang phục, pttq, bản sắc vh thừa nhận và học hỏi những tinh hoa vh, những thành tựu về KH, về phát triển KT-XH ; không kì thị, chế giễu, định kiến với những dân tộc, những nền vh khác. - Ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác ? GV chốt lại : Cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác một cách chọn lọc vì điều đó giúp cho dân tộc ta phát trỉên và giữ được bản sắc dân tộc. ?Chúng ta cần làm gì để học hỏi các dân tộc khác ? Hs kể thêm. Hs trả lời - HS hđ nhóm..4p - Góp phần xây dựng nền văn hoá nhân loại tiến bộ văn minh Chúng ta rất cần tìm hiểu học hỏi các dân tộc khác II. Nội dung bài học : 1- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác : - Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc khác. - Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kt, vh, xh của các dt khác ; đồng thời thể hiện lòng tự hào dt. 2. Nêu những biểu hiện: - Tìm hiểu về lịch sử, kt và vh của các dt khác. - Tôn trọng ngôn ngữ, trang phục, p/tục, tập quán của họ. - Thừa nhận và h/hỏi những tinh hoa vh, những thành tựu của họ.. 3. ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. - Giúp c/ta có thêm k/nghiệm tốt, tìm ra hướng đi phù hợp trong việc xd và pt đnc, giữ gìn bản sắc dt. -Tạo điều kiện cho đất nước ta phát triển nhanh. Hoạt động: 3 (11p) III- Bài tập GV hướng dẫn HS làm bài Thảo luận 4 p - GV gợi ý - Nhận xét - Tổng hợp GV gọi HS lên bảng làm Mỗi em làm 1 ý và lấy vd - Em đồng ý với ý kiến nào sau đây(đánh dấu X vào ô trống câu trả lời đồng ý) GV gợi ý về nhà làm. HS làm bài theo nhóm (4p) HS lên bảng làm Bài tập 4 SGK tr 22 - Đồng ý với ý kiến của bạn Hoà vì: - Những nước đang phát triển tuy có thể nghèo nàn lạc hậu nhưng đã có những giá trị văn hoá mang bản sắc dan tộc , mang tính truyền thống cần học tập . -Thích tìm hỉêu lịch sử Trung Quốc hơn Việt Nam. - III-Bài tập: Bài tập 1: - Kinh tế: + Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt. + Sau 20 cải cách, mở cửa (1979-2000), nền kt TQ đẫ phát triển nhanh chống, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. - Phong tục tập quán: Hôn nhân thì có các dân tộc ở bán đảo Trung Ấn có tục cướp dâu. Ngày nay vẫn còn phổ biến ở Philippin, In đônêxia. Bài tập 2: Chúng ta nên học tập các dân tộc khác : - Những thành tựu về KH-KT trên tất cả các lĩnh vực. - Học tập trình độ quản lý. - Văn hóa, giáo dục, nghệ thuật. Ví dụ như: - Sản xuất máy móc hiện đại. - Máy vi tính. - Điện tử viễn thông. - Lĩnh vực giao thông: đường, cầu cống, hầm, Bài tập 3: về nhà làm Bài tập 4 SGK tr 22 - Đồng ý với ý kiến của bạn Hoà vì: - Những nước đang phát triển tuy có thể nghèo nàn lạc hậu nhưng đã có những giá trị văn hoá mang bản sắc dan tộc, mang tính truyền thống cần học tập. -Thích tìm hỉêu lịch sử Trung Quốc hơn Việt Nam. Bài tập 5: 4. Củng cố: (3p) Gv khái quát lại nội dung bài học 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3p) - Học bài và làm các bài tập còn lại - Tìm hiểu truyền thống văn hoá, KHKT các nước. - Đọc trước bài 9 (Tìm hiểu nếp sống văn hoá ở địa phương) - Xem lại toàn bộ nội dung bài học để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. IV. Rút kinh nghiệm: GV HS......................................................................................................................... Tổ duyệt:
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_8_ton_trong_va_hoc_hoi_c.doc