Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 3: Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh
I. Mục tiêu:
- Sau bài học, học sinh biết được:
- Kiến thức: Đặc điểm và công dụng của các loại đồ dùng trong nhà bếp.
Biết cách bảo quản và sử dụng các dụng cụ, thiết bị nhà bếp.
- Kỹ năng: Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp.
Ứng dụng sử dụng và bảo quản tốt các dụng cụ nhà bếp
- Thái độ: Có ý thức an toàn trong lao động.
Giáo dục ý thức tiết kiệm.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Mẫu vẽ hoặc hình ảnh chụp các dụng cụ thiết bị nhà bếp.
Hình ảnh các đồ dùng làm bằng chất liệu khác nhau.
- Trò: Đọc và tìm hiểu bài, liên hệ thực tế.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
? Nghề nấu ăn có vai trò như thế nào? Nêu triển vọng của nghề?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 3: Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh
Tuần: 3 Tiết: 3 Ngày soạn: 20/8/2017 BÀI 2: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ, THIẾT BỊ NHÀ BẾP I. Mục tiêu: - Sau bài học, học sinh biết được: - Kiến thức: Đặc điểm và công dụng của các loại đồ dùng trong nhà bếp. Biết cách bảo quản và sử dụng các dụng cụ, thiết bị nhà bếp. - Kỹ năng: Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp. Ứng dụng sử dụng và bảo quản tốt các dụng cụ nhà bếp - Thái độ: Có ý thức an toàn trong lao động. Giáo dục ý thức tiết kiệm. II. Chuẩn bị: - Thầy: Mẫu vẽ hoặc hình ảnh chụp các dụng cụ thiết bị nhà bếp. Hình ảnh các đồ dùng làm bằng chất liệu khác nhau. - Trò: Đọc và tìm hiểu bài, liên hệ thực tế. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp:1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ ? Nghề nấu ăn có vai trò như thế nào? Nêu triển vọng của nghề? 3. Nội dung bài mới: a. Giới thiệu bài: 2’ Đồ dùng trong nhà bếp giúp cho công việc nấu ăn trở nên dễ dàng, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhưng vì đồ có nhiều loại và kiểu dáng khác nhau nên cần phải biết xác định nhu cầu và tính chất của mỗi loại, để từ đó ta biết cách sử dụng và bảo quản cho thật tốt.Qua bài 2 sẽ giúp các em biết được những vấn đề này. b. Trình bày: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN Hoạt động 3: (32’) Tìm hiểu và phân loại các dụng cụ nhà bếp. 1. Đồ gỗ: ? Những đồ dùng trong nhà bếp được làm bằng gỗ? ? Có cách sử dụng và bảo quản như thế nào? - Nhận xét, kết luận. 2. Đồ nhựa: ? Những đồ dùng nào trong nhà bếp được làm bằng nhựa? ? Nêu cách bảo quản và sử dụng? - Nhận xét, kết luận. 3.Đồ thủy tinh, đồ tráng men: ? Hãy kể tên những đồ dùng làm bằng thủy tinh, tráng men? ? Nêu cách bảo quản và sử dụng? Lưu ý: đồ dùng tráng men đã bị tróc lớp men hay gỉ sét sẽ gây độc tố cho người dùng. 4. Đồ nhôm, gang: ? Kể tên những đồ dùng làm bằng nhôm, gang được sử dụng trong nhà bếp? ? Nêu cách bảo quản và sử dụng? 5. Đồ sắt không gỉ: ? Những đồ dùng nào được làm bằng I nox để sử dụng trong nhà bếp? ? Nêu cách bảo quản và sử dụng? 6. Đồ dùng điện: ? Hãy kể tên những thiết bị, đồ dùng bằng điện? ? Cần chú ý sử dụng như thế nào để đảm bảo an toàn trong lao động? - Giải thích. * Lưu ý tích hợp môi trường: Trong quá trình sử dụng và bảo quản dụng cụ thiết bị nhà bếp hợp lí sẽ sử dụng được lâu dài, tiết kiệm được tài nguyên. *Sử dụng, bảo quản dụng cụ thiết bị nhà bếp tùy thuộc vào từng chất liệu chính, kéo dài thời gian sử dụng, đảm bảo an toàn lao động, tiết kiệm thời gian sử dụng và món ăn đạt chất lượng cao. Trả lời: rổ, đũa, thớt - Dựa vào nội dung SGK. - Trả lời: - không ngâm nước. - Khi sử dụng xong nên rửa bằng nước rửa chén, bát thật sạch và phơi gió cho khô ráo. - Trả lời: thau, chén, rổ - Trả lời: không để gần lửa, không chứa thức ăn nhiều dầu mỡ, rửa bằng nước rửa chén - Trả lời: chén, ly - Trả lời: đun lửa nhỏ. - Dùng đũa xào nấu thức ăn. - Rửa bằng nước rửa chén. - Không nấu thức ăn trong những đồ dùng tráng men đã bị tróc lớp men. - Trả lời: Sạn, xoong, nồi, chảo - Trả lời: - nên sử dụng cẩn thận. - không để ẩm ướt. - không đánh bóng bằng giấy nhám. - không chứa thức ăn có nhiều mỡ, muối - Trả lời: nồi, thau Trả lời: không đun lửa to, tránh va chạm với đồ dùng cùng chất liệu, không lau chùi bằng giấy nhám. - Trả lời: nồi cơm điện, ấm điện, - Trước khi sử dụng - Khi sử dụng - Sau khi sử dụng II. Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp: 1. Đồ gỗ: - Không ngâm nước. - Khi sử dụng xong nên rửa bằng nước rửa chén, bát thật sạch và phơi gió cho khô ráo. 2. Đồ nhựa: - Không để gần lửa, không chứa thức ăn nhiều dầu mỡ, rửa bằng nước rửa chén 3. Đồ thủy tinh, đồ tráng men: - Đun lửa nhỏ. - Dùng đũa xào nấu thức ăn. - Rửa bằng nước rửa chén. - Không nấu thức ăn trong những đồ dùng tráng men đã bị tróc lớp men. 4. Đồ nhôm, gang: - Nên sử dụng cẩn thận. - Không để ẩm ướt. - Không đánh bóng bằng giấy nhám. - Không chứa thức ăn có nhiều mỡ, muối 5. Đồ sắt không gỉ: (Inox) Không đun lửa to, tránh va chạm với đồ dùng cùng chất liệu, không lau chùi bằng giấy nhám. 6. Đồ dùng điện: - Trước khi sử dụng. - Khi sử dụng. - Sau khi sử dụng. 4. Củng cố: ( 3’) - Cho biết dụng cụ và thiết bị nhà bếp? - Học sinh đọc ghi nhớ - SGK- Hãy kể tên một số đồ dùng trong nhà bếp? Chúng được làm bằng chất liệu gì? Nêu cách sử dụng và bảo quản? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’) - Học bài và chuẩn bị bài 3. - Trả lời câu hỏi ở cuối bài IV. Rút kinh nghiệm: 1. GV:... 2. HS:... Trình kí,.. ... ...
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_3_su_dung_va_bao_quan_dung_cu_t.doc