Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết được nội dung của bản vẽ chi tiết.

2. Kỹ năng: Biết được cách đọc bản vẽ chi tiết đơn giản.

3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học. 

II. Chuẩn bị :

+ Thầy: Bản vẽ ống lót. Bảng phụ. 

+ Trò: Đọc trước bài 9

III. Các bước lên lớp: 

1 Ổn định lớp.     Kiểm tra sĩ số HS   (1 p) 

2. Kiểm tra bài cũ:      (9 p) 

doc 6 trang Khánh Hội 19/05/2023 740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 5 Ngày soạn: 30/8/2018
Tiết: 9 BÀI 9: BẢN VẼ CHI TIẾT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được nội dung của bản vẽ chi tiết.
2. Kỹ năng: Biết được cách đọc bản vẽ chi tiết đơn giản.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học. 
II. Chuẩn bị :
+ Thầy: Bản vẽ ống lót. Bảng phụ. 
+ Trò: Đọc trước bài 9
III. Các bước lên lớp: 
1 Ổn định lớp. Kiểm tra sĩ số HS (1 p) 
2. Kiểm tra bài cũ: (9 p) 
Câu hỏi
Đáp án
Câu 1: Hãy nêu khái niệm về bản vẽ kỹ thuật?
Câu 2: Hãy nêu khái niệm về hình cắt?
Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật:
Bản vẽ KT trình bày các thông tin KT của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.
Khái niệm hình cắt
-Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt.
-Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể. Phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được kẻ gạch gạch
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nội dung bản vẽ chi tiết(18 p) 
GV: Trong quá trình sản xuất, để làm ra một chiếc máy, trước hết phải tiến hành chế tạo các chi tiết của máy sau đó mới lắp ghép các chi tiết đó lại với nhau để tạo thành chiếc máy. Khi chế tạo các chi tiết phải căn cứ vào BVCT.
Cho HS xem BVCT ống lót và đặt câu hỏi.
- Hãy kể một vài vật dụng xung quanh chúng ta do bàn tay con người tạo nên?
- Về cấu tạo, các sản phẩm đó có phải chỉ có liền một khối duy nhất không?
- Để chế tạo các sản phẩm đó, người ta thực hiện như thế nào?
- Nếu các chi tiết bị lắp sai vị trí hoặc sai trình tự thì sao?
- Vậy người công nhân lắp ráp phải có một tài liệu để hướng dẫn trình tự và vị trí lắp các chi tiết máy. Đó là bản vẽ chi tiết.
- Bản vẽ chi tiết là bản vẽ như thế nào, bao gồm những nội dung gì?
Gv: Nhận xét và ghi nd lên bảng.
- Hs lắng nghe
- Bàn ghế, máy quạt điện, ti vi, bóng đèn điện, xe máy
- Các sản phẩm đó do nhiều chi tiết tạo thành.
- Tiến hành chế tạo từng chi tiết máy, sau đó lắp ghép các chi tiết lại với nhau để thành sản phẩm.
- Sản phẩm không hình thành hoặc bị lỗi.
- HS trả lời.
1. Nội dung của bản vẽ chi tiết : 
Bản vẽ chi tiết là tài liệu kỹ thuật gồm các hình biểu diễn, các kích thước và các thông tin cần thiết để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy :
- Hình biểu diễn : Gồm hình cắt, mặt cắt, diễn tả hình dạng và kết cấu của chi tiết.
- Kích thước : kích thước của chi tiết, cần thiết cho việc chế tạo và kiểm tra.
- Yêu cầu kỹ thuật : các yêu cầu kỹ thuật về gia công, xử lý bề mặt
- Khung tên : Gồm tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ, cơ quan chủ quản
Hoạt động : 2 Đọc bản vẽ chi tiết (10 p) 
- Theo em, khi đọc bản vẽ chi tiết, ta cần nắm bắt các thông tin nào?
- Khung tên cung cấp cho ta các thông tin nào?
- Hình biểu diễn cho ta các thông tin nào?
- Yêu cầu kỹ thuật cho ta biết các thông tin nào?
- Hãy áp dụng vào đọc bản vẽ ống lót hình 9.1 trang 31 SGK.
- GV gọi từng HS đọc theo từng bước nêu trên.
- Tên chi tiết, hình dạng chi tiết, kích thước chi tiết
- Tên chi tiết, vật liệu, 
- Cho biết hình dạng của chi tiết.
- Các yêu cầu về kỹ thuật khi gia công xử lý chi tiết. 
- HS đọc theo trình tự và trình bày các thông tin thu nhận được từ bản vẽ.
2. Đọc bản vẽ chi tiết :
Khi đọc bản vẽ chi tiết, ta thường đọc theo trình tự sau :
Trình tự đọc
Nội dung cần tìm hiểu
Khung tên
- Tên gọi chi tiết.
- Vật liệu.
- Tỉ lệ.
Hình biểu diễn
- Tên gọi hình chiếu.
- Vị trí hình cắt.
Kích thước
- Kích thước chung của chi tiết.
- Kích thước các phần của chi tiết.
Yêu cầu kỹ thuật
- Gia công.
- Xử lý bề mặt.
Tổng hợp
- Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết.
- Công dụng của chi tiết.
4.Củng cố: (3 phút)
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK. 
