Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU: 

- Kiến thức: Hs biết được nội dung và công dụng của bản vẽ lắp.

- Kĩ năng: Biết cách đọc bản vẽ lắp đơn giản.

- Thái độ: Hứng thú với bộ môn. 

II. CHUẨN BỊ:  

- Thầy: 

 + Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.

 + Tranh vẽ hình 13.1 (nếu có).

 + Mô hình bộ vòng đai; bút chì màu.

- Trò: Soạn bài ở nhà, bút chì màu.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (01 phút)

- Kiểm tra sĩ số học sinh.

- Kiểm tra công tác vệ sinh.

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

Câu hỏi

1. Nêu công dụng của ren trong thực tế?

2. Trình bày quy ước vẽ ren nhìn thấy, ren khuất?

doc 8 trang Khánh Hội 19/05/2023 1600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 7	 Ngày soạn: 20/9/2017
Tiết: 13. 
 Bài 13: BẢN VẼ LẮP
I. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Hs biết được nội dung và công dụng của bản vẽ lắp.
- Kĩ năng: Biết cách đọc bản vẽ lắp đơn giản.
- Thái độ: Hứng thú với bộ môn. 
II. CHUẨN BỊ: 
- Thầy: 
 + Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.
 + Tranh vẽ hình 13.1 (nếu có).
 + Mô hình bộ vòng đai; bút chì màu.
- Trò: Soạn bài ở nhà, bút chì màu.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (01 phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra công tác vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Câu hỏi
1. Nêu công dụng của ren trong thực tế?
2. Trình bày quy ước vẽ ren nhìn thấy, ren khuất?
3. Nội dung bài mới: 
Trong quá trình sản xuất, người ta căn cứ vào bản vẽ chi tiết để chế tạo, kiểm tra chi tiết, căn cứ vào bản vẽ lắp để lắp ráp và kiểm tra sản phẩm. Bản vẽ lắp có vai trò hết sức quan trọng. Để biết được Nội dung của bản vẽ lắp và công dụng của bản vẽ lắp và biết cách đọc bản vẽ lắp đơn giản, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay “Bản vẽ lắp”
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung của bản vẽ lắp (15 phút)
- Đưa vật mẫu bộ vòng đai.( giới thiệu từng từng chi tiết của bộ vòng đai).
* Treo hình 13.1
? Quan sát hình hãy cho biết bản vẽ lắp có những hình chiếu nào?
- Gọi 1 HS nhận xét câu trả lời của bạn.
? Các em đã biết bản vẽ chi tiết mô tả chi tiết máy và các thông tin cần thiết để xác định chi tiết máy. Vậy bản vẽ lắp cho ta biết điều gì? 
? Hãy cho biết công dụng của bản vẽ lắp?
- Gọi 1 HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- Nhận xét,chốt ý cho HS ghi bài: 
* Chuyển ý: Ta đã biết bản vẽ lắp là gì vậy nội dung của bản vẽ lắp như thế nào ta sang phần hai nội dung của bản vẽ lắp.
? Bản vẽ lắp gồm những nội dung chính nào?
? Bản vẽ lắp gồm những hình biểu diễn nào?
- Gọi 1 HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
? Hình biểu diễn gồm những nội dung nào?
- Nhận xét, nói thêm: Trong bản vẽ lắp ta còn sử dụng thêm hình cắt cục bộ dùng để cắt một phần chi tiết hoặc sản phẩm.
? Kích thước trong bản vẽ có ý nghĩa gì? Gồm những loại nào.
- Gọi 1 HS nhận xét câu trả lời của bạn
- Nhận xét, nhắc lại.
? Bảng kê dùng để làm gì?
? Khung tên trong bản vẽ lắp gồm những nội dung nào.
- Nhận xét, chốt ý cho HS ghi bài: 
-Quan sát
=> Quan sát
=> Gồm hai hình chiếu: hình chiếu đứng và hình chiếu bằng
- Thực hiện
=> Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng, kết cấu của một sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết máy của sản phẩm. 
 =>Bản vẽ lắp dùng để thiết kế, lắp ráp và kiểm tra sản phẩm.
=> Thực hiện
=> Ghi bài
=>Nôi dung của bản vẽ lắp gồm hình biểu diễn, kích thước, bảng kê và khung tên.
=> Hình biểu diễn của bản vẽ lắp gồm hình chiếu và hình cắt
=> Lắng nghe
=> Diễn tả hình dạng, kết cấu, vị trí tương quan giữa các chi tiết.
=>Kích thước trong bản vẽ dùng để diễn tả 3 chiều không gian của chính sản phẩm (chiều dài, chiều rộng và chiều cao), cho biết khoảng cách giữa các chi tiết. Gồm các kích thước chung và kích thước lắp của các chi tiết.
=> Lắng nghe.
=> Bảng kê dùng để liệt kê các chi tiết trong sản phẩm.
=> Khung tên trong bản vẽ lắp gồm: tên gọi sản phẩm, tỉ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế.
I. Nội dung của bản vẽ lắp:
1. Bản vẽ lắp là gì?
- Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng, kết cấu của một sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết máy của sản phẩm. 
- Bản vẽ lắp chủ yếu dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm.
2 Nội dung của bản vẽ lắp:
- Hình biểu diễn : gồm hình chiếu, hình cắt diễn tả hình dạng, kết cấu, vị trí các chi tiết máy.
- Kích thước : Gồm các kích thước chung và kích thước lắp của các chi tiết.
- Bảng kê : gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng, vật liệu, . . .
- Khung tên : gồm tên gọi sản phẩm, tỉ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế,
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc bản vẽ lắp (20 phút)
? Khi đọc bản vẽ lắp ta đọc theo trình tự nhất định nào? 
- Dùng bản vẽ lắp bộ vòng đai 13.1 cho học sinh quan sát và đọc bản vẽ theo trình tự. 
? Nội dung cần hiểu của khung tên là gì?
? Hãy đọc bảng kê và cho biết tên gọi chi tiết, số lượng từng chi tiết?
? Trong bản vẽ có những hình biểu diễn nào?
? Hãy đọc các kích thước trong bản vẽ lắp?
? Phân tích chi tiết nhằm mục đích gì?
? Nêu trình tự tháo, lắp và công dụng của sản phẩm?
- Gọi 1 HS đọc phần chú ý SGK
- Nhận xét và chốt ý cho HS ghi bài.
=> Gồm 6 bước: Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp. 
- Học sinh quan sát bản vẽ cùng thảo luận để trả lời các câu hỏi.
=> Gồm:
+ Tên gọi sản phẩm: Bộ vòng đai
+ Tỉ lệ: 1:2	
=> Bảng kê gồm:
	Vòng đai (2)
	Đai ốc (2)
	Vòng đệm (2)
	Bulông (2)
	=> Gồm những hình biểu diễn:
+ Tên gọi hình chiếu: hình chiếu đứng và hình chiếu bằng.
+ Vị trí hình cắt: hình cắt cục bộ ở hình chiếu đứng.
=> Các kích thước trên bản vẽ:
+	 Kích thước chung của sản phẩm: 140, 50, f78.
+ Kích thước lắp giữa các chi tiết: M10 (M: ren hệ mét, đường kính ngoài 10).
+ Kích thước xác định khỏang cách giữa các chi tiết: 50, 110
	=> Phân tích chi tiết nhằm mục đích xác định vị trí các chi tiết trên bản vẽ.
=>- Trình tự tháo lắp:
	Tháo chi tiết: 2 – 3 – 4 – 1.
	Lắp chi tiết: 1 – 4 – 3 – 2. 
	- Công dụng của chi tiết : ghép nối chi tiết hình trụ với chi tiết khác.
2. Đọc bản vẽ lắp :
Khi đọc bản vẽ lắp, ta thường đọc theo trình tự sau :
Trình tự đọc
Nội dung cần tìm hiểu
Khung tên
-Tên gọi sản phẩm.
- Tỉ lệ.
Bảng kê
- Tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết.
Hình biểu diễn
- Tên gọi hình chiếu.
