Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 10: Tự lập - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu: Giúp hs

 1. Về kiến thức:

   - Hiểu được thế nào là tự lập.

   - Nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập.

   - Nêu được ý nghĩa của tính tự lập. 

 2. Về kĩ năng:

   Biết tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động và trong sinh hoạt cá nhân.

 3. Về thái độ:

   - Thích sống tự lập, không dựa dẫm,ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.

   - Cảm phục và tự giác học hỏi những bạn, những người xung quanh biết sống tự lập.

II. Chuẩn bị:

 Thầy: SGK, giáo án và TLTK,  tranh ảnh nói về Bác (nếu có).

 Trò: SGK và vở ghi chép.

III. Các bước lên lớp:

  1. Ổn định lớp: (1p)
  2. Kiểm tra bài cũ: (5p)

        H: Thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ? Tìm những việc làm thể hiện nếp sống văn hóa ở trường học, ở gia đình.

doc 4 trang Khánh Hội 20/05/2023 60
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 10: Tự lập - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 10: Tự lập - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 10: Tự lập - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 15/10/2017
Tiết 11
Tuần 11
Bài 10: TỰ LẬP
I. Mục tiêu: Giúp hs
 1. Về kiến thức:
 - Hiểu được thế nào là tự lập.
 - Nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập.
 - Nêu được ý nghĩa của tính tự lập. 
 2. Về kĩ năng:
 Biết tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động và trong sinh hoạt cá nhân.
 3. Về thái độ:
 - Thích sống tự lập, không dựa dẫm,ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
 - Cảm phục và tự giác học hỏi những bạn, những người xung quanh biết sống tự lập.
II. Chuẩn bị:
 Thầy: SGK, giáo án và TLTK, tranh ảnh nói về Bác (nếu có).
 Trò: SGK và vở ghi chép.
III. Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: (1p)
Kiểm tra bài cũ: (5p)
 H: Thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ? Tìm những việc làm thể hiện nếp sống văn hóa ở trường học, ở gia đình.
Nội dung bài mới: (33p) 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hđ 1(11p) Đặt vấn đề:
Gv cho hs đọc bài
H: Em có suy nghĩ gì về câu chuyện trên sau khi nghe đọc ?
H : Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ có hai bàn tay trắng ?
Gv chốt lại: Bác ra đi tìm đường cứu nước dù chỉ hai bàn tay trắng đã thể hiện phẩm chất không sợ khó khăn gian khổ, tự lập cao.
H: Em hãy nêu 1 số việc làm mà các em tự làm được ?
Hs đọc
- Bác Hồ là một l rất có bản lĩnh, không sợ khó khăn,
-Vì Bác không sợ khó khăn, gian khổ, có tính tự lập cao.
->Có ý chí nỗ lực, biết dựa vào bản thân mình để vượt qua mọi thử thách trên. Bác vừa học vừa làm.
-Hs dựa vào câu chuyện 
trên để trả lời câu hỏi.
Tự học bài, làm bài và không cần ai nhắc nhở. Tự làm công việc nhà
I. Đặt vấn đề:
Bác Hồ là một người có lòng yêu nước, Bác rất tự tin, có bản lĩnh, không sợ khó khăn gian khổ
HĐ 2: (12p) Nội dung bài học:
H : Thế nào là tính tự lập ?
Gv cho hs liên hệ thực tế đối với bản thân các em (tự lập)
Rèn kĩ năng (GV cho HS nêu 1 số công việc hằng ngày của các em trong học tập, lđ, sinh hoạt mà các em tự làm được. (bt 1)
Một số biểu hiện ngược lại ?
H: Người có tính tự lập thường gặt hái được kết quả gì trong cuộc sống?
GD thái độ HS: :Thích sống tự lập, không dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào l khác. Cảm phục và tự giác học hỏi những l xung quanh biết sống tự lập. 
(Em sẽ làm gì khi vắng cha mẹ: đói bụng, nhà bề bổn.)
Hs tựu bộc lộ
Hs trả lời ( liên hệ bản thân của các em )
-Tự làm bài tập, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu học tập theo yêu cầu của GV ; tự thực hiện các nhiệm vụ được phân công, tự gấp chăn màn, sắp xếp sách vở, quét dọn nhà cửa, giặt quần áo,
-không giải quyết được công việc của mình.
-Dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào l khác.
- Sự thành công, kính trọng của mọi người dành cho mình.
- HS bộc lộ.
II. Nội dung bài học:
 1. Tự lập: là tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu tạo dựng cho mình một cuộc sống không phụ thuộc hoặc dựa dẫm vào ai.
2. Những biểu hiện của tính tự lập:
 - Tự tin.
 - Có bản lĩnh, kiên trì.
 - Có ý thức, ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập, lao động và trong c/s.
 -Dám đương đầu với những khó khăn, gian khổ.
3.Ý nghĩa :Thường thành công trong cuộc sống và nhận được sự kính trọng của mọi người.
HĐ 3: (10) Bài tập
Gv hướng dẫn hs làm bài tập.
Gv hướng dẫn hs về nhà làm bài 4, 5
Hs làm bài tập.
-1 em lên bảng làm ý 1.
-1 em giải thích ý 2.
-Phát biểu cảm nghĩ 2 em
-Sưu tầm qua sách báo hoặc truyện trong thực tế mà em biết.
-Lập kế hoạch theo bảng trong sách.
III. Bài tập:
2.Ý kiến sai: a, b.
 Ý kiến đúng: c, d, đ, e
3. Phát biểu cảm nghĩ:
-Vui, tự tin, có bản lĩnh, có ý chí vươn lên trong học tập, được mọi l yêu thương và kính trọng.
4, 5: Hướng dẫn về nhà làm.
 4. Củng cố: (3p)
	Tính tự lập là gì? Những biểu hiện của tính tự lập? Nó có ý nghĩa ntn ?
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3p)
 - Về nhà học bài và làm bài tập 4, 5
 - Chuẩn bị bài mới “Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo”
IV. Rút kinh nghiệm:
GVHS...............................................................................................................................................
 Tổ duyệt:

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_10_tu_lap_nam_hoc_2017_2.doc