Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 25 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I.MỤC TIÊU: 

1-Kiến thức: hiểu được nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điệt - nhiệt, hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng bàn là điện.

2-Kĩ năng: sử dụng bàn là điện, nồi cơm điện 

3-Thái độ: rèn tính tích cực, tự giác tìm hiểu của HS. 

II. CHUẨN BỊ:  

- Thầy:

 + Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.

 + Tranh vẽ, bàn là điện còn tốt và các bộ phận của bàn là, nồi cơm điện.

- Trò: Soạn bài ở nhà. 

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số học sinh.

- Kiểm tra công tác vệ sinh lớp học.

2. Kiểm tra bài cũ: (8 phút)

- HS1: Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt.

- HS2: Nêu những đặc điểm của đèn sợi đốt.

- HS3: Nêu những đặc điểm của đèn ống huỳnh quang.

doc 6 trang Khánh Hội 19/05/2023 1220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 25 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 25 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 25 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 25	 Ngày soạn: 26/01/2018
Tiết: 38. Bài 41, 42: ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN - NHIỆT. BÀN LÀ ĐIỆN
BẾP ĐIỆN - NỒI CƠM ĐIỆN. 
I.MỤC TIÊU: 
1-Kiến thức: hiểu được nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điệt - nhiệt, hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng bàn là điện.
2-Kĩ năng: sử dụng bàn là điện, nồi cơm điện 
3-Thái độ: rèn tính tích cực, tự giác tìm hiểu của HS. 
II. CHUẨN BỊ: 
- Thầy:
 + Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.
 + Tranh vẽ, bàn là điện còn tốt và các bộ phận của bàn là, nồi cơm điện.
- Trò: Soạn bài ở nhà. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra công tác vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ: (8 phút)
- HS1: Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt.
- HS2: Nêu những đặc điểm của đèn sợi đốt.
- HS3: Nêu những đặc điểm của đèn ống huỳnh quang.
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu đồ dùng loại điện nhiệt (15p)
- Gv y/c hs phát biểu tác dụng nhiệt của dòng điện.
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp, nhận xét, đánh giá.
- Năng lượng đầu vào và năng lượng đầu ra của loại đồ dùng điện nhiệt là gì?
- ý kiến khác?
-Gv tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận.
- Gv giới thiệu công thức tính điện trở dây dẫn điện.
- Vì sao dây đốt nóng phải làm bằng chất có điện trở suất lớn và phải chịu được nhiệt độ cao?
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp ,nhận xét, đánh giá, kết luận các yêu cầu kĩ thuật.
- Tái hiện kiến thức.
- Phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Nghiên cứu độc lập.
- Thông báo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi bài.
- So sánh đối chiếu Sgk
- Nghiên cứu độc lập
- Thông báo kết quả như sgk.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi bài.
I. Đồ dùng loại điện nhiệt
1. Nguyên lý làm việc
 Nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện - nhiệt dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
 Dây đốt nóng được làm bằng dây điện trở.
2. Dây đốt nóng
a. Điện trở:
 r . l
 R = 
 S
 + r: điện trở suất dây dẫn (m)
 + l: chiều dài dây dẫn (m)
 + S: tiết diện dây dẫn (m2) 
 + R: điện trở dây dẫn ()
b. Các yêu cầu kĩ thuật
 -Có điện trở suất lớn.
 -Chịu được nhiệt dộ cao.
Hoạt động 2 (17p) Tìm hiểu bàn là điện và nồi cơm điện
- Y/c hs quan sát hình vẽ 41.1, bàn là thực.
- Gv giới thiệu các bộ phận của bàn là.
- Chức năng của các bộ phận?
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận
- Hãy cho biết nguyên lý làm việc của bàn là điện?
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận
- Bàn là có những số liệu kĩ thuật nào? Giải thích ý nghĩa các số liệu kĩ thuật đó.
- ý kiến khác?
- Gv nhận xét, kết luận.
- Bàn là dùng để làm gì? Khi sử dụng bàn là cần chú ý điều gì?
-Ý kiến khác ?
- Nhận xét, giải thích và kết luận.
Y/C HS quan sát hình 42.2 tìm hiểu cấu tạo nồi cơm điện
Nồi cơm điện có những bộ phận chính nào? Làm bằng vật liệu gì? 
Nồi cơm điện có những số liệu kĩ thuật nào? Giải thích ý nghĩa các số liệu kĩ thuật đó.
- Hs quan sát
- So sánh đối chiếu Sgk
- Thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Nghiên cứu độc lập
- Trả lời.
- Nhận xét, bổ sung 
- Lắng nghe, ghi bài.
- Suy nghĩ trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi bài.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Nhận xét, bổ sung
-Lắng nghe, ghi bài.
Quan sát hình 42.2 trong SGK 
Nêu cấu tạo của nồi cơm điện
Suy nghĩ, tìm hiểu SGK để trả lời 
II. Bàn là điện
1. Cấu tạo
a. Dây đốt nóng:
 Được làm bằng hợp kim niken-crom chịu được nhiệt độ cao.
 Được đặt ở rãnh của bàn là và cách điện với vỏ.
b. Vỏ bàn là:
 Gồm đế và nắp:
 -Đế được làm bằng gang hay hợp kim nhôm, được đánh bóng hay mạ crom.
 -Nắp được làm bằng đồng, thép mạ crom hoặc nhựa chịu nhiệt, trên có gắn tay cầm.
2. Nguyên lý làm việc
 Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng toả nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là.
3. Các số liệu kỹ thuật
+Uđm: 127V; 220V
+Pđm: 300W đến 1000W
4. Sử dụng