- Vị trí hình cắt.
Kích thước
- Kích thước chung của chi tiết.
- Kích thước lắp ráp giữa các chi tiết.
- Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết.
Phân tích chi tiết
- Vị trí của các chi tiết.
Tổng hợp
- Trình tự tháo lắp.
- Công dụng của sản phẩm.
Chú ý : SGK/43
4. Củng cố: (03 phút)
	Câu hỏi : Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp?
	=> Trả lời : Khi đọc bản vẽ lắp cần theo 6 bước: Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp.
- Gọi một HS đọc phần ghi nhơ SGK.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (02 phút)
	- Đọc kĩ phần ghi nhớ, học bài cũ.
	- Xem trước bài Bản vẽ nhà.
 	*Tìm hiểu cách đọc bản vẽ lắp Bộ ròng rọc H14.1
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................
Tuần: 7	 Ngày soạn: 20/9/2017
Tiết: 14. 
Bài 15: BẢN VẼ NHÀ
I. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà.
- Kỹ năng: Biết được một số kí hiệu bằng hình vẽ của một số bộ phận dùng trên bản vẽ nhà. Biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản.
- Thai độ: Nghiêm túc đọc bản vẽ nhà theo đúng trình tự .
II. CHUẨN BỊ: 
- Thầy:
- Bản vẽ nhà một tầng ( H 15.1)
- Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà
- Hình phối cảnh nhà một tầng (H 15.2)
- Trò: Soạn bài ở nhà.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (01 phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra công tác vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (04 phút)
	-HS1: Nêu nội dung và công dụng của bản vẽ lắp?
	-HS2: Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp?
3. Nội dung bài mới: 
Bản vẽ nhà là bản vẽ thường dùng trong lĩnh vực xây dựng. Bản vẽ gồm các hình biểu diễn và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhàđể hiểu rõ nội dung của bản vẽ nhà và cách đọc bản vẽ nhà đơn giản chúng ta cùng nghiên cứu bài : “Bản vẽ nhà”.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung của bản vẽ nhà (12 phút).
-Bản vẽ nhà dùng trong những việc nào?
GV cho HS quan sát hình phối cảnh nhà một tầng, bản vẽ nhà.
Các hình biểu diễn:
- Mặt đứng có hướng chiếu từ phía nào của ngôi nhà?
- Mặt đứng diễn tả mặt nào của ngôi nhà?
- Mặt bằng có mặt phẳng cắt đi ngang qua các bộ phận nào của ngôi nhà?
- Diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà?
- Mặt cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu nào?
- Mặt cắt diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà?
- GV kết luận lại: 
+ Mặt đứng là HC mặt ngoài của mặt chính, mặt bên của ngôi nhà
+ Mặt bằng là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt sàn nhà và cắt qua các cửa sổ.
+ Mặt cắt là hình cắt có Mp cắt song song với Mp chiếu cạnh hoặc Mp chiếu đứng.
- Bản vẽ nhà gồm những HBD nào?
- Các hình biểu diễn được đặt ở vị trí nào trên bản vẽ?
- Kích thước: 
- Các kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì?
+ Kích thước của ngôi nhà của từng phòng, từng bộ phận?
à GV tổng kết các nội dung như trong SGK.
- Bản vẽ nhà dùng trong thiết kế, thi công, xây dựng ngôi nhà.
- HS quan sát hình phối cảnh nhà một tầng, bản vẽ nhà.
- Hướng chiếu từ phía trước.
- Diễn tả mặt chính, lan can.
- Cắt ngang qua cửa sổ và song song với nền nhà.
- Diễn tả vị trí, kích thước của tường, vách, cửa đi, cửa sổ và kích thước chiều dài, chiều rộng của ngôi nhà, của các phòng,
- Song song với mặt phẳng chiếu đứng hoặc chiếu cạnh.
- Diễn tả kích thước mái, nền, móng nhà theo chiều cao
Gồm: mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt.
+ Mặt bằng đặt vị trí HC bằng
+ Mặt đứng thường ở vị trí HC đứng hoặc cạnh
+Mặt cắt đặt ở vị trí HC cạnh.
- Cho biết kích thước chung và kích thước của từng phòng.
+ HS nêu kích thước chung và kích thước từng phòng
Ghi bài
I.Nội dung của bản vẽ nhà:
- Bản vẽ nhà gồm các HBD và các số liệu cần thiết để xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà.
- Bản vẽ nhà dùng trong thiết kế, thi công, xây dựng ngôi nhà.
* Nội dung của bản vẽ nhà:
- Mặt bằng: đặt ở vị trí HC bằng nhằm diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ, Mặt bằng là HBD quan trọng nhất của bản vẽ nhà.
-Mặt đứng: đặt ở vị trí HC đứng hoăc chiếu cạnh nhằm diễn tả hình dạng bên ngoài gồm có mặt chính hoặc mặt bên.
- Mặt cắt: đặt vị trí HC cạnh hoặc chiếu đứng nhằm biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.
Hoạt động 2: Tìm hiểu kí hiệu qui ước một số bộ phận của ngôi nhà (11 phút).
- GV treo tranh bảng 15.1, giải thích từng mục ghi trong bảng và nói rõ ý nghĩa từng kí hiệu.
- Kí hiệu cửa đi 2 cánh , mô tả cửa trên hình biểu diễn nào?
- Kí hiệu cửa sổ đơn và kép mô tả cửa sổ ở trên các HBD nào?
- Kí hiệu cầu thang có ở hình chiếu nào?
- Trên hình chiếu bằng.
- Mặt bằng, đứng, cắt.
- Ở mặt bằng, mặt cắt
II. Kí hiệu qui ước một số bộ phận của ngôi nhà:
Bảng 15.1 sgk
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đọc bản vẽ nhà (13 phút).
- Nêu trình tự đọc bản vẽ nhà?
- Hãy nêu tên gọi ngôi nhà?
- Hãy cho biết tỉ lệ bản vẽ?
- Hãy nêu tên gọi của hình chiếu và tên gọi mặt cắt?
- Hãy cho biết các kích thước chung của ngôi nhà?
- Kích thước của từng bộ phận?
- Hãy phân tích các bộ phận của bản vẽ nhà một tầng?
Cho HS luyện tập đọc nhiều lần.
.- Đọc: khung tên, hình biểu diễn, kích thước, các bộ phận.
- Nhà một tầng.
- Tỉ lệ 1:100.
- Mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt A-A.
- Dài 6300, rộng 4800, cao 4800.
- Phòng sinh hoạt chung: (4800*2400)+(2400*600), phòng ngủ 2400*2400, hiên rộng 1500*2400, nền cao 600, tường cao 2700, mái cao 1500.
- Có 3 phòng, 1 cửa đi 2 cánh, 6 cửa sổ, 1 hiên có lan can.
- HS lần lượt đọc bản vẽ nhà theo trình tự trên..
III. Đọc bản vẽ nhà :
Khi đọc bản vẽ lắp, ta thường đọc theo trình tự sau :
Trình tự đọc
Nội dung cần tìm hiểu
Khung tên
- Tên gọi ngôi nhà.
- Tỉ lệ bản vẽ.
Hình biểu diễn
- Tên gọi hình chiếu.
- Tên gọi mặt cắt.
Kích thước
- Kích thước chung.
- Kích thước từng bộ phận.
Các bộ phận
- Số phòng.
- Số cửa đi và số cửa sổ.
- Cácbộ phận khác.
4. Củng cố: (02 phút)
- Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ.
- Hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi sgk.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (02 phút)
- Hướng dẫn học sinh về nhà học bài.
- Ôn tập phần vẽ kỹ thuật.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................
KÝ DUYỆT
Ngày ...... tháng ...... năm .......
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_tuan_7_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs.doc