Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 7: An toàn lao động trong nấu ăn (Tiết 2) - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh
I. Mục tiêu:
- Sau bài học, học sinh cần:
- Kiến thức: Biết được các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi tiếp xúc với các dụng cụ thiết bị nhà bếp.
- Kỹ năng: Sử dụng các dụng cụ, thiết bị nhà bếp một cách hợp lý và đảm bảo an toàn.
- Thái độ: Có thói quen thực hiện các biện pháp an toàn lao động khi nấu ăn.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Liệt kê các dụng cụ, thiết bị nhà bếp
- Trò: Xem bài.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Tại sao phải quan đến an toàn lao động trong nấu ăn? Nêu nguyên nhân gây tai nạn trong nấu ăn?
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 7: An toàn lao động trong nấu ăn (Tiết 2) - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 7: An toàn lao động trong nấu ăn (Tiết 2) - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh
Ngày soạn: 14/9/2017 Tuần: 7 Tiết: 7 BÀI 4: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NẤU ĂN (Tiết 2) I. Mục tiêu: - Sau bài học, học sinh cần: Kiến thức: Biết được các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi tiếp xúc với các dụng cụ thiết bị nhà bếp. Kỹ năng: Sử dụng các dụng cụ, thiết bị nhà bếp một cách hợp lý và đảm bảo an toàn. Thái độ: Có thói quen thực hiện các biện pháp an toàn lao động khi nấu ăn. II. Chuẩn bị: - Thầy: Liệt kê các dụng cụ, thiết bị nhà bếp - Trò: Xem bài. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Tại sao phải quan đến an toàn lao động trong nấu ăn? Nêu nguyên nhân gây tai nạn trong nấu ăn? 3. Nội dung bài mới: a. Giới thiệu bài: (4’) ? Nêu những nguyên nhân gây ra tai nạn trong nấu ăn? Từ những nguyên nhân trên ở tiết trước đã học thì sẽ tìm ra 1 số biện pháp để bảo đảm an toàn lao động. b. Trình bày: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản * Hoạt Động 1: (8’) Tìm hiểu biện pháp đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng các dụng cụ cầm tay. - Thảo luận các biện pháp đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng các dụng cụ cầm tay. ? Em hãy nêu các biện pháp bảo đảm an toàn lao động trong các trường hợp? ? Sử dụng các dụng cụ cầm tay như thế nào? ? Tại sao phải sử dụng các dụng cụ cầm tay cẩn thận đúng quy cách? - Kết luận. - Thảo luận - Trình bày. - Trả lời: cẩn thận, đúng quy cách. - Trả lời: vì những dụng cụ dễ gây nguy hiểm để đảm bảo an toàn lao động. II. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn: 1. Sử dụng các dung cụ thiết bị cầm tay: à Cẩn thận chú ý khi sử dụng. * Hoạt động 2: (10’) Tìm hiểu biện pháp đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng thiết bị dụng điện. - Yêu cầu học sinh thảo luận để tìm hiểu ra biện pháp ? Kể tên và nêu biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng cụ và thiết bị dùng điện? ? Nêu một số biện pháp bảo đảm an toàn lao động khi sử dụng các đồ dùng điện? à Nhận xét, kết luận. -Thảo luận nhóm. - Trình bày. - Trả lời: nồi cơm điện, bếp điện, ấm điện - Trả lời: Sử dụng đúng qui cách. - Lắng nghe 2. Sử dụng các dụng cụ và thiết bị dùng điện: - Kiểm tra trước khi sử dụng. - Chú ý an toàn. - Bảo quản, lau chùi,.. * Hoạt động 3: (10’) Các biện pháp phòng ngừa rủi ro vì lửa, gas, dầu, điện. - Yêu cầu học sinh thảo luận + Liên hệ thực tế để tìm ra biện pháp. à Nhận xét, kết luận. * Tích hợp môi trường: Trong quá trình sử dụng tránh những tai nạn rủi rokhi sử dụng các thiết bị nhà bếp để đảm bảo sức khỏe môi trường, tiết kiệm nhiên liệu. -Thảo luận nhóm. - Trình bày. + Không vứt que diêm bừa bãi. + Để diêm hoặc bật lửa xa tầm tay trẻ em. + Không châm dầu vào bếp đang cháy. + Khi rán tránh để lửa quá to. - Lắng nghe 3. Biện pháp phòng ngừa rủi ro vì lửa, gas, dầu, điện - Cẩn thận để tránh bỏng, cháy nổ, điện giật. 4. Củng cố: ( 4’) - Đọc “ Ghi nhớ” SGK. ? Hãy nêu những biện pháp phòng tránh tai nạn, rủi ro khi sử dụng bếp nấu? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’) - Học bài - Trả lời câu hỏi cuối bài - Đọc tìm hiểu bài 5 SGK. IV. Rút kinh nghiệm: 1. GV: 2. HS: Châu Thới, ngày 21/09/2017. Trình kí, . . . .
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_7_an_toan_lao_dong_trong_nau_an.doc