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút)
- Dặn dò, HD HS chuẩn bị bài tiếp theo. (Bài 10) 
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần : 05	 Ngày soạn: 30/8/2018
Tiết: 10
Bài 10: Thực hành : 
ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT ĐƠN GIẢN CÓ HÌNH CẮT
I. MỤC TIÊU: 
1- Kiến thức: Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt.
2- Kĩ năng: Có tác phong nhanh làm việc đúng theo qui trình.
3-Thái độ : Ý thức, thói quen làm việc theo quy trình, cần giữ vệ sinh và tiết kiệm nguyên liệu để góp phần bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ: 
- Thầy:
 + Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.
 + Bản vẽ hình 10.1 sgk. 
- Trò: Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (01 phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra công tác vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (05 phút)
-HS1 : Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng đề làm gì?
-HS2 : Em hãy nêu trình tự độc của bản vẽ chi tiết.
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học. (02 phút)
- Đặt vấn đề.
- Nêu mục tiêu bài học, nội dung và trình tự tiến hành.
-Lắng nghe, suy nghĩ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách trình bày bài làm (07 phút).
- Cho HS đọc phần II và III trong SGK/33, II và III trong SGK/39 để nắm bắt nội dung và yêu cầu thực hành.
- Đọc và nắm bắt thông tin.
I. Chuẩn bị:
-Thước, êke, compa, bút chì.
- Giấy vẽ.
II. Nội dung:
-Đọc bản vẽ chi tiết có hình cắt và ghi các nội dung cần hiểu vào bảng 9.1
III. Các bước tiến hành.
-Kẻ bảng 9.1 sgk.
-Đọc bản vẽ chi tiết có hình cắt.
-Trả lời các câu hỏi ở bảng 9.1..
Hoạt động 3: Tổ chức thực hành, nhận xét (20 phút).
GV: hướng dẫn HS đọc bản vẽ hình 10.1 trang 34.
- Hãy nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết?
- Mỗi phần trên ta cần nắm bắt các thông tin gì?
1. Đọc khung tên :
- Cho HS đọc khung tên và nêu các thông tin nhận biết được.
2. Đọc hình biểu diễn :
- Hãy mô tả hình dạng của vòng đai?
- Vị trí hình cắt của vòng đai như thế nào?
3. Đọc các kích thước :
- Hãy cho biết các kích thước chung (tổng thể) của chi tiết?
- Cho biết các kích thước của các thành phần của chi tiết ? (chiều dày, đường kính lỗ, khoảng cách lỗ)
4. Đọc yêu cầu kỹ thuật :
- Hãy cho biết các yêu cầu kỹ thuật khi gia công chi tiết?
- HS nhắc lại trình tự đọc bản vẽ và yêu cầu của mỗi phần.
- Tên chi tiết : Vòng đệm.
- Vật liệu : bằng thép.
- Tỉ lệ : 1 : 2
- Hình nữa vòng tròn, có hai đai.
- Hình cắt ở hình chiếu đứng.
- Chiều ngang :140mm; rộng : 50mm.
- Bán kính trong : 25mm; đường kính lỗ : 12mm;
dày : 10mm; khoảng cách 2 lỗ : 110mm
- Làm tù cạnh.
- Mạ kẽm.
Gv:Tổ chức thực hành.
- GV hướng dẫn cách trình bày bảng 9.1 trên giấy vẽ A4.
Trình tự đọc
Nội dung cần tìm hiểu
Bản vẽ vòng đai
1. Khung tên
- Tên gọi chi tiết.
- Vật liệu.
- Tỉ lệ.
- Vòng đai.
- Thép.
- 1 : 2.
2. Hình biểu diễn
- Tên gọi hình chiếu.
- Vị trí hình cắt.
- Hình chiếu bằng.
- Hình cắt ở hình chiếu đứng.
3. Kích thước
- Kích thước chung của chi tiết.
- Kích thước các phần của chi tiết.
- 140; 50; R39.
- Đường kính trong 50.
- Chiều dày : 10.
- Đường kính lỗ : 12.
- Khoảng cách hai lỗ : 110.
4. Yêu cầu kỹ thuật
- Gia công.
- Xử lý bề mặt.
- Làm tù cạnh.
- Mạ kẽm.
5. Tổng hợp
- Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết.
- Công dụng của chi tiết.
- Phần giữa chi tiết là nữa ống hình trụ, hai bên hình hộp chữ nhật có lỗ tròn.
- Dùng để ghép nối chi tiết hình trụ với các chi tiết khác.
- GV có thể hướng dẫn HS về cách vẽ, cách sử dụng dụng cụ để vẽ.
- HS trình bày bài làm của mình vào giấy.
- GV nhận xét giờ thực hành.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình dựa vào mục tiêu của bài học.
- GV thu bài làm của HS.
Nhắc nhở HS dọn vệ sinh cho sạch, bảo vệ môi trường. 
IV Nhận xét – đánh giá 
4. Củng cố: (4 phút)
- GV y/c hs thu don dụng cụ, thu bài thực hành của học sinh.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (6 phút)
- Hướng dẫn học sinh về soạn bài 11.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
KÝ DUYỆT

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_tuan_5_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc