Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo (Tiết 1) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu: Giúp hs:

 1. Kiến thức:

   - Hiểu thế nào là lao động tự giác, sáng tạo.

   - Nêu được những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong lao động, trong học tập.

   - Hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo.

 2. Kĩ năng: 

     Biết lập kế hoạch học tập, lao động ; biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong lao động, học tập.

 3. Thái độ:

Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.

- Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động ; phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động.

II. Chuẩn bị:

 Thầy: SGK và TLTK

 Trò: SGK và vở ghi chép

doc 4 trang Khánh Hội 20/05/2023 60
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo (Tiết 1) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo (Tiết 1) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo (Tiết 1) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 19/10/2017
Tiết 12
Tuần 12
Bài 11: LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO (T1)
I. Mục tiêu: Giúp hs:
 1. Kiến thức:
 - Hiểu thế nào là lao động tự giác, sáng tạo.
 - Nêu được những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong lao động, trong học tập.
 - Hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo.
 2. Kĩ năng: 
 Biết lập kế hoạch học tập, lao động ; biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong lao động, học tập.
 3. Thái độ:
- Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.
- Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động ; phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động.
II. Chuẩn bị:
 Thầy: SGK và TLTK
 Trò: SGK và vở ghi chép
III.Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: (1p) 
Kiểm tra bài cũ: (5p)
 H: Tự lập là gì? Những biểu hiện của tính tự lập?
 Nhận xét
Nội dung bài mới: (33p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cỏ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề
Gv cho hs đọc tình huống trong sgk
H: Theo em lao động tự giác và lao động sáng tạo có những biểu hiện như thế nào?
H: Chỉ cần có ý thức tự giác là đủ, không cần phải s/tạo trong lđ?
H: Tại sao ngày nay lại cần lao động tự giác và lao động sáng tạo?
H:Theo em hs có cần chuẩn bị rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo không? Những biểu hiện của lao động tự giác và lao động sáng tạo trong học tập như thế nào?
Gv cho hs đọc và trả lời các câu hỏi.
H: Qua câu chuyện người thợ mộc?
H: Hậu quả của sự việc đó như thế nào?
Hs đọc
- Có ý thức lao động, óc sáng tạo
->Ý kiến 3 là đúng hợp lý
-Trong lđ cần phải có ý thức tự giác, nhưng trong quá trình lđ cần phải có s/tạo thì rút ngắn được thời gian, k/quả lđ sẽ cao hơn, năng suất chất lượng tốt hơn.
- KHKT ngày càng tiến bộ, vì thế con người cần phải có ý thức lao động, có óc sáng tạo.
-Trong học tập: LĐTG (học tập không cần ai nhắc nhở)
LĐST: luôn tìm tòi, giải đáp những bài toán khó
Hs đọc 
- Sống và làm việc tận tuỵ nghiêm túc, tự giác trong công việc. Ông không thực hiện theo những chuẩn mực và nguyện tắc trước kia, ông đã áp dụng và sống gần hết cuộc đời của mình.
-Không dành hết tâm sức.
Bỏ qua những quy định cơ bản của khâu kỷ thuật.
Vật liệu không chọn lọc kỹ.
Quy tắc kỹ thuật thực hiện sơ sài, qua loa.
- Ông hổ thẹn với những việc làm của mình ; ông phải sống trong ngôi nhà không hoàn hảo do chính mình làm.
I. Đặt vấn đề:
1. Tình huống:
- Có ý thức tự giác
- Có óc sáng tạo.
2.Truyện đọc:
- Thái độ lđ trước đây: Tận tụy, tự giác và t/hiện n/túc quy trình kĩ thuật s/x.
- Thái độ lđ khi làm ngôi nhà c/cùng: Không tận tụy, bỏ qua những quy định cơ bản của kĩ thuật lđ n/nghiệp, làm việc với đôi bàn tay mệt mỏi, không còn khéo léo,...
- Hậu quả: Ông phải sống trong ngôi nhà không hoàn hảo do chính mình làm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung
H: Lao động tự giác là gì?
H: Lao động sáng tạo là gì?
Lấy vd minh họa
H: Nếu không có lao động tự giác thì có lao động sáng tạo không?
- GV hướng dẫn hs tìm những biểu hiện
Hs bộc lộ
Hs suy nghĩ
LĐTG là cái quyết định LĐST
Nếu không có LĐTG thì sẽ không có LĐST
- HS làm theo nhóm.
II. Nội dung bài học:
1. LĐTG là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài.
2. LĐST: là trong quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải cách tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.
3. Những biểu hiện của tự giác, s/tạo trong lđ, trong học tập: 
- Tự giác học bài, làm bài
- Đổi mới p/pháp học tập
- Luôn suy nghĩ tìm ra những cách giải bt, những cách lập luận, giải quyết vấn đề khác nhau
- Biết nhìn nhận, p/tích v/đề từ nhiều góc độ k/nhau
- Biết đưa ra ý kiến, quan điểm riêng của bản thân....
 4.Củng cố: (3p)
 H: Thế nào là lao động tự giác, lao động sáng tạo?
 5.Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3p)
 - Về nhà học bài và làm bài tập.
 - Xem nội dung phần còn lại.
IV.Rút kinh nghiệm:
Thầy...
Trò..
 Tổ duyệt:

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_11_lao_dong_tu_giac_va_s.doc