Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 2: Liêm khiết - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là liêm khiết : Phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày .
- Vì sao phải sống liêm khiết .
- Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì?
- Sống liêm khiết có ý nghĩa ntn?
2. Kỹ năng:
Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết .
3.Thái độ:
Có thái đọ đồng tình ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết, đòng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống .
II. Chuẩn bị.
Thầy: Sgk, Sgv gdcd 8.
Trò: Sưu tầm 1 số truyện nói về phẩm chất này .
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 2: Liêm khiết - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 2: Liêm khiết - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 11/8/2017 Tiết 02 Tuần 02 Bài 2: LIÊM KHIẾT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào là liêm khiết : Phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày . - Vì sao phải sống liêm khiết . - Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì? - Sống liêm khiết có ý nghĩa ntn? 2. Kỹ năng: Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết . 3.Thái độ: Có thái đọ đồng tình ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết, đòng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống . II. Chuẩn bị. Thầy: Sgk, Sgv gdcd 8. Trò: Sưu tầm 1 số truyện nói về phẩm chất này . III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ : (5p) Theo em muốn trở thành người biết tôn trọng lẽ phải, ta cần rèn luyện những đức tính gì ? 3. Nội dung bài mới. (33p) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1.(13p) Đặt vấn đề *Phần đặt vấn đề 1 kể về ai ? *Em có suy nghĩ gì về cách sử xự của bà Mari Quyri. *Em có nhận xét gì về cách sử xự của Dương Chấn * Khi nhận xét về Hồ Chủ Tịch, nhà báo Mĩ đã viết ntn? * Việc học tập gương sáng về liêm khiết có phù hợp, cần thiết và có ý nghĩa không trong điều kiện hiện nay? HS trả lời nhanh - Bà và người chồng đã đóng góp cho thế giới những sản phẩm có giá trị khoa học và kinh tế. - Phát hiện và tìm ra phương pháp chiết ra các nguyên tố hóa học mới . -Vui lòng sống túng thiếu và sẵn sàng giữ qui trình chiết tách cho ai cần tới, từ chối khoản trợ cấp của chính phủ Pháp. g Bà là người không vụ lợi, tham lam, sống có trách nhiệm với gia đình, với xã hội. Không đòi hỏi điều kiện vật chất nào. - DC tiến cử Vương Mật làm quan huyện vì VM là người làm việc tốt. - DC từ chối việc VM đem vàng đến lễ. g Trọng người tài, không cần sự trả ơn của người đó. Thể hiện đức tính thanh cao, vô tư và không hám lợi. - Cụ vẫn sống như những người VN bình thường... g Cụ là một người VN sống trong sạch, liêm khiết. - Việc học tập gương sáng về liêm khiết giúp cho c/s tốt đẹp hơn nên rất cần thiết và có ý nghĩa. I. Đặt vấn đề . Mari Quyri. - Sáng lập ra học thuyết phóng xạ. g Sống thanh cao không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm, không đòi hỏi điều kiện vật chất nào. gLương tâm thanh thản . gMọi người quí trọng tin cậy làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn . Hoạt động 2: (14p) Tìm hiểu nội dung bài học * Vậy liêm khiết là gì? GV hướng dẫn hoạt động nhóm *Em hãy nêu những biểu hiện của hành vi liêm khiết trong đời sống hàng ngày? * Theo em, trong hs biểu hiện của hành vi liêm khiết được thể hiện ntn? * Những biểu hiện ntn trái với sống liêm khiết? * Liêm khiết giúp chúng ta ntn? Hs trả lời nhanh Thảo luận 3p - Hs suy nghĩ - Cử đại diện lên trình bày - Học sinh nhận xét, giáo viên tổng kết . - Làm giàu bằng tài năng và sức lực lao động của mình (làm giàu chính đáng) ; không tham ô, hối lộ ; kiên trì và phấn đấu để đạt kết quả cao trong học tập. - trung thực trong kiểm tra, không quay cóp, không sử dụng tài liệu, tự mình làm bài. Không tìm cách chạy điểm để có kết quả cao. Có ý thức xd tập thể lớp tốt để có môi trường học tập tốt. Đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn bè. -Toan tính nhỏ nhen ích kỷ. - HS bộc lộ II. Nội dung bài học 1. Liêm khiết là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ. 2. Những biểu hiện của liêm khiết: - Không tham lam. - Không tham ô tiền bạc, tài sản chung. - Không nhận hối lộ. - Không sử dụng tiền bạc, tài sản chung vào mục đích cá nhân. - Không lợi dụng chức, quyền để mưu lợi cho bản thân. 3. Ý nghĩa: Liêm khiết giúp con người sống thanh thản, đàng hoàng, tự tin, không bị phụ thuộc vào người khác và được mọi người xung quanh kính trọng, vị nể. Hoạt động3:(6p) Bài tập Học sinh thảo luận nhóm .Chia lớp làm 2 nhóm thảo luận 2 vấn đề Vấn đề 1: Nêu những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết . Vấn đề 2: Nêu những biểu hiện sống liêm khiết Theo em là học sinh cần phải liêm khiết không? * Muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì? - Làm các bài tập trong sách giáo khoa. Bài tập1: Hành vi thể hiện không liêm khiết a, b, d, e, g. HS trả lời nhanh HS tìm nhanh 3. Bài tập: Bài 1: Hành vi thể hiện không liêm khiết a, b, d, e, g. Bài 2: - Không tán thành: a, c - Tán thành: b,d Bài 3: Muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải... Bài : 4 - Cây ngay không sợ chết đứng. - Đói cho sạch, rách cho thơm. - Danh ngôn: Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. 4. Củng cố: (3p) GV khái quát lại bài học Theo em là học sinh có cần phải liêm khiết không? Muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3p) Về nhà học bài và làm bài tập Xem và soạn bài “Bài 3” IV. Rút kinh nghiêm: GV HS......................................................................................................................... Tổ duyệt:
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_2_liem_khiet_nam_hoc_201.doc