Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 4: Sắp xếp và trang trí nhà bếp (Tiết 1) - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh

I. Mục tiêu:

      - Sau bài học, học sinh cần:

  • Kiến thức: Biết cách sắp xếp các đồ đạc trong khu vực nhà bếp.
  • Kỹ năng: Biết trang trí nhà bếp để tạo không gian gọn gàng, đẹp trong ăn uống.
  • Thái độ: Ý thức làm việc khoa học, ngăn nắp.

II. Chuẩn bị:

         - Thầy:  Tranh ảnh một số kiểu nhà bếp được sắp xếp và trang trí hợp lý.

                                . Các hình ảnh SGK (H5, H6).

         - Trò: Đọc nội dung SGk.

                   Tìm hiểu thực tế.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

           ? Vì sao phải sử dụng và bảo quản các dụng cụ nhà bếp? Nêu tên một số đồ dùng trong bếp và nêu cách bảo quản chúng?

3. Nội dung bài mới:

* Giới thiệu: 2

Ăn uống là nhu cầu cần thiết của con người do đó việc sắp xếp và trang trí các đồ đạc trong nhà bếp hết sức là cần thiết để nhằm tạo không gian ấm cúng trong gia đình, nơi ăn uống.

doc 3 trang Khánh Hội 19/05/2023 520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 4: Sắp xếp và trang trí nhà bếp (Tiết 1) - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 4: Sắp xếp và trang trí nhà bếp (Tiết 1) - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh

Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 4: Sắp xếp và trang trí nhà bếp (Tiết 1) - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh
Tuần: 4
Tiết: 4
Ngày soạn: 28/08/2017
BÀI 3: SẮP XẾP VÀ TRANG TRÍ NHÀ BẾP ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Sau bài học, học sinh cần:
Kiến thức: Biết cách sắp xếp các đồ đạc trong khu vực nhà bếp.
Kỹ năng: Biết trang trí nhà bếp để tạo không gian gọn gàng, đẹp trong ăn uống.
Thái độ: Ý thức làm việc khoa học, ngăn nắp.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Tranh ảnh một số kiểu nhà bếp được sắp xếp và trang trí hợp lý.
	. Các hình ảnh SGK (H5, H6).
 - Trò: Đọc nội dung SGk.
 Tìm hiểu thực tế.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
	? Vì sao phải sử dụng và bảo quản các dụng cụ nhà bếp? Nêu tên một số đồ dùng trong bếp và nêu cách bảo quản chúng?
3. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu: 2’
Ăn uống là nhu cầu cần thiết của con người do đó việc sắp xếp và trang trí các đồ đạc trong nhà bếp hết sức là cần thiết để nhằm tạo không gian ấm cúng trong gia đình, nơi ăn uống.
* Trình bày:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt Động 1: (29’) Tìm hiểu cách sắp xếp và trang trí nhà bếp
? Tại sao phải quan tâm đến cách sắp xếp và trang trí nhà bếp?
? Trong nhà bếp có những công việc nào cần làm?
? Trong nhà bếp có những đồ dùng nào để tiến hành công việc làm bếp.
* Vậy ở nhà em sắp xếp nhà bếp như thế nào?
*Tích hợp môi trường: Nhà bếp được sắp xếp và trang trí đẹp để tạo nên môi trường sạch, đẹp và thuận tiện khi nấu ăn.
- Tham gia sắp xếp và trang trí nhà bếp hình thành thói quen để các đồ dùng nhà bếp đúng nơi quy định.
- Yêu cầu học sinh quan sát H6 và rút ra cách sắp xếp và trang trí nhà bếp?
- Trả lời: gọn gàng, ngăn nắp.
- Trả lời: Cất giữ dụng cụ, thực phẩm, chuẩn bị sơ chế, nấu nướng, thực hiện món ăn, bày dọn thức ăn và bàn ăn. 
- Trả lời: bếp, tủ, kệ, 
- Trả lời theo cá nhân.
- Quan sát + thảo luận à đút kết bài học.
- Quan sát à nhận xét.
I. Cách sắp xếp và trang
trí nhà bếp:
1. Những công việc cần làm:
Cất giữ dụng cụ, thực phẩm, chuẩn bị sơ chế, nấu nướng, thực hiện món ăn, bày dọn thức ăn và bàn ăn. 
2. Những đồ dùng cần thiết để thực hiện các công việc nhà bếp: 
- Tủ cất giữ thực phẩm, tủ lạnh.
- Bàn sửa soạn thức ăn
- Bàn cắt, thái, chậu rửa.
- Bếp đun.
- Bàn để các nồi thức ăn vừa nấu xong.
- Tủ, kệ chứa thức ăn và các đồ dùng cho chế biến và dọn ăn.
4. Củng cố: (5’)
 - Hãy kể tên những công việc làm trong nhà bếp? Giải thích vì sao cần sắp xếp nhà bếp hợp lý?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài : (3’)
 - Học bài và chuẩn bị bài (phần II), phần III bài 3.
IV. Rút kinh nghiệm:
 1. GV:
 2. HS:
 Trình kí,..
 ...
 ..
 .

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_4_sap_xep_va_trang_tri_nha_bep.doc