Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 7: An toàn lao động trong nấu ăn (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh

I. Mục tiêu:

           - Sau bài học, học sinh cần:

  • Kiến thức: Biết được các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi tiếp xúc với các dụng cụ thiết bị nhà bếp.
  • Kỹ năng: Sử dụng các dụng cụ, thiết bị nhà bếp một cách hợp lý và đảm bảo an toàn. 
  • Thái độ: Có thói quen thực hiện các biện pháp an toàn lao động khi nấu ăn.

II. Chuẩn bị:

           - Thầy:  Liệt kê các dụng cụ, thiết bị nhà bếp

           - Trò: Xem bài.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

           ? Tại sao phải quan đến an toàn lao động trong nấu ăn? Nêu nguyên nhân gây tai nạn trong nấu ăn?

doc 3 trang Khánh Hội 19/05/2023 120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 7: An toàn lao động trong nấu ăn (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 7: An toàn lao động trong nấu ăn (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh

Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 7: An toàn lao động trong nấu ăn (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh
Ngày soạn: 17/9/2018
Tuần: 7
Tiết: 7
BÀI 4: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NẤU ĂN
(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
	- Sau bài học, học sinh cần:
Kiến thức: Biết được các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi tiếp xúc với các dụng cụ thiết bị nhà bếp.
Kỹ năng: Sử dụng các dụng cụ, thiết bị nhà bếp một cách hợp lý và đảm bảo an toàn. 
Thái độ: Có thói quen thực hiện các biện pháp an toàn lao động khi nấu ăn.
II. Chuẩn bị:
	- Thầy: Liệt kê các dụng cụ, thiết bị nhà bếp
	- Trò: Xem bài.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	? Tại sao phải quan đến an toàn lao động trong nấu ăn? Nêu nguyên nhân gây tai nạn trong nấu ăn?
3. Nội dung bài mới:
 a. Giới thiệu bài: (4’)
? Nêu những nguyên nhân gây ra tai nạn trong nấu ăn? Từ những nguyên nhân trên ở tiết trước đã học thì sẽ tìm ra 1 số biện pháp để bảo đảm an toàn lao động.
 b. Trình bày:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt Động 1: (8’) Tìm hiểu biện pháp đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng các dụng cụ cầm tay.
- Thảo luận các biện pháp đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng các dụng cụ cầm tay.
? Em hãy nêu các biện pháp bảo đảm an toàn lao động trong các trường hợp?
? Sử dụng các dụng cụ cầm tay như thế nào?
? Tại sao phải sử dụng các dụng cụ cầm tay cẩn thận đúng quy cách?
- Kết luận.
- Thảo luận
- Trình bày.
- Trả lời: cẩn thận, đúng quy cách.
- Trả lời: vì những dụng cụ dễ gây nguy hiểm để đảm bảo an toàn lao động.
II. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn:
1. Sử dụng các dung cụ thiết bị cầm tay:
à Cẩn thận chú ý khi sử dụng.
* Hoạt động 2: (10’) Tìm hiểu biện pháp đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng thiết bị dụng điện.
- Yêu cầu học sinh thảo luận để tìm hiểu ra biện pháp
? Kể tên và nêu biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng cụ và thiết bị dùng điện?
? Nêu một số biện pháp bảo đảm an toàn lao động khi sử dụng các đồ dùng điện?
à Nhận xét, kết luận.
-Thảo luận nhóm.
- Trình bày.
- Trả lời: nồi cơm điện, bếp điện, ấm điện
- Trả lời: Sử dụng đúng qui cách.
- Lắng nghe
2. Sử dụng các dụng cụ và thiết bị dùng điện:
- Kiểm tra trước khi sử dụng.
- Chú ý an toàn.
- Bảo quản, lau chùi,..
* Hoạt động 3: (10’) Các biện pháp phòng ngừa rủi ro vì lửa, gas, dầu, điện.
- Yêu cầu học sinh thảo luận + Liên hệ thực tế để tìm ra biện pháp.
à Nhận xét, kết luận.
* Tích hợp môi trường: Trong quá trình sử dụng tránh những tai nạn rủi rokhi sử dụng các thiết bị nhà bếp để đảm bảo sức khỏe môi trường, tiết kiệm nhiên liệu.
-Thảo luận nhóm.
- Trình bày.
+ Không vứt que diêm bừa bãi.
+ Để diêm hoặc bật lửa xa tầm tay trẻ em.
+ Không châm dầu vào bếp đang cháy.
+ Khi rán tránh để lửa quá to.
- Lắng nghe
3. Biện pháp phòng ngừa rủi ro vì lửa, gas, dầu, điện
- Cẩn thận để tránh bỏng, cháy nổ, điện giật.
 4. Củng cố: ( 4’)
 - Đọc “ Ghi nhớ” SGK.
 ? Hãy nêu những biện pháp phòng tránh tai nạn, rủi ro khi sử dụng bếp nấu?
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’)
 - Học bài
 - Trả lời câu hỏi cuối bài
 - Đọc tìm hiểu bài 5 SGK.
IV. Rút kinh nghiệm:
 1. GV:
 2. HS:
 Châu Thới, ngày 20/09/2018. 
 Trình kí,
 .
 .
 .
 .

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_7_an_toan_lao_dong_trong_nau_an.doc