 Dùng để là quần áo, các hàng may mặc, vải...
 Khi sử dụng cần:
-Đúng điện áp định mức.
-Khi đóng điện không được để mặt đế bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên quần áo.
-Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng loại vải, lụa...
-Giữ gìn mặt đế bàn là sạch và nhẵn.
-Đảm bảo an toàn về điện và nhiệt.
III. Nồi cơm điện: 
1/ Cấu tạo: 3 bộ phận chính
- Vỏ nồi có hai lớp 
- Soong được làm bằng hợp kim nhôm 
- Dây đốt nóng 
2/ Các số liệu kĩ thuật: 
- Điện áp định mức: 127V; 220V
- Công suất định mức: Từ 400W đến 1000W
- Dung tích soong: 0,75l, ... 
3/ Sử dụng: (SGK) 
4. Củng cố: (2 phút)
- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Nhắc lại các kiến thức.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:(2 p) 
- Y/c hs về nhà học bài và soạn bài 44.
- Hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi sgk.
- HD tìm hiểu về bếp điện. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 25	 Ngày soạn: 26/01/2018
Tiết: 39. Bài 44: ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN - CƠ. QUẠT ĐIỆN
I. MỤC TIÊU: 
1-Kiến thức: hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng của động cơ điện một pha.
2-Kỹ năng: cách sử dụng quạt điện.
3-Thái độ: HS hứng thú trong học tập. 
II. CHUẨN BỊ: 
- Thầy:
 + Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.
 + Tranh vẽ, các chi tiết của động cơ điện một pha và quạt điện. (nếu có)
- Trò: Soạn bài ở nhà. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra công tác vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- HS1: Nêu công thức tính điện trở dây đốt nóng và các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng.
- HS2: Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của bàn là điện.
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Nội dung cơ bản 
*Hđ1:Tìm hiểu động cơ điện một pha (15’)
- Y/c hs quan sát hình vẽ 44.1 và động cơ điện 1 pha thực tế.
- Hãy cho biết cấu tạo của động cơ điện 1 pha?
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận.
- Gv giới thiệu các bộ phận 
- Chức năng của các bộ phận?
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận
- Tác dụng từ của dòng điện được biểu hiện như thế nào?
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận.
- Hãy cho biết nguyên lý làm việc của động cơ điện?
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp ,nhận xét, đánh giá, kết luận
- Y/c hs nêu các số liệu kĩ thuật và cách sử dụng của động cơ điện một pha.
- Gv nhận xét, giải thích và kết luận.
- Hs quan sát
- Thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi bài.
- So sánh đối chiếu Sgk
- Thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Nghiên cứu độc lập
- Thông báo kết quả
- Nhận xét, bổ sung.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Lắng nghe, ghi bài.
I. Động cơ điện 1 pha
1. Cấu tạo.
- Stato (phần đứng yên): 
 +Lõi thép: làm bằng lá thép kĩ thuật điện, ghép lại thành hình trụ rỗng, mặt trong có các cực để quấn dây điện từ.
 +Dây quấn: Làm bằng dây điện từ đặt cách điện với lõi thép.
- Ro to (phần quay):
 +Lõi thép: làm bằng lá thép kĩ thuật điện, ghép lại thành khối trụ, mặt ngoài có các rãnh.
 +Dây quấn: kiểu lồng sóc, gồm các thanh dẫn đặt trong các rãnh của lõi thép, nối với nhau bằng vòng ngắn mạch ở hai đầu.
2. Nguyên lý làm việc.
- Khi đóng điện, sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn stato và dòng điện cảm ứng trong dây quấn rô to, tác dụng từ của dòng điện làm cho rô to động cơ quay.
3.Các số liệu kĩ thuật
 -Uđm: 127V, 220V
 -Pđm: 20W đến 300W
4. Sử dụng
 Có cấu tạo đon giản, dễ sử dụng, ít hỏng. Dùng để chạy máy tiện, máy khoan, quạt điện, máy giặt,...
*Hđ3:Tìm hiểu quạt điện (17’)
- Y/c hs quan sát hình vẽ 44.4 và quạt điện.
- Hãy cho biết cấu tạo của quạt điện.
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận.
- Gv giới thiệu các bộ phận 
- Chức năng của các bộ phận?
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận.
- Hãy cho biết nguyên lý làm việc của quạt điện.
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận.
- Khi sử dụng quạt cần chú ý điều gì?
- Nhận xét, giải thích.
- Hs quan sát
- Thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi bài.
- So sánh đối chiếu Sgk.
- Thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Nghiên cứu độc lập
- Thông báo kết quả
- Nhận xét, bổ sung 
- Lắng nghe, ghi bài.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Lắng nghe, ghi bài.
II. Quạt điện
1. Cấu tạo.
 Gồm động cơ điện và cánh quạt.
 Cánh quạt được lắp với trục động cơ. Thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại, được tạo dáng để tạo ra gió khi quay.
2. Nguyên lý làm việc.
 Khi đóng điện vào quạt, động cơ điện quay, kéo cánh quạt quay theo tạo ra gió làm mát.
3. Sử dụng
 Khi sử dụng cần lưu ý: cánh quạt quay nhẹ nhàng, không bị rung, bị lắc, bị vướn cánh.
4. Củng cố: (2 phút)
- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi sgk.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:(4 p) 
- Y/c hs về nhà học bài và soạn bài 45.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KÝ DUYỆT 
Ngày ...... tháng ...... năm 2014
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_tuan_25_nam_hoc_2017_2018_truong_thc.